Nhờ chồng chở đi khám thai, anh trả lời một câu khiến tôi uất hận dọn đồ đi khỏi nhà ngay lập tức
Anh còn gắt gỏng nói tôi ích kỉ.
Chuyện đàn ông có bạn bè chẳng còn lạ lẫm gì. Nhưng chồng tôi lại khác và nếu biết trước thế này, tôi đã không chấp nhận làm vợ anh.
Nói về bạn nam, chồng tôi có rất ít và chủ yếu là những người có lòng tự trọng, thương vợ con, ít la cà. Vì thế, chồng tôi cũng là người ít nhậu, tan làm là về nhà phụ vợ chăm con. Nhưng anh lại có một cô bạn gái cực thân từ hồi còn học tiểu học.
Nhà hai người ở sát cạnh nhau. Mẹ chồng tôi còn hay đùa bảo ngày xưa chồng tôi đòi cưới cô bạn ấy làm vợ. Không hiểu sao lớn lên vẫn thân nhau mà không yêu nhau. Chồng tôi cũng bảo với anh, cô ấy chỉ là bạn tri kỉ, không hơn không kém. Dù vậy, anh vẫn dành sự quan tâm đặc biệt đến cô ấy khiến tôi nhiều lần ghen tuông.
Lần đó, tôi khóc cạn nước mắt vì tức giận. (Ảnh minh họa)
Ngày cưới, cô bạn chồng tôi cũng mặc váy cưới trắng, trang điểm kĩ càng. Nếu như cái váy không ngắn, có thể mọi người đã nhầm tưởng cô ấy mới là cô dâu chứ không phải tôi. Đêm tân hôn, cô ấy nhắn tin cho chồng tôi kiểu nửa chúc mừng nửa buồn tủi vì phải chia sẻ anh cho một người phụ nữ khác. Cứ như tôi là người xen vào giữa hai người bọn họ vậy.
Vì sát nhà nên cô ấy thường xuyên đến nhà chồng tôi chơi. Mỗi lần đến, cô ấy đều gọi mẹ chồng tôi là ‘mẹ’, xưng ‘con’. Mẹ chồng tôi cũng xưng hô như thế theo kiểu rất bình thường dù tôi mới chính là con dâu của mẹ.
Tôi có thai đứa con đầu cũng là lúc cô ấy lấy chồng. Mọi người tin được không, bạn thân có chồng thôi mà chồng tôi tặng quà tận 1 cây vàng. Tôi vùng vằng không chịu vì muốn để dành tiền sinh con thì chồng mắng tôi hẹp hòi và vẫn cầm đi. Lần đó, tôi khóc cạn nước mắt vì tức giận.
Video đang HOT
Khi con tôi được hơn 2 tuổi thì cô ấy bỏ chồng về lại nhà cô ấy ở. Khi ly hôn, cô ấy giấu chuyện có bầu nên không ai biết. Thế là chồng tôi đóng vai trò chồng cô ấy luôn. Từ chuyện đi khám thai, dưỡng thai, chồng tôi đều đứng ra lo liệu. Tôi cũng đang mang thai nên anh chẳng khác nào chồng chung của hai người.
Tôi không thể chấp nhận chung chồng như thế cả đời được. (Ảnh minh họa)
Tôi mua cá chép về nấu cháo ăn, anh múc qua cho bạn một tô rõ to. Tôi mua sữa chua ăn, anh lấy mấy lốc đem qua cho cô ấy. Tôi mua hạt óc chó, hạt hạnh nhân, thậm chí sữa bầu, chồng tôi cũng san sẻ bớt đem qua cho bạn ăn. Tôi tức, nói chồng thì anh lạnh nhạt với tôi, không thèm trả lời cũng không thèm quan tâm tôi nữa.
Sáng nay, tôi nói chồng đi làm về sớm chở tôi đi khám thai. Thế mà chồng tôi lại lạnh nhạt nói phải đưa bạn thân đi khám thai rồi. Tôi bực mình, tủi thân thật sự. Tôi hỏi chồng, tôi và bạn anh, ai quan trọng hơn.
Nào ngờ, anh trả lời thế này: ‘Vợ này mất kiếm vợ khác được chứ bạn tri kỉ cả đời chỉ có một’. Anh còn mắng mỏ tôi ích kỉ, hẹp hòi khi phân bì với một người phụ nữ bất hạnh. Tôi sững người, nước mắt rơi mặn chát. Cuối cùng, chồng tôi vẫn coi bạn hơn vợ.
Anh đi làm, tôi thưa chuyện với mẹ chồng rồi bế con gái rời khỏi nhà chồng. Tôi không thể chấp nhận chung chồng như thế cả đời được. Nhưng còn hai đứa con tôi, không lẽ tụi nhỏ không có bố sao? Tôi nên chọn con đường nào cho đúng đây? Liệu đứa bé kia có phải con chồng tôi không?
Theo netnews.vn
Gửi con, cô gái đã từng là con dâu của mẹ!
Con dâu, cho mẹ được gọi con như thế, dù bây giờ và mãi về sau con đã không còn là con dâu của mẹ. Cuộc hôn nhân của các con đứt gánh giữa đường, người làm mẹ như mẹ đây thật lòng không hề mong muốn.
Nhất là vào những ngày cuối năm này, khi nhà nhà đang chuẩn bị tấp nập sum vầy, mẹ ngồi một mình và bỗng nghĩ về con, nhớ, thương xem lẫn với đôi niềm hối hận.
Con về làm dâu mẹ khi tuổi đời còn rất trẻ. Như nhiều bà mẹ chồng khác, mẹ tìm cách uốn nắn con ngay từ khi mới về nhà. Mẹ có chút khắt khe bởi mẹ cũng giống các bà mẹ chồng thường tình, muốn con dâu sớm vào nếp nhà quy củ.
Bao lần mẹ nói lời nặng nhẹ, bao lần con ấm ức tủi hờn, không phải mẹ không biết. Nhưng rồi mẹ thấy con đã biết lắng nghe hơn, biết lo toan hơn và giỏi giang hơn trong những việc cửa nhà mà ngày mới về con vụng về non nớt. Mẹ nhớ những năm tết đến xuân về, quê con ở xa, thường thì không năm nào con cũng về thăm được. Bản thân mẹ tết nhất cũng muốn con cháu sum vầy cạnh bên.
Mẹ viện đủ lý do, nào chồng con là trai trưởng trong nhà phải chu toàn tết nhất, nào là cháu còn nhỏ đi xa trời mưa lạnh dễ ốm đau. Có năm con định về quê rồi lại chần chừ thôi không về nữa.
Những đêm giao thừa, khi cả nhà vui vẻ chúc tụng, mẹ để ý thấy con không vui. Con ra ngồi ngoài thềm, gọi điện về nhà mừng tuổi bố mẹ, rồi con vào phòng nằm khóc. Mẹ biết hết nhưng vẫn ích kỉ nghĩ: Con gái lấy chồng thì phải lo cho nhà chồng, lẽ thường có gì đâu mà hờn tủi.
Rồi cuộc hôn nhân các con lục đục vì chồng con ham vui dính vào gái gú. Mẹ là đàn bà, mẹ cũng rất căm ghét thói trăng hoa của đàn ông. Nhưng là mẹ, mẹ phải dùng mọi cách để hôn nhân các con không tan vỡ. Mẹ thủ thỉ khuyên con đàn bà phải biết bao dung, cho chồng cơ hội là cho mình cơ hội, rồi còn tương lai con cái mình nữa chứ. Nhưng con đã không tha thứ được, và hai đứa chia tay.
Ngày con xếp quần áo đồ đạc rời khỏi nhà, mẹ đứng nhìn con, lòng hụt hẫng như đã đánh mất một điều gì to lớn lắm. Bốn năm làm dâu, không phải lúc nào con cũng sai, không phải lúc nào mẹ cũng đúng. Nhưng mẹ đã hi vọng chúng ta sẽ dần hiểu nhau hơn, thương yêu nhau hơn để cùng sống chung dưới một mái nhà đầm ấm. Ngày các con ra tòa, mẹ ở nhà ôm cu Bi mà khóc. Mẹ đã không cố tìm cách để bảo chồng con phải giành quyền nuôi cu Bi, chồng con thực sự không đủ tư cách để nuôi dưỡng con trai bằng con. Có bao giờ con hiểu vì sao hôm đó mẹ khóc nhiều như vậy hay không?
Năm nay, em con lấy chồng rồi. Nó vừa gọi điện về nhà, vừa nói vừa khóc bảo năm nay là tết đầu tiên ở nhà chồng chắc không về được. Mẹ nghe xong, vừa nhớ nó, vừa nhớ con. Từ ngày lấy chồng nó ít về, mẹ đã mong ngóng lắm vào dịp tết. Vậy mà giờ nó bảo nó không về thì mẹ biết phải làm sao. Con gái lấy chồng thì phải lo cho nhà chồng trước tiên, mẹ từng bảo với con như vậy mà bây giờ sao cứ thấy buồn nhiều như thế.
Và mẹ nhận ra mẹ đã từng là bà mẹ chồng rất ích kỉ. Mẹ hiểu vì sao những đêm giao thừa con thường đi ngủ sớm, hiểu vì sao mắt con đỏ hoe vào những lúc cả gia đình đang rôm rả vui vầy. Những lúc đó là con nhớ quê, nhớ nhà, nhớ mẹ cha mình. Bởi vì con biết những lúc đó mẹ cha con chắc chắn đang nhớ mong con nhiều lắm. Mẹ ích kỉ chỉ muốn nhà mình vui mà quên đi mẹ cha con cũng muốn được sum vầy.
Tháng trước con gọi điện cho mẹ, nói năm nay con đưa cu Bi về ngoại ăn tết. Lúc đó mẹ cũng ậm ừ cho qua. Mẹ không có quyền gì để cấm con nữa rồi, mẹ cũng không đòi con phải cho cu Bi ở lại. Vì mẹ biết, từ khi sinh ra nó chưa một lần được đón giao thừa ở nhà ông bà ngoại. Năm nay được về nhà, chắc niềm vui con đã không trọn vẹn vì không có chồng ở bên. Mẹ rất tiếc, cũng rất buồn.
Mẹ sẽ nhớ lắm những tết đã đi qua, những khi hai mẹ con mình cùng đi chợ sắm sửa, cùng vào bếp làm mâm cơm giao thừa, cùng chộn rộn làm việc này việc nọ. Mẹ nhớ những vụng về của con, nhớ tiếng con cười, nhớ cả khi con khóc. Nhớ và thương lắm. Năm nay chỉ còn mỗi mình mẹ lủi thủi bếp núc chắc chắn sẽ rất buồn.
Con làm dâu mẹ là một cái duyên, tiếc rằng duyên của chúng ta quá ngắn. Con trai mẹ sai thì nó phải gánh hậu quả, mẹ chỉ tiếc một điều giá mà mẹ đã tốt với con hơn, gần gũi và hiểu con nhiều hơn để những ngày con làm dâu đỡ buồn đỡ tủi.
Nhưng không sao rồi, con nhỉ. Con dám từ bỏ người chồng không ra gì là vì con đã đủ mạnh mẽ. Chồng con từ ngày ly hôn bỗng trở nên trầm lặng, nó luôn hối hận vì việc mình làm, thậm chí đôi lần mẹ thấy nó khóc vì nhớ con, nhớ cu Bi, nhất là những lúc say. Đàn ông, có gan làm thì có gan chịu, dẫu cái giá phải trả cho những sai lầm đôi khi đắt quá phải không con?
Mẹ mong con năm mới thật nhiều sức khỏe, để sống thật vui và lo cho cháu nội của mẹ nữa. Có thể con trai mẹ không tốt nhưng không phải tất thảy đàn ông đều xấu xa, nếu có cơ hội hãy mở rộng lòng mình ra mà đón nhận yêu thương con nhé.
Mẹ luôn mong con sẽ gặp được một người đàn ông tốt, và cả một bà mẹ chồng tốt hơn mẹ. Mong sớm đến ngày mẹ lại được thấy con lên xe hoa.
Nguyễn Hà
Theo dantri.com.vn
Gửi những đấng mày râu trọng bạn hơn vợ Đi làm, giao tiếp xã hội đàn ông phải đi nhậu là chuyện bình thường. Thế nhưng nhiều người xem bạn nhậu là anh em, chiến hữu, tri kỷ và thậm chí còn coi trọng họ hơn cả vợ con ở nhà. Lâu lắm, tôi mới có dịp gặp lại Hạnh - cô bạn thân hồi đại học. Mấy năm không gặp, bao...