Nhớ cháo lòng ngày mưa
Có người từng ví làn khói nghi ngút từ nồi cháo lòng tựa như dòng khí quyển đúng chất Sài Gòn. Không xuất hiện ở những nơi xa hoa, cũng không hẳn là một món để tự nấu ở nhà, mà chỗ của cháo lòng là những góc phố, lề đường thân quen…
Lòng heo luôn là món khoái khẩu của người Việt – Ảnh: Giang Hương
Với người phương Tây thì lòng heo là thứ không nên ăn vì có nhiều cholesterol, có chăng ruột heo được cán mỏng ra để làm vỏ bọc xúc xích. Nhưng lòng heo với người Việt lại là một món khoái khẩu. Người dân ở các miền quê Việt Nam làm việc chân tay nhiều nên chẳng lo béo phì, những độ giòn sừn sựt khác nhau của dĩa lòng phù hợp với văn hóa của Việt là món ăn phải tạo ra tiếng kêu mới thú vị.
Tôi nhớ mãi món cháo lòng của bà ngoại vào những dịp 30 Tết khi xưa. Vào ngày này mỗi năm, bà tôi thường nhờ các cậu làm thịt một con heo lang đen (loại này đã gần như tuyệt chủng ở Việt Nam, nhưng vẫn tồn tại ở Mỹ như là heo cảnh vì họ mang giống từ Việt Nam qua), đây là loại heo cho thịt ngon nhất và nuôi mãi cũng chỉ lớn chừng 30 kg là tối đa. Vì thịt của loại heo này thơm ngon hơn hẳn nên nước luộc đủ loại xương xẩu hầm kỹ, tai, đầu, lòng, gan cho ra một thứ nước dùng tuyệt tác. Thả vào vài nắm gạo rồi để củi đun liu riu, ngồi bên bếp lửa ấm áp mà ăn trong lúc trời mưa mới thấy cháo lòng là món ăn nhớ đời bậc nhất.
Về món cháo lòng phía Bắc, Vũ Bằng trong quyển “Món ngon Hà Nội” (xuất bản năm 1960) khẳng định: “Ông Tây nhứt định là không biết ăn lòng lợn, tiết canh rồi, còn ông Tàu thì chỉ biết độc có một món là làm thành “lù mỵ” cặp vào bánh mì ăn hay lấy một que tăm xiên từng miếng nhắm vào tới ba xị đế. Không ngon, ăn như thế không thể nào ngon được. Cái tiết canh, cháo lòng của ta chính ra là một món ăn rất bình dân, mọi lớp người trong xã hội đều có thể ăn chơi thong thả, nhưng trái lại, lại là một thức ăn thanh lịch vào bực nhất”.
2 trường phái dồi chiên – dồi luộc ăn chung vẫn ngon như thường – Ảnh: T.N
Vũ Bằng cho rằng người Hoa vốn không có món cháo lòng. Tuy nhiên, ở Sài Gòn có món cháo Tiều của người Triều Châu bán trên đường Hồng Bàng (Q.6) lại ăn kèm với lòng heo và cải chua (cho bớt béo), tương tự như món hủ tiếu hồ cũng của người Tiều mang đến Sài Gòn.
Một blogger từng chia sẻ: “Theo làn khói nghi ngút kia, cháo lòng là khí quyển đúng chất Sài Gòn. Không thấy cháo lòng xuất hiện trong nhà hàng sang trọng, trong tiệc buffet chen chúc. Không bà nội trợ nào thết chồng con bằng món cháo lòng cả. Món khoái khẩu này là món ăn chơi ăn bời, ăn ngả ngớn xì xụp ở một góc phố, lề đường nào đó. Không chỉ ăn bằng miệng, mà còn no mắt, đầy tai với không khí của Sài Gòn quanh ta”.
Hình như Sài Gòn có ít quán còn giữ đúng phong vị cháo lòng miền Nam. Người Sài Gòn đi xa có thể nhớ về hủ tíu, bánh canh, bánh mì, đôi khi là phở, còn cháo lòng hình như nằm ở đâu đó trong ký ức xa xôi… Mà thôi, dù là phiên bản nào đi nữa, cũng là một món ngon để mà tận hưởng trong những ngày đầu mùa mưa của Sài Gòn.
Video đang HOT
Theo SGAT
'Thế giới' cháo ở Sài Gòn
Cháo rất phổ biến ở Sài Gòn, đủ loại từ bình dân như cháo lòng, cháo mực, cháo bò viên... đến đắt tiền như cháo bào ngư...
Bạn có thể dễ dàng thưởng thức món ăn này ở bất cứ con đường nào và vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày.
1. Cháo lòng
Đây là món ăn bình dân của người Sài Gòn. Có giá khá mềm, những bát cháo vẫn đầy đủ các thành phần như lòng lợn, gan, dồi, lưỡi, thịt nạc, xương... Tất cả nguyên liệu được chần qua nước sôi trước khi cho vào bát cháo nóng hổi, bên trên rắc một ít hành, ngò rí, tiêu...
Cháo lòng là món ăn bình dân rất nổi tiếng ở Sài Gòn. Ảnh: Khánh Hòa.
Một bát cháo lòng tạo cảm giác vừa miệng khi có lòng non trắng nõn, đặc, giòn và hơi dai, dồi rán giòn vàng, cuống họng có rất nhiều sụn ăn sần sật mà không quá béo. Bên cạnh đó, bát cháo có thể thêm giò, quẩy để tạo cảm giác không bị ngấy. Bạn cũng có thể gọi một đĩa lòng để ăn thêm.
2. Cháo cá miền Tây
Món ăn dân dã, đặc trưng của vùng sông nước miền Tây. Nguyên liệu nấu món này gồm cá lóc đồng và rau đắng. Cá lóc đồng sau khi làm sạch, đem luộc chín, lột da và lấy hết xương, thịt cá trắng tinh được xếp gọn gàng trên đĩa.
Thành phần làm nên gia vị cho món ăn là rau đắng. Người dân miệt vườn khi ăn món này chỉ cần đi một vòng trong vườn nhà là có đủ một rổ rau đắng tươi thơm ngon. Múc cháo ra bát, cho vào ít thịt cá lóc và thưởng thức với đĩa rau đắng tươi ngon. Bạn có thể nêm thêm một tí nước mắm, một lát chanh để món ăn thêm đậm đà, ngon miệng.
3. Cháo bò viên
Bò viên là thành phần chính của món ăn. Ngoài ra, trong bát cháo còn có tiết lợn và giò chéo quẩy. Bưng bát cháo nghi ngút khói, cho vào một ít tiêu, giá tươi và hành ngò, kèm với đó là một chén gừng tươi thái sợi và một chén tương đen để chấm bò viên, bạn sẽ thực sự hài lòng.
Theo những tín đồ mê món ăn này thì phần hấp dẫn nhất của tô cháo chính là bò viên. Những miếng bò viên thơm, dai, giòn sần sật hòa với vị tương đen càng tăng thêm sự khác biệt cho món ăn.
4. Cháo trắng
Cháo trắng hấp dẫn thực khách bởi nó dễ ăn và vì sự phong phú của các nguyên liệu ăn kèm. Rất nhiều thức ăn cho bạn chọn lựa, từ trứng vịt muối, cá kho, đến chà bông, tép rang, dưa mắm... khách miền Trung ưa mặn chọn dưa mắm hoặc trứng vịt muối, người miền Nam thích ngọt đã có lọ đường và đĩa cá cơm kho...
Ở Sài Gòn, cháo trắng thường tập trung hình thành nên những con phố nổi tiếng như: Nguyễn Tri Phương, Hải Thượng Lãn Ông (quận 5), ngã tư Hàng Xanh (quận Bình Thạnh), khu vực đường Hoàng Văn Thụ (quận Phú Nhuận), ngã tư Bảy Hiền (quận Tân Bình)... Những hàng quán này luôn đông khách cho dù là 2-3h sáng.
5. Cháo ốc thập cẩm
Cháo ốc thập cẩm là món ăn ngon miệng và bổ dưỡng, sự kết hợp hài hòa giữa hương vị các loại sò, ốc đem lại cho người ăn sự hài lòng khi thưởng thức. Ốc nấu cháo được lựa chọn từ những loại ốc rất ngon miệng và nổi tiếng như: ốc mặt trăng, vú nàng, sò vằn, nghêu...
Cháo ốc thập cẩm hấp dẫn người ăn bởi hương vị thơm ngon của nó. Ảnh: Khánh Hòa.
Bát cháo ốc nghi ngút khói cùng hương thơm quyến rũ kích thích từng vị giác của bạn. Trong cái hơi se lạnh của khí trời ngày mưa, còn gì tuyệt vời hơn khi được ngồi bên bát cháo nóng hổi, húp từng thìa cháo cảm nhận cái đậm đà, cái ngọt của thịt ốc đang lan dần trong miệng.
6. Cháo mực
Đây là món ăn phổ biến của người miền Trung và miền Tây Nam Bộ. Có hai nguyên liệu chính dùng để chế biến cháo mực là mực tươi và mực khô. Thường người bán chọn mực khô để bảo đảm tiêu chí đầu tiên của món ăn này là rẻ.
Cháo mực rất dễ ăn và lành tính, bạn có thể ăn vào buổi sáng hay chiều tối đều được. Ngoài ra, những lúc trong người cảm thấy mệt mỏi, tô cháo mực thanh đạm, ấm vị gừng sẽ làm bạn tỉnh táo và ngon miệng.
7. Cháo bào ngư
Bào ngư là một trong những đặc sản quý hiếm của biển, được chế biến thành nhiều món ăn ngon như: cơm bào ngư, súp bào ngư, mì xào bào ngư, cháo bào ngư... Mỗi món đem đến cho người ăn một hương vị thơm ngon và bổ dưỡng khác nhau. Cháo bào ngư là món ăn được nhiều người ưa thích vì không mất nhiều thời gian chế biến nhưng rất ngon miệng và bổ dưỡng.
Đây là món ăn cao cấp nhưng rất bổ dưỡng cho sức khỏe. Ảnh: Khánh Hòa.
Cháo bào ngư có mùi thơm ngon và rất bổ dưỡng, có tác dụng trong việc tăng khí, hạ nhiệt, bổ thận, chống suy nhược cơ thể, bên cạnh đó còn có tác dụng bổ mắt, tráng dương, tăng cường sinh lực cho phái mạnh.
Ngoài ra, các loại cháo như cháo gà, cháo nghêu, cháo bò, cháo sườn... cũng rất ngon miệng và được nhiều người thích.
Khánh Hòa
Theo VNE
4 món cháo quen thuộc của Sài Gòn Nổi bật nhất phải kể đến món cháo cá miền Tây với cách bài trí và thưởng thức "y xì" món lẩu, song lại lưu luyến ở vị thanh đạm của cháo. Cháo lòng Thuộc típ món dễ ăn, dễ tìm, cháo lòng luôn được nghĩ đến đầu tiên nếu ai đó muốn đổi món. Nấu cháo lòng không khó, song nấu thế...