Nhờ cầu sập nên lính xe tăng được bữa đặc sản Quảng Ngãi “ngoài sức tưởng tượng”
Đối với lính xe tăng khi hành quân đường dài thì vấn đề bảo đảm cầu đường là cực kỳ quan trọng, thậm chí có ý nghĩa quyết định đến khả năng hoàn thành nhiệm vụ của đơn vị nữa.
Chính vì vậy, sau khi hai tiểu đoàn xe tăng bơi nước xuất phát đúng 1 tuần thì ngày 14 tháng Tư năm 1975 Tiểu đoàn 1 trang bị xe tăng hạng nặng của Lữ đoàn 203 mới lên đường tiến về phía nam.
Tuy nhiên việc khắc phục các cây cầu bị đánh sập diễn ra rất chậm. Hầu hết chỉ được thay bằng cầu Ben-lây- một loại cầu dã chiến của Mỹ, có trọng tải chỉ 8 tấn nên xe tăng hạng nặng với trọng lượng 36 tấn không thể đi qua.
Cầu Mộ Đức, Quảng Ngãi cũng trong tình trạng như vậy. Trong lúc chờ công binh làm ngầm, Tiểu đoàn xe tăng 1 dạt vào mấy thôn bên đường Quốc lộ 1 phía bắc cầu.
Thần tốc tiến về phương Nam. Ảnh tư liệu.
Sao một tiểu đoàn mà có từng ni quân thôi à?
Tháng Tư, cả dải đất miền Trung nắng như đổ lửa từ sớm. Được lệnh dừng xe, các chú voi sắt tận dụng mọi bóng cây để tìm chút hơi mát. Còn các chiến sĩ xe tăng lại ai vào việc nấy: tranh thủ kiểm tra kỹ thuật xe và tranh thủ nghỉ ngơi. Như thường lệ, các chiến sĩ nạp đạn lại toòng teng đồ nghề đi tìm chỗ nấu cơm cho kíp xe. Đúng lúc đó, có thông báo từ trên truyền xuống: “Hôm nay các đơn vị không phải nấu cơm! Các Mẹ chiến sĩ địa phương sẽ úy lạo bộ đội.” Thật là một tin tốt lành. Các chiến sĩ phấn khởi hẳn lên.
Không phải nấu cơm, các công việc khác cũng đã xong các chiến sĩ tản vào các nhà dân xung quanh nghỉ ngơi và trò chuyện. Thì ra họ đang dừng chân trên đất Mộ Đức, Quảng Ngãi.
Mộ Đức là một vùng quê có truyền thống cách mạng từ lâu đời, là quê hương của Thủ tướng Phạm Văn Đồng và nhiều chí sĩ cách mạng khác. Với truyền thống đó, bao năm qua bà con ở đây một lòng một dạ hướng theo cách mạng, đấu tranh rất kiên cường với kẻ địch.
Vì vậy, hôm nay nghe tin có một tiểu đoàn xe tăng hành quân qua đang nghỉ lại chờ khắc phục cầu, Hội mẹ chiến sĩ tổ chức đến uý lạo và khao quân. Các chiến sĩ rất ngạc nhiên sao vừa mới giải phóng mà đã có tổ chức này. Quả thật đây là một vùng quê có truyền thống cách mạng!
Giải phóng Đà Nẵng.
Gần trưa, ba chiếc xe lam chở cơm và thức ăn đến vị trí tập trung của ba đại đội. Đến với đại đội Bốn là hai bà má đã ngoài sáu mươi, dáng người nhỏ thó nhưng còn khá khoẻ mạnh.
Dưới cái nắng trưa gay gắt hai má xăng xái chia cơm, thức ăn vào những bộ xoong chậu quân nhu do các xe mang tới. Chia xong rồi mà chưa hết một nửa cơm và thức ăn, các má giục gọi tất cả ra lấy cơm cho nóng.
Khi biết tất cả đã lấy đủ cơm, hai má ngẩn ra rồi khóc. Các chiến sĩ trẻ xúm vào dỗ dành mãi hai má mới hết khóc. Hỏi sao má lại khóc thì một má trả lời:
“Nghe nói có một tiểu đoàn dừng ở đây. Các má nghĩ là phải đến vài trăm quân. Quỹ của các má chỉ có hạn nên đành phải kho cá, nấu canh chua mới đủ. Biết bọn mi có một dúm thế ni, các má sẽ mua hẳn con heo để khao”.
Video đang HOT
Nói rồi bà chửi yêu: “Mồ tổ bọn bay! Hôm nay làm má ế cơm”.
Má không biết chứ! Với chúng con đây là bữa cơm ngon nhất đấy!
Vậy là đã rõ! Các má cứ nghĩ một tiểu đoàn sẽ đông lắm. Ít ra phải ba, bốn trăm quân. Các má đã phải bàn bạc mãi để có bữa ăn này với số vốn ít ỏi của mình. Má có ngờ đâu tiểu đoàn xe tăng lại ít quân đến thế – chưa đầy một trăm!
Nhưng các má đâu có biết, đó lại là bữa cơm ngon nhất của những chàng lính trẻ.
Thức ăn các má chuẩn bị để khao quân hôm đó gồm cá biển kho, canh chua cá lóc và rất nhiều rau sống. Cái thứ rau sống của người Quảng Ngãi cũng thật lạ. Đó là một hỗn hợp của rất nhiều thứ: rau muống chẻ, rau má, rau diếp cá, ruột cây chuối thái mỏng và đặc biệt nhất là có cả những lát mỏng mít xanh…
Bộ đội xe tăng huấn luyện. Ảnh minh họa.
Mỗi thứ một vị khác nhau: rau muống giòn sần sật, rau má ngăm ngăm đắng, rau diếp cá chua chua, mít xanh thì chan chát và ruột cây chuối thì ngọt lịm… Tất cả rất khác nhau song lại hòa hợp với nhau thật hài hòa.
Sau gần một tháng hành quân, chiến đấu liên miên. Thức ăn quanh đi quẩn lại chỉ có lương khô, thịt hộp, canh đỗ xanh… nay trông thấy canh chua và rau sống các chiến sĩ như “buồn ngủ gặp chiếu manh”. Chỉ cần đợi khẩu lệnh “Thôi ăn đi!” phát ra là ăn như rồng cuốn.
Nhìn cánh lính trẻ ăn ào ào như người đói khát lâu ngày, hai má ngồi bỏm bẻm nhai trầu, vẻ mặt đầy mãn nguyện như hai người mẹ được đón những đứa con mình dứt ruột đẻ ra trở về dưới mái nhà mình.
Chia tay những người mẹ Mộ Đức lên đường, các chiến sĩ trẻ lòng đầy lưu luyến. Các má không biết đâu! Với chúng con, đây là bữa cơm ngon nhất mà chúng con được ăn từ ngày vào chiến trường đấy. Mà không phải chỉ vì thức ăn ngon đâu!
(Theo Thời đại)
Biên giới tháng 2 năm 1979
Rạng sáng 17/2/1979, Trung Quốc bất ngờ đưa hơn nửa triệu quân cùng hàng nghìn xe tăng, xe cơ giới tràn qua biên giới Việt Nam, đồng loạt tấn công 6 tỉnh phía Bắc từ Pa Nậm Cúm (Lai Châu) đến Pò Hèn (Quảng Ninh) trên chiều dài 1.200 km.
Báo Quân đội nhân dân đăng "4 giờ 17 phút ngày 17/2/1979, giữa lúc nhân dân Hoàng Liên Sơn đang ngủ ngon thì bất thình lình hàng loạt đạn đại bác từ phía Bắc giội tới làm khắp biên giới bốc lửa ngùn ngụt. Hàng loạt quả đại bác thi nhau trút xuống thị xã Lào Cai, Cốc Lếu, nhằm thẳng các cơ quan, khu công nghiệp...".
Các tỉnh nằm trong vòng chiến sự gồm Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh (Xem đồ họa).
Hình ảnh thị xã Cao Bằng bị quân Trung Quốc bắn phá tan hoang do nhiếp ảnh gia Trần Mạnh Thường ghi lại. Khi đó, ông là cán bộ phòng biên tập ảnh của Nhà xuất bản Văn hóa được tăng cường lên biên giới phía Bắc cuối năm 1978. Từ lúc chiến sự xảy ra đến đầu tháng 3/1979, ông theo chân công an vũ trang đi khắp chiến trường Cao Bằng, ghi lại những hình ảnh chân thực của cuộc chiến 38 năm trước bằng một chiếc máy ảnh và 20 cuộn phim.
Bất ngờ trước sự tấn công của quân Trung Quốc, người dân thị xã Cao Bằng ngược đường quốc lộ, băng rừng di tản về hướng Bắc Kạn, Thái Nguyên. Giữa dòng người tản cư có hai chị em cõng nhau chạy nạn. Hai đứa trẻ vừa đói, vừa mệt nhưng cũng không dám nghỉ ngơi. Nhiều năm qua, ông Trần Mạnh Thường vẫn hy vọng gặp lại hai chị em trong bức ảnh.
Cô bộ đội bế bé gái theo mẹ đi tản cư tại chân cầu Tài Hồ Sìn (Hòa An, Cao Bằng). Mẹ của bé trúng đạn quân Trung Quốc bị thương nặng, được bộ đội đưa về tuyến sau. "Tình hình khi ấy rất khẩn trương, ai cũng hoang mang vì không nghĩ Trung Quốc lại đưa quân tràn qua bắn phá", ông Thường kể.
Từ ngày 17/2/1979 đến 18/3/1979 khi Trung Quốc rút quân, nhiều bản làng dọc biên giới phía Bắc bị tàn phá nặng nề. Đạn pháo tầm xa phá hủy nhà cửa, trường học, bệnh viện, cầu cống, người dân bị giết hại.
Cầu sông Bằng (Cao Bằng) bị quân Trung Quốc đánh sập.
Nhà trẻ thị xã Cao Bằng chỉ còn là đống đổ nát.
Trâu bò bị giết dọc đường quân Trung Quốc đi qua.
Anh Nông Văn Ất ở xã Hưng Đạo (Cao Bằng) bật khóc khi trả lời phỏng vấn báo chí nước ngoài về cái chết của vợ con. Chị Nguyễn Thị Hải, vợ anh đang mang bầu 6 tháng cùng bốn đứa con, lớn nhất 10 tuổi, nhỏ nhất 3 tuổi đều bị giết chết rồi ném xuống giếng.
Chị Nông Thị Ty, người dân thôn Tổng Chúp, xã Hưng Đạo còn sống sót sau trận càn quét của quân Trung Quốc trả lời nhà báo Tiệp Khắc. Tại thôn này, 43 dân thường gồm người già, trẻ em, phụ nữ mang thai bị giết hại.
Chiến tranh biên giới phía Bắc nổ ra khi các quân đoàn chủ lực Việt Nam đang làm nhiệm vụ quốc tế, truy quét quân Khmer Đỏ ở Campuchia. Tổng lực lượng phòng thủ của Việt Nam trên toàn tuyến biên giới lúc này khoảng 50.000 quân, chủ yếu bộ đội địa phương, công an vũ trang và dân quân tự vệ.
Đối đầu với đội quân đông gấp 12 lần được yểm trợ bởi hỏa lực mạnh, quân dân các dân tộc 6 tỉnh biên giới phía Bắc chủ động tổ chức chiến đấu ngay tại chỗ cầm chân quân Trung Quốc trong khi chờ quân chủ lực.
Bộ Quốc phòng Việt Nam gấp rút điều động các sư đoàn bộ binh quân khu từ tuyến sau lên, quân chủ lực từ chiến trường Tây Nam trở về tham chiến.
Xác xe tăng Trung Quốc bị bắn gục tại bản Sẩy (Hòa An, Cao Bằng). Bộ đội bám trụ từng hốc suối, bìa rừng, đánh bật quân Trung Quốc lùi dần về phía đường biên. Báo Quân đội nhân dân số Thứ Sáu, ngày 23/2/1979 đăng "Trong 5 ngày (từ 17 đến 21/2), quân dân các tỉnh biên giới diệt 12.000 địch, diệt và đánh thiệt hại nặng 14 tiểu đoàn, bắn cháy, phá hủy 140 xe tăng, xe thiết giáp, thu nhiều súng và đồ dùng quân sự".
Súng chống tăng DKZ, đạn B41, súng trung liên, đại liên của quân Trung Quốc bị bộ đội Việt Nam thu được.
Để huy động sức người, sức của cho công cuộc cứu nước, ngày 5/3/1979, Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng ký sắc lệnh 29 - LCT ra lệnh tổng động viên trên cả nước. Hàng vạn thanh niên các tỉnh biên giới và toàn quốc nhanh chóng ghi danh nhập ngũ.
Đất nước chuyển mình vào cuộc kháng chiến mới. Hàng hóa nhanh chóng được chi viện cho chiến trường phía Bắc.
Các thiếu nữ dân tộc Tày chuyển lương thực cho bộ đội.
Khi lệnh Tổng động viên được ban bố ngày 5/3, Trung Quốc tuyên bố rút quân vì đã "hoàn thành mục tiêu chiến tranh". Tuy nhiên, suốt 10 năm (1979-1989), chiến sự vẫn tiếp diễn ở biên giới phía Bắc, khốc liệt nhất là mặt trận Vị Xuyên (Hà Giang).
Hoàng Phương
Ảnh: Trần Mạnh Thường
Theo VNE
Việt Nam tiếp tục cải tiến xe tăng T-55, tự hành hóa pháo cối cỡ nòng lớn Bài viết "Làm chủ công nghệ bảo đảm kỹ thuật xe ô tô quân sự" đăng trên báo Quân đội Nhân dân đã cung cấp nhiều thông tin thú vị về các dự án cải tiến vũ khí của Việt Nam. Viện Kỹ thuật cơ giới quân sự là một trong những đơn vị dẫn đầu về công tác khoa học - công...