Nho biển Trường Sa
Trường Sa, giữa bốn bề là sóng biển mênh mông, một sắc xanh bao phủ khắp đảo.
Xen lẫn giữa những cây phong ba, bàng vuông đầy sức sống là cây tra cao lớn, hiên ngang trước bão tố, mưa biển. Những người lính Trường Sa đã đặt cho cây tra một cái tên thân thương là ‘cây nho biển’.
Hương vị của biển Trường Sa
Ở tất cả các điểm đảo tại quần đảo Trường Sa, cây bàng vuông, phong ba vốn là biểu tượng đã in sâu trong tâm trí nhiều người. Khi cùng đoàn công tác của hải quân vùng 4 đến với Trường Sa, hầu hết những người lần đầu đến với Trường Sa đều cảm thấy sự vừa lạ mà lại vừa thân thuộc với cây tra, loài cây được trồng phổ biến khắp trên các đảo. Dù ở ngoài bãi cát mặn hay trên những mảng bê tông xám xanh, người ta vẫn thấy cây tra có sức sống mạnh mẽ buông tỏa bóng mát khắp toàn đảo. Dù nơi đảo xa quanh năm bão táp, muối biển mặn mòi nhưng loài cây này vẫn sinh trưởng, phát triển kiên cường, tạo nên màu xanh thắm đầy sức sống giữa trùng khơi mênh mông. Với những chùm quả sai trĩu, hình dáng giống hệt những chùm nho ở đất liền, nên từ lâu, cán bộ, chiến sỹ trên đảo đã gọi cây tra với cái tên thân thương là cây nho biển.
Trung tá Nguyễn Văn Quang (Chỉ huy trưởng đảo Sinh Tồn) cho biết, không biết từ bao giờ, tại các đảo nổi như: Sinh Tồn, Phan Vinh A… đã xuất hiện cây tra. Loại cây này qua thời gian thử thách đã sinh trưởng, phát triển tốt và phù hợp với điều kiện khí hậu khắc nghiệt nơi biển đảo.
Thoạt nhìn, cây bàng vuông và cây tra có những nét khá tương đồng. Lá của hai cây khá dầy, cứng cáp và mạnh mẽ. Nhưng thay vì tròn như bàn tay xòe ra mạnh mẽ của cây tra thì cây bàng vuông lá thuôn dài như lưỡi đao cứng cáp. Cây tra ngày càng được trồng phổ biến trên các đảo thuộc quần đảo Trường Sa. Đây là loài cây tán rộng và cao hơn cây bàng, lá gần giống với lá sen, mịn và không có lông tơ. Phiến lá phía trên có màu xanh, phiến lá phía dưới có màu tím phớt.
Theo lời các cán bộ, chiến sĩ thì lá tra ở trên đảo được xem như một loại rau và có mặt trong bữa ăn hàng ngày. Thứ lá này thường được dùng để ăn kèm với thịt luộc, cá hấp… Đây cũng là nguồn rau xanh quan trọng trên đảo. Nụ hoa tra nhỏ li ti mang màu trắng tinh khôi của biển cả, xen lẫn giữa những tán lá xanh biếc màu trời. Thông thường, chỉ ước chừng 2 tháng, từ những bông hoa nhỏ li ti sẽ cho ra những chùm nho biển xanh biếc, quả to như đầu ngón tay. Bông hoa càng dài thì khi đậu quả càng nhiều, càng lớn, tựa như một chùm nho. Khi còn xanh, quả nho biển ăn có vị chát nhưng lúc chín lại có vị mặn, ngọt, chua rất lạ miệng. Những người lính đảo thường thích hái theo từng chùm thật cẩn thận, chăm chút đến từng ngọn lá, nụ hoa để bày “chùm nho” mang hương vị biển cả ấy trên mâm ngũ quả ngày tết.
Mặc dù sinh trưởng ở điều kiện thời tiết khắc nghiệt, thiếu nước ngọt và cơ man nào là bão biển, hơi muối mặn chát. Những cơn bão mang theo nước muối mặn khiến cho từng tán lá dù dầy và cứng cũng bị xoăn lại, cháy khô. Nhưng thật lạ kỳ, cây tra vẫn vươn mình lên giữa nắng, gió, giữa mặn mòi của biển, trong sự chăm sóc tận tâm của những người lính đảo.
Hương vị của tình yêu quê hương đất nước
Đi khắp các hòn đảo nổi trên tuyến hành trình, những phóng viên trẻ như chúng tôi không khỏi ngợp mắt bởi màu xanh ngút ngàn và tỏa bóng nắng của những gốc cây tra. Vừa thưởng thức một trái “nho biển” chín mọng, chiêu thêm ngụm nước chè chát mà lính đảo vừa pha, nhà báo Mai Thanh Hải vừa kể cho chúng tôi một kỷ niệm nho nhỏ nhưng cũng dễ thương về cây tra.
“Đó cũng là một lần công tác đến với Trường Sa của tôi từ rất lâu rồi. Lúc đó, cũng ở đảo Phan Vinh, tôi nhìn thấy những cây tra vươn mình mạnh mẽ, rắn rỏi tựa như những người lính đảo. Xen lẫn những màu xanh ngút mắt là từng khóm hoa nhỏ li ti và từng chùm quả chĩu chịt. Tôi có chụp ảnh lại một chùm quả tra đẹp nhất và gửi về cho con gái xem. Khi chưa kịp nói với con thì cháu đã tự reo lên “ôi đây là nho Trường Sa phải không bố?”. Trẻ nhỏ chưa từng một lần đến với Trường Sa cũng cảm nhận được sự thân thương như vậy đấy”.
Y sĩ đảo Sinh Tồn Phùng Văn Hoàn kể lại cho những người khách như chúng tôi nhiều câu chuyện. Nhưng trong bất kì câu chuyện nào của anh cũng đều xuất hiện đâu đó hình bóng của cây cỏ. Bởi lẽ, người Trường Sa yêu cây lắm. Chuyện kể rằng, có người lính trẻ sau một đêm vật lộn với cơn bão để làm nhiệm vụ bảo vệ đảo, sáng ra nhìn thấy cây tra nhỏ anh trồng bị gió bão quật gẫy đã ôm mặt khóc rưng rức vì tiếc thương. Chẳng biết anh chàng lính ấy bằng cách nào mà học được kỹ thuật ghép nối để những cành cây nhỏ ấy chỉ sau thời gian ngắn lại vươn mình lên sức sống mãnh liệt giữa bão tố Trường Sa.
Thiếu nước ngọt và cơ man những khó khăn nối tiếp nhau, nào là bão biển, hơi muối mặn chát là những khó khăn, trở ngại lớn nhất cho cây cối sinh trưởng. Những cơn bão mang theo hơi muối mặn khiến nhiều loại cây lá dù dày cũng phải cháy quăn lại. Nhưng kì lạ sao, những cây tra vẫn cứ vươn mình rắn rỏi, mạnh mẽ với sự chăm sóc tận tâm của những người lính đảo.
Nếu gặp thời tiết thuận lợi, chỉ khoảng 2 tháng sau khi ra hoa, những “chùm nho biển” xanh mát mắt sẽ dần chín chuyển sang màu tím sậm. Khi ấy, những người chiến sỹ sẽ nhẹ nhàng, khéo léo hái từng chùm xuống mà không làm gãy dù chỉ một cái lá tra non. Những chùm nho đẹp nhất sẽ được bày trên mâm ngũ quả, trên bàn thờ Bác Hồ. Số còn lại có quả chín, quả không sẽ được phơi qua một nắng mang theo cái chất mặn mòi của biển cả cho xuống nước trước khi được đóng vào lọ thủy tinh, thêm ít đường kính trắng và đậy nắp thật kín để làm thành món mứt quả tra đặc sản chỉ của riêng người Trường Sa. Chỉ khi nào có khách quý từ đất liền ra, những lọ mứt tra này mới được lính nhà ta mang ra thiết đãi khách. Vị chan chát, ngọt dịu và có cả chút mằn mặn của muối biển từ những quả nho biển này khiến cho bất cứ ai thưởng thức cũng không bao giờ có thể quên được. Chứa đựng trong đó không chỉ là vị của một món ăn lạ mà đó còn đựng cả hương vị của biển cả, của tình yêu quê hương đất nước.
Chính vì vậy, cũng giống như cây bàng vuông, cây phong ba, cây tra nay được coi như một biểu tượng cho sự mạnh mẽ, kiên cường của những người lính đảo đang ngày đêm vượt qua mọi gian khó, vững tay súng bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Video đang HOT
Một số hình ảnh về cây tra mà người lính vẫn gọi là “cây nho biển”:
Có một miền Trung thân thương và chậm rãi như thế
Miền Trung luôn đầy ắp nắng vàng, dang tay ôm vào lòng những bờ biển xanh ngát, những bãi cát trải dài và cả núi rừng trùng điệp. Miền Trung đẹp một cách thân quen mà cũng hùng vĩ.
Nhắc đến Quảng Nam, người ta luôn nghĩ tới Hội An - nơi vẫn vẹn nguyên vẻ đẹp của sự bình dị, thân thương và chân thành từ con người đến cảnh vật xung quanh, từ năm này qua năm khác. Hội An mang vẻ đẹp của một chốn xưa cũ, từ mảng rêu xanh trú tạm ở một góc tường vàng quen thuộc đến từng lớp ngói nâu thân thương trải dài đến vô tận.
Người ta vẫn nói, cái cũ của nơi đây dường như nằm ngoài vòng quay hối hả của thế sự. Bất kể là sáng sớm tinh mơ hay những đêm tối rực rỡ giữa muốn ánh đèn, Hội An chưa bao giờ vội vã. Rảo bước quanh những con phố nhỏ dọc bờ sông Thu Bồn, hít thở mùi hương nửa quen nửa lạ, lắng nghe những thanh âm gần gũi, bạn sẽ nhận ra, cũng có lúc cuộc sống lại trở nên an nhàn và dễ chịu đến vậy.
Tiếng người mời gọi, rao bán trong khu chợ cũ, hòa với tiếng chim xa xa vọng về, tiếng chuông leng keng từ những xe kem mát lạnh, hòa với tiếng chén bát rộn ràng từ hàng quán dọc các con phố, tất cả làm nên nét đẹp thanh bình của phố cổ nhỏ xinh.
Tối đến, khi các con ngõ nhỏ bắt đầu lên đèn, Hội An vẫn đằm thắm và dịu dàng, nhưng theo một cách rất khác. Hội An về đêm là phố cổ của những ánh đèn lồng và hoa đăng. Những người thích thưởng ngoạn sẽ chọn ngồi thuyền và tự tay thả hoa đăng như một cách cầu bình an, may mắn.
Những ai yêu khám phá sẽ dạo bước trong ngôi nhà cổ, thăm thú từng gian, từng ngách nhà mang đậm lối kiến trúc của nhiều thế kỷ trước. Và với những người thích quan sát, các quán bia dọc 2 bờ sông sẽ là nơi lý tưởng để bạn thu trọn vào tầm mắt vẻ đẹp của dòng người tấp nập trên bờ, hàng chục chiếc thuyền nhộn nhịp nơi bến sông.
Qua ống kính Galaxy A71/A51, Hội An vẫn giữ nét đẹp rất riêng. Thế nhưng, Quảng Nam không phải chỉ có Hội An để nhớ đến, nơi đây còn có một làng chài quanh năm nằm nghe tiếng sóng vỗ rì rào và hít thở mùi biển thơm nồng mỗi sớm chiều.
"Về Quảng Nam đừng quên ghé làng chài cổ tích mang phong cách Hàn" - người ta vẫn thường nhắc nhau như vậy khi có ý định thưởng ngoạn vùng đất miền Trung Việt Nam.
Đến Tam Thanh một buổi sáng tháng 3, lắng nghe tiếng chim hót vọng lại, hòa trong tiếng trẻ con đang đùa giỡn trước sân nhà, bạn sẽ cảm nhận được hết sự an yên và thanh bình nơi làng chài nhỏ.
Đi dọc theo ngõ xóm, những mái nhà cấp 4 nhỏ nhắn hiện lên đơn sơ, bình dị nhưng lại sống động vô cùng bởi được khoác lên mình vô vàn bức họa đẹp mắt. Len lỏi giữa những dãy nhà gạch cũ, du khách sẽ thấy một lối đi dẫn thẳng ra biển. Biển ở đây vắng vẻ, nhưng sóng vỗ dạt dào như một lời gọi mời tha thiết.
Bởi vậy, dẫu không nhiều thắng cảnh để khám phá, Tam Thanh vẫn khiến người ta thoải mái, yên lòng đến độ chẳng nỡ xa.
Người ta vẫn nhắc đến Đà Nẵng với danh xưng "thành phố đáng sống nhất Việt Nam", thành phố với những cây cầu độc đáo mang đậm tính biểu tượng. Nhưng người ta lại quên mất rằng, Đà Nẵng đẹp nhất là khi mây trời, biển cả và núi rừng cùng hòa quyện.
Nếu được đến thành phố này lần nữa, hãy bỏ qua những tòa nhà cao tầng hay khu vui chơi, giải trí hiện đại để cưỡi "con xe" bình dị, mang theo chiếc Galaxy A71/A51, chạy dọc những con đường ven biển, bạn sẽ thấy Đà Nẵng cũng có lúc quên mất phải hiện đại và năng động, mà hóa nàng thơ trong mắt bao người.
Đâu đó ở Đà Nẵng, lẩn khuất trong sự hiện đại vốn có là những vẻ đẹp hoang sơ đầy nguyên bản. Ngay trong lòng thành phố, bạn sẽ không khỏi choáng ngợp trước sự ưu ái của thiên nhiên dành cho Ngũ Hành Sơn.
Những hang động đẹp như tạc, những bậc thang hẹp đưa bước người khám phá, những suối nước nhỏ len lỏi khắp các hang, những tia nắng luồn qua các kẽ hỡ tạo nên dải sáng đẹp đến ngỡ ngàng... tất cả trải nghiệm thi vị đó sẽ hiện ra khi bạn bắt đầu hành trình khám phá ngọn núi Ngũ Hành kỳ ảo và thơ mộng.
Ở Đà Nẵng, đi càng nhiều, càng xa, bạn sẽ càng nhìn thấy thành phố biển này xinh đẹp. Những cung đường mòn trải dài đến vô tận, đưa bánh xe của người lãng du đi sâu vào vẻ đẹp của thiên nhiên hùng vĩ và trùng điệp. Nếu được chọn một màu sắc cho vùng đất này, ắt hẳn nhiều người sẽ chọn sắc xanh - xanh ngát của núi rừng, xanh thẳm của biển cả và xanh trong của bầu trời.
Tuyến đường Hoàng Sa - Võ Nguyên Giáp - Trường Sa được mệnh danh là "dải ngân hà" ven biển, ôm trọn nhiều bãi biển xinh đẹp như Mỹ Khê, Bắc Mỹ An, Non Nước... Bon bon trên đại lộ này, bạn sẽ cảm nhận được sự thanh bình đến từ những sự vật thường ngày đang hiện diện, đó có thể là những nhánh hoa vắt ngang bầu trời, những chiếc thúng tre nằm phơi mình trên bãi biển, hay những chiếc ghe độc mộc trầm tư bên dòng sông tĩnh lặng.
Nếu muốn thu trọn vẹn vẻ đẹp của thành phố vào tầm mắt, bạn có thể lái xe men theo con đường ven biển thơ mộng Trường Sa dẫn lên bán đảo Sơn Trà. Chọn dừng chân tại chùa Linh Ứng, phóng tầm mắt ra xa, bạn sẽ thấy cả một Đà Nẵng thơ mộng và hữu tình. Nếu muốn trải nghiệm cảm giác giao thoa giữa núi đồi, biển cả và mây trời, cung đường mòn dẫn lên đèo Hải Vân sẽ là một gợi ý.
Dừng xe ở những khúc cua ấn tượng nơi lưng chừng đèo, bộ 4 camera với công nghệ AI nhận diện 30 chủ thể cùng chế độ góc rộng 123 độ trên Galaxy A71/A51, sẽ giúp bạn lưu giữ trọn vẹn vẻ đẹp bao la, sự mênh mông và hùng vĩ mà chỉ những ai đi qua các cung đường đèo mới có được.
Nếu Hội An, Tam Thanh mang đến vẻ đẹp thanh bình, Đà Nẵng hiện lên giữa sừng sững nũi non và biển cả, thì Huế lại thơ mộng, dịu dàng, thoáng chút trầm mặc. Đến Huế một lần, người ta sẽ không muốn đến lần hai, mà chỉ muốn ở luôn lại vùng đất ấy. Sự thanh tao, nền nã cùng phong cách trang nghiêm theo chuẩn cung đình dường như là khí chất chung, bao phủ cả con người lẫn cảnh vật nơi đây.
Đến Huế nhất định phải thăm lăng vua - đó là kinh nghiệm du lịch của nhiều người. Mỗi lăng vua mang một vẻ đẹp riêng, nếu lăng Khải Định đưa du khách bước vào không gian kiến trúc đồ sộ, hoành tráng, giao thoa giữa phương Đông và phương Tây, thì lăng Tự Đức lại khiến bạn cảm thấy nhẹ nhàng, dễ chịu bởi lối kiến trúc đăng đối thuần Việt.
;
Sau lăng vua, du khách chắc chắn không thể bỏ qua kinh thành Huế. Những hành lang cũ trải dài với hàng cổng đỏ son, những vườn cỏ xanh nối tiếp bầu trời, những viên gạch đóng rêu, những mái ngói nhuốm màu thời gian... có thể khiến bất cứ ai đến đây cũng phải bồi hồi, xúc động.
Ban ngày, Huế nhẹ nhàng và thanh thoát như cô gái đôi mươi đoan trang. Dù là thời điểm nào, những dòng xe vẫn từ tốn lăn bánh, những chiếc lá chỉ khẽ rung nhẹ trong làn gió mỏng như sợ khiến người ta giật mình, những con thuyền chậm rãi di chuyển trong lòng sông Hương êm ả và tĩnh lặng. Để đến khi hoàng hôn, Huế rực rỡ trong ánh chiều tà. Vẫn phong thái khoan thai và ung dung ấy, Huế biết cách dùng vẻ đẹp vốn có của mình làm say lòng khách lữ hành.
Với camera macro có độ phân giải 5 MP, f/2.4, cho phép lấy nét ở khoảng cách 3-5 cm của Galaxy A71/A51, từng khoảnh khắc chuyển mình từ ngày sang đêm, từng vẻ đẹp nhỏ nhất, đều được lưu giữ trọn vẹn và đậm chất nghệ thuật. Là một trong những smartphone hiếm hoi trên thị trường được trang bị camera macro, bộ đôi Galaxy A của Samsung khiến Huế càng thơ mộng hơn với những bức ảnh chi tiết mà nhiều người vẫn thường lướt qua mỗi ngày.
Dù đi bất cứ đâu, thời điểm nào, bộ đôi Galaxy A của Samsung cũng làm trọn nhiệm vụ bắt trọn từng khoảnh khắc, từ không gian bao la của thiên nhiên, đến những vẻ đẹp siêu cận cảnh mà phải quan sát thật lâu, thật gần, người ta mới nhận ra và "phải lòng".
Giang Ngân Nhi
Ảnh: Doãn Quang Đồ họa: An Du
Rực rỡ mùa hoa bún Những ngày nắng ấm sau đợt rét nàng Bân cũng là lúc cây hoa bún ở làng Đình Thôn, phường Mỹ Đình (quận Nam Từ Liêm) bung nở rực sáng cả một góc trời. Những cây hoa hơn 300 năm tuổi trổ những chùm hoa phía đầu cành, đung đưa trước gió. Mầu hoa vàng, trắng xen lẫn sắc xanh của lá khiến...