Nhớ bà từ nước Pháp xa xôi
Nhiều lúc cháu cũng thấy ghen tị với các em được ở bên bà nhiều hơn cháu, nên mỗi lần được về quê thăm ông bà cháu vui lắm, nhất là Tết được về ăn bánh chưng ông bà làm, được ăn thịt lợn béo ông bà nuôi, được ông bà mừng tuổi lấy lộc. (Bích Đào, Pháp)
Từ nước Pháp nhớ người bà yêu dấu. Ảnh do tác giả cung cấp.
“Bà ơi, năm nay bà ăn Tết ở đâu?”
Câu hỏi này cứ mãi luẩn quẩn trong đầu cháu từ bấy lâu nay nhưng cháu vẫn không trả lời được. Đây là cái Tết đầu tiên của bà xa đại gia đình mình. Cháu biết, mẹ cháu vẫn hằng đêm khóc thầm vì xót xa. Nghĩ đến đây mà nước mắt cháu cứ rơi. Năm ngoái giờ này bà đang phải cấp cứu ở bệnh viện. Các dì, các cậu đêm ngày thay phiên nhau ở bên bà và chuẩn bị tâm thế sẵn sàng đón Tết trong trong bệnh viện. May thay, sức khỏe của bà những ngày giáp Tết khá hơn, rồi bà được bác sĩ cho về nhà ăn Tết vài ngày.
Đó là cái Tết cuối cùng cháu được về thăm bà, được nói chuyện với bà, được mừng tuổi bà, được nắm tay bà, được bà hỏi han “bao giờ có cháu cho bà bế”. Bà ạ, dù có phải ăn Tết trong bệnh viện chắc chắn mẹ cháu và các dì, các cậu cũng cảm thấy hạnh phúc hơn gấp ngàn lần việc năm nay được đón Tết ở nhà nhưng không có bà bên cạnh. Cháu nghiệm ra rằng, mất mẹ, mất đi người mình thương yêu nhất là điều đau đớn nhất trong cuộc đời của mỗi người.
Có lần, một người bạn nước ngoài hỏi cháu: “Nếu trong cuộc đời bạn được lựa chọn ở với chồng hoặc với mẹ, bạn chọn ở với ai”. Cháu thành thật trả lời: “Mình ở với mẹ, vì cha mẹ luôn là người dành tình yêu thương bao la cho con cái một cách vô điều kiện”. Vậy mà giờ đây mẹ cháu đã không còn mẹ nữa rồi. Cháu xót xa khi ngày lễ Vu Lan năm nay, cháu được cài bông hoa hồng đỏ, còn mẹ cháu phải cài bông hông trắng lên ngực áo.
Vài tháng sau khi bà không còn ở nhà mình nữa, cháu cũng sang Pháp du học bà ạ. Trưa hôm đó, trước hôm cháu đi, trời nắng như đổ lửa, cháu lên trên đồi nói chuyện với bà và bác cả, bà có nghe thấy cháu nói không? Chắc có phải không bà, vì ở bên này, có lần cháu mơ thấy bà sang thăm cháu, kể cho cháu nghe cuộc sống mới của bà và dặn dò cháu nhiều điều lắm.
Video đang HOT
Gửi bài dự thi “Xuân Quê hương” của bạn
Giờ cháu đang ngồi đây mường tượng về cái Tết năm nay ở nhà. Mọi năm trước Tết, cháu thấy vui lâng lâng khi nhìn mẹ cháu tất bật sắm sanh mứt, rượu, bánh trái rồi cùng ba đi lễ Tết ông bà. Mùng ba, cả nhà cháu dậy sớm, mặc quần áo thật đẹp, chuẩn bị những chiếc phong bao lì xì màu đỏ xinh xắn về quê ngoại chơi. Mẹ cháu là con gái thứ lấy chồng theo chồng nên không được ở cùng bà, bà ở cùng bác trưởng nhưng có lẽ thời gian bà đến nhà các dì, các cậu chăm các em còn nhiều hơn là ở với gia đình bác.
Nhiều lúc cháu cũng thấy ghen tị với các em được ở bên bà nhiều hơn cháu, nhưng cháu biết rằng, hồi cháu còn nhỏ bà cũng chăm chút cháu y như vậy. Giờ cháu lớn rồi nên phải nhường bà cho các em. Vậy nên mỗi lần được về quê ngoại thăm ông bà cháu vui lắm, nhất là ngày Tết cháu được về ăn bánh chưng, bánh tẻ ông bà làm, được ăn thịt lợn béo ông bà nuôi, được ông bà mừng tuổi lấy lộc. Sau này cháu đi lấy chồng, quỹ thời gian dành riêng cho gia đình nhỏ của cháu, nhà bố mẹ đẻ, bố mẹ chồng, nhà bốn bên ông bà thực sự là eo hẹp, nên những thời khắc như thế này với cháu lại càng quý giá biết bao.
Năm nay, cháu đang ngồi ở một đất nước bên kia đại dương cách nhà mình mười ba giờ bay và tưởng tượng về cái Tết ở nhà. Cháu nghĩ đến sự hụt hẫng trống vắng trong lòng mẹ cháu khi Tết này về thăm quê nhưng không còn nhìn thấy bà nữa. Bữa cơm tất niên đoàn viên gia đình sẽ vắng bóng bà, mẹ cháu muốn gắp thức ăn cho bà thì phải làm sao đây?
Bác cả đi rồi, giờ bà cũng theo bác, bữa cỗ Tết chắc vì vậy mà trở nên tẻ nhạt vô vị. Chuyện nhân tình thế thái, ông cháu biết chia sẻ cùng ai? Những ngày Tết ai là người cùng ông chè nước tiếp các cụ trong làng? Những đứa cháu bà chăm giờ đứa nhỏ nhất cũng đã đi học tiểu học, đã biết nhổ tóc sâu và đấm lưng cho bà mỗi khi bà đau yếu. Sao bà không ở lại vui vầy với chúng cháu? Nhà mình tuy nghèo nhưng đầy ấm áp yêu thương. Cháu vẫn nhìn thấy hình dáng bà trong từng cây ổi, cây gấc bà trồng, đàn cá bà chăm để dành cho con cháu mỗi khi có dịp về thăm bà.
Bà biết không, cháu có một bạn người Pháp gốc Việt, cách đây mấy tuần cháu hỏi bạn: “Tết này có về quê chơi không?”. Tiếng Việt của bạn ấy chưa tốt, bạn ấy ngô nghê hỏi lại: “Quê là gì?”. Tự dưng, cháu thấy bạn ấy thật đáng thương. Với cháu, quê hương là nguồn cội, là nơi có ông bà cha mẹ, có các bác các cô, có hơi ấm đùm bọc trong gia đình và tình thương yêu bạn bè. Dù ở bất kỳ nơi đâu thì quê hương vẫn là nơi những người con luôn hướng về, nơi “ai đi xa cũng nhớ nhiều”. Trong đầu cháu lúc đó văng vẳng hai câu thơ của nhà thơ Đỗ Trung Quân mà cháu muốn đọc cho bạn nghe: “Quê hương mỗi người chỉ một, như là chỉ một mẹ thôi. Quê hương nếu ai không nhớ, sẽ không lớn nổi thành người”.
Giờ này bà đang ở đâu? Sau nửa năm trời bà đã đi được đến cõi Phật chưa? Đã gặp bác chưa? Đã ổn định được cuộc sống mới chưa? Tết này bà ăn Tết cùng ai? Ai sẽ là người ở cùng bà, chăm sóc bà khi bà đau yếu? Ai sẽ là người được may mắn hưởng sự hiền dịu và tình yêu thương bao la của bà?
Thực sự cháu ngồi đây, có chút cô đơn khi một thân một mình năm hết Tết đến nơi đất khách quê người nhưng cháu không quan tâm nhiều đến xung quanh, lòng cháu đang đau nhói khi hướng về gia đình và nỗi đau mất mát cả đại gia đình đang phải gánh chịu. Nỗi cô đơn nhỏ nhoi của cháu có là gì so với nỗi cô đơn tột cùng trong lòng mẹ cháu khi mãi mãi không còn nhìn thấy bà nữa? Dù năm nay có ăn Tết ở Việt Nam hay ở Pháp thì cháu vẫn buồn lắm. Suy nghĩ này đang choán ngợp hết tâm trí của cháu.
Tết năm nay ông bà nội cháu mừng thọ 100 tuổi. Đáng lẽ đây là lễ đại hỷ và được các bác bên nội cháu trù liệu tổ chức rất to thì giờ mọi người quyết định chỉ làm nội bộ trong con cháu mà thôi. Ông bà nội cháu nghĩ đến nỗi buồn của mẹ cháu và gia đình thông gia, cũng như ông bà nội đã mất đi một người làng xóm, một người bạn từ thuở hàn vi nên đã quyết định thay đổi kế hoạch.
Trước đây cháu luôn nghĩ “chết là hết”, nhưng từ khi bà đi xa mãi cháu lại muốn tin vào kiếp luân hồi. Cháu tin là những người sống đức độ hiền lành sẽ được Phật tổ chỉ đường dẫn lối về với Phật và nhanh chóng được đầu thai làm người. Bà biết không, con của em Ly mới sinh có khuôn mặt giống bà lắm, khi cháu nhìn thấy cái cún qua ảnh cháu ngỡ ngàng và thấy rằng sự sống đang quay vòng hồi sinh. Dù thế nào đi chăng nữa một người chỉ thực sự mất đi khi hình ảnh của họ không còn nằm trong trái tim bạn bè và những người thân yêu.
Ngoài kia những tia nắng mùa xuân đang hé mở một ngày mới, xua tan giá rét và làm tan tuyết phủ trên các cành cây ngọn cỏ. Mùa xuân đến rồi, ở nơi ấy bà và bác hãy yên lòng đón nhận một cuộc sống mới. Hình ảnh của bà vẫn mãi in trong trái tim của gia đình mình. Nụ cười hiền từ đức độ của bà vẫn luôn còn đây như tia nắng ấm mùa xuân khích lệ và truyền thêm sức mạnh cho cháu trên mỗi bước đường đời. Chỉ Tết năm nay cháu xa bà thôi, năm sau cháu sẽ về thăm bà, bà nhé!
Theo VNE
Người giàu nhất nước Pháp chuyển tài sản sang Bỉ để... né thuế
Báo Daily Mailngày 25.1 đưa tin người đàn ông giàu nhất nước Pháp đã chính thức chuyển tài sản kếch xù của mình sang Bỉ.
Ông Bernard Arnault, chủ tập đoàn hàng cao cấp Louis Vuitton Moet Hennessy (LVMH), khẳng định ông chuyển tài sản ra khỏi nước Pháp vì "những lý do thừa kế gia đình".
Tuy nhiên, những người khác lại tin rằng người đàn ông 63 tuổi này đã gia nhập với các nhà tài phiệt và nhân vật nổi tiếng khác muốn tránh thuế, bao gồm mức cao nhất là 75% trên thu nhập, do Tổng thống Pháp Francois Hollande đưa ra.
Ông Bernard Arnault - Ảnh: AFP
Ông Arnault đã nộp hồ sơ xin hộ chiếu của Bỉ không lâu sau khi đảng Xã hội của Tổng thống Hollande giành chiến thắng trong cuộc bầu cử hồi năm ngoái.
Đế chế của ông Arnault bao gồm một số thương hiệu nổi trội và đáng giá nhất thế giới, từ champagne Moet & Chandon đến nước hoa Dior, theo báo The Washington Times.
Nhưng ưu thế thực sự, cùng với tiền bạc, của ông Arnault là những cổ phần trong các "đại gia" thời trang như Louis Vuitton, Donna Karan, Thomas Pink, Fendi, Berluti, Marc Jacobs và Givenchy.
Văn phòng phụ trách người nước ngoài của Bỉ cho biết họ có thể trì hoãn việc cấp hộ chiếu cho ông Arnault, nhưng quyết định cuối cùng tùy thuộc vào quốc hội nước này.
Chính sách thuế mới của đương kim Tổng thống Pháp Francois Hollande đã gây ra nhiều tranh cãi trong giới giàu có tại quốc gia này. Hồi đầu năm nay, nam tài tử Hollywood Gerard Depardieu đã rời Pháp và xin được hộ chiếu của Nga.
Cựu Tổng thống Pháp là ông Nicolas Sarkozy cũng được cho là đang tìm cách sang London (Anh) để né thuế.
Theo TNO
Muôn kiểu "ứng phó" với "ngày tận thế" Những người vẫn "ngoan cố" tin vào "ngày tận thế" cho biết sẽ gấp rút tới nơi trú ẩn gần nhất khi thế giới bước sang ngày 12/12, trong khi nhiều người từ khắp Delhi cho tới Sydney tận dụng ngày này để tiệc tùng như thể sẽ không còn ngày mai. Nhiều nơi trên thế giới bỗng trở thành "điểm nóng" vì...