Nhờ bà nội ra trông cháu, chồng tôi nhất quyết “phải trả tiền công cho bà”
“Chồng bàn với tôi, nếu bà nội ra trông cháu, mỗi tháng chúng tôi sẽ đưa bà ba triệu, coi như trả lương cho bà. Bà nghe vậy có vẻ cũng đồng ý rồi. Tôi nghe xong cảm thấy vô cùng khó chịu. Bà là mẹ, là bà nội, ra giúp con giúp cháu mà còn lấy tiền công, càng nghĩ tôi càng cảm thấy không ra làm sao, lại còn phải rõ ràng sòng phẳng như vậy…”
Tôi vừa sinh con được hơn ba tháng, thế nhưng công ty đã gọi điện bảo tôi thu xếp đi làm. Họ bảo cuối năm việc nhiều, nếu tôi không thể đi họ sẽ tuyển người khác. Dù đó chỉ là doanh nghiệp tư nhân, nhưng công việc đó phải khó khăn lắm tôi mới tìm được. Có con rồi tôi lại càng không thể thất nghiệp. Cuối cùng vợ chồng tôi thống nhất nhờ bà nội ra trông cháu giúp một thời gian.
Bố mẹ tôi mất sớm, bố chồng tôi cũng mất cách đây ba năm. Vậy nên giờ nhìn đi nhìn lại chỉ có thể nhờ mẹ chồng. Mẹ chồng tôi tuy chưa già nhưng vì bà bị bệnh thấp khớp nên không còn có thể cày cấy, công việc xưa nay là nguồn sống của những người nông dân ở quê tôi. Bà cho người ta mượn hết ruộng, còn mình đi rửa bát thuê cho một quán phở ở chợ gần nhà, mỗi tháng cũng được hơn hai triệu. Ngoài ra mẹ còn nuôi gà, trồng rau để có thêm thu nhập. Mẹ chồng tôi còn phải nuôi một đứa em đang học cấp ba. Ngoài giờ học, chú ấy cũng theo thợ xây trong làng đi phụ hồ, bốc gạch để có thể tự lo sách vở cho mình.
Mẹ chồng tôi là người tham công tiếc việc, không bao giờ bà chịu ở không, cũng chẳng rời nhà đi đâu được vài ngày. Hồi tôi sinh, bà chỉ ra ở được một tuần là đòi về, nói chú em đi học rồi đi làm suốt ngày, nhà cửa rau gà không ai trông coi. Nhìn bà đứng ngồi không yên tôi bảo chồng thôi cứ để bà về. Sau sinh một tuần tôi phải tự dậy làm việc nhà. Thời gian đó chồng tôi cũng rất vất vả. Nhiều lúc tôi ứa nước mắt ước như mình còn mẹ thì tốt biết bao nhiêu.
Tôi đã tự nhủ nếu thực sự không quá cần thì sẽ không phiền đến mẹ chồng, nhưng với tình hình này có lẽ không còn lựa chọn nào khác. Bởi con tôi còn nhỏ quá mà cuối năm tìm người giúp việc rất khó, đó là chưa kể đến việc số tiền để thuê người cũng là một khoản đáng kể so với thu nhập của vợ chồng tôi.
Video đang HOT
Chồng tôi gọi điện về nhờ mẹ chồng. Mẹ chồng nói đủ lý do không muốn ra. Rằng gà đang nhỏ chưa thể bán. Rau cải đang vào vụ không bán thì sẽ già. Rồi nghỉ chân rửa bát đó thì sau này về không còn việc mà làm, lấy gì lo cho chú ăn học. Chồng tôi nghe thế liền nói “Mẹ ra trông cháu cho con, chúng con sẽ trả tiền lương cho mẹ coi như mẹ đi làm. Nếu cần bọn con sẽ phụ tiền học cho chú nữa”. Tôi nghe chồng tôi nói thế đã không thấy hài lòng. Ai đời, bà nội ra trông cháu lại nói sẽ trả tiền công cho bà. Nói vậy thì mất hết tình cảm đi.
Chồng bàn với tôi, nếu bà nội ra trông cháu, mỗi tháng chúng tôi sẽ đưa bà ba triệu, coi như trả lương cho bà. Bà nghe vậy có vẻ cũng đồng ý rồi. Tôi nghe xong cảm thấy vô cùng khó chịu. Bà là mẹ, là bà nội, ra giúp con giúp cháu mà còn lấy tiền công, càng nghĩ tôi càng cảm thấy không ra làm sao, lại còn phải rõ ràng sòng phẳng như vậy. Đó là chưa kể bà còn ăn ở nữa. Với số tiền đó tôi hoàn toàn có thể thuê một người trông con trong giờ tôi đi làm, vừa khỏe người lại vừa không mang tiếng nhờ cậy mẹ chồng rồi sống cảnh mẹ chồng nàng dâu.
Tôi nói với chồng: “Mẹ ra trông con cho thì em rất mừng. Mẹ trông con đến khi con cứng cáp rồi ra năm em cho đi trẻ. Thỉnh thoảng em sẽ đưa bà tiền tiêu vặt. Khi nào bà về em sẽ biếu tiền bà, chứ anh nói trả công hàng tháng cho bà em nghe không ổn”. Chỉ vậy mà chồng tôi cáu với tôi, nói bà ra trông con cho đã là may lắm, với mẹ chồng mà còn tính toán công sá tiền nong. Rồi bà ở nhà đi làm thuê, trồng rau nuôi gà còn hơn số tiền đó mà khỏe thân hơn, nếu không vì con vì cháu thì ai thèm vào ra mà hầu con dâu cháu nội làm gì cho mệt xác.
Cuối cùng anh chốt: “Nếu muốn bà ra thì phải trả tiền cho bà, còn phải phụ cho chú em ăn học ở quê nữa. Còn nếu tiếc tiền thì ở nhà mà ôm con”. Tôi đoán là chồng tôi và mẹ chồng đã thống nhất như thế rồi nên anh mới căng với tôi như vậy. Tôi nghĩ đi nghĩ lại vẫn không biết là mẹ chồng và chồng tôi quá đáng hay là do tôi ích kỷ nhỏ mọn như chồng tôi nói. Bà nội ra trông cháu mà phải trả tiền công cho bà mới đúng đạo lý hay sao?
Theo Giadinh
Bà nội lên thành phố thăm chắt ngoại, còn gói đồ thừa về nên mẹ chồng coi thường...
Vài năm sau nhớ về bà nội tôi không khỏi rơi nước mắt, bà nội cả đời cực khổ nuôi dưỡng cả 5 người con khôn lớn trong đó có cha tôi. Tôi là cháu gái út trong gia đình lại cộng thêm cha tôi bị tật nguyền, mẹ tôi bỏ tôi đi nên bà nội là càng yêu thương tôi.
ảnh minh họa
Tôi tên là Tiểu Tuyết, sinh ra ở một vùng nông thôn ở Hà Bắc, gia đình cha có 5 anh em, cha tôi là con út, ông bà nội đều dựa vào công việc làm đậu hũ gia truyền để nuôi lớn 5 anh em cha, mặc dù cuộc sống không giàu có gì nhưng cũng có thể xem là đủ ăn. Các anh em của cha cũng đều thành gia lập thất có cuộc sống hạnh phúc, riêng gia đình tôi có chút đặc biệt. Năm tôi lên 5, cha đi phụ hồ cho người trong thôn, không may gặp sự cố ngoài ý muốn, làm chân ông bị tật nguyền suốt đời. Cuộc sống gia đình đã khó khăn nay càng khó khăn hơn, một năm sau mẹ tôi ly hôn với cha, từ đó tôi trở thành trẻ mồ côi mẹ.
Khi tôi lên tiểu học đều là bà nội đưa tôi đi học rồi đón về nhà, trong số những người đưa đón học sinh đi học, bà là người cao tuổi nhất nhưng luôn là người đến sớm nhất. Mỗi ngày sau khi tan học, bà nội tôi đều cùng tôi chơi đùa, bà hay dành dụm tiền cho tôi mua đồ ăn vặt. Buổi tối khi tôi đã ngủ say, bà thường ngồi bên cạnh may lại quần áo hay cặp sách bị rách hỏng của tôi. Không ít lần tôi ngủ được 1 giấc tỉnh dậy vẫn thấy bà đang ngồi khâu khâu vá vá bên cạnh. Nhìn thấy tôi tỉnh dậy bà nội liền vỗ về tôi, đắp lại chăn cho tôi, cho tôi cảm giác ấm áp, dù cho mẹ bỏ tôi mà đi thì tôi vẫn còn tình yêu của bà.
Mặc dù gia đình bà nội rất nghèo nhưng tấm lòng bà vô cùng bao la, bà thường hay cho những người ăn xin qua đường chút đồ ăn, có lúc bà nhìn thấy những đứa trẻ bị lạnh liền lấy áo khoác mình đang mặc trên người đưa cho họ, bà thường nói việc đó không lớn lao gì chỉ là nhìn những đứa bé bị lạnh bà rất đau lòng.
Thời gian trôi qua nhanh như gió thổi, sau khi tốt nghiệp đại học, tôi ở lại thành phố tìm việc làm rồi kết hôn với một anh chàng thành phố rồi sinh con. Khi con trai tôi đầy tháng, bà nội từ quê đến thăm chắt ngoại, bố mẹ chồng tôi đặc biệt đặt chỗ ở một nhà hàng lớn để tiếp đón bà. Nhưng bà từ nhỏ đã sống ở quê, có những dụng cụ ăn bà chưa từng đụng đến nên không biết sử dụng thế nào. Mẹ chồng tôi lúc đó cũng có chút xem thường bà, nói chắc là bà chưa được ăn những món ăn cao cấp như này bao giờ, nếm thử chút đi không lại hối tiếc, nghe vậy tôi rất đau lòng, định đứng lên nói cho ra nhẽ thì bà tôi kéo tôi ngồi xuống.
Bữa tối vẫn diễn ra như bình thường cho đến khi kết thúc bữa ăn, chuẩn bị rời đi thì bà nội tôi xin phục vụ một hộp nhựa đóng gói tất cả đồ ăn thừa mang về, mẹ chồng tôi thấy vậy liền nói: "Cụ ơi, cụ lặn lội từ xa đến, tý nữa còn phải ngồi xe về, những đồ ăn này làm sao mà mang theo được, hơn nữa đây toàn là đồ ăn thừa, đã không còn tươi ngon nữa, nhà chúng tôi ra ngoài ăn chưa bao giờ mang thức ăn thừa về". Bà nội vẫn cứ mặc kệ những lời mẹ chồng tôi nói tiếp tục đóng gói thức ăn thừa.
Tôi tiễn bà nội về trước rồi mẹ chồng tôi mới đi thanh toán, nhưng lúc thanh toán phục vụ nói bà cụ lúc nãy đã thanh toán rồi, tất cả hết 5,8 triệu đồng, mẹ chồng tôi nghe xong vô cùng sững sờ, hối hận vì mình gọi quá nhiều đồ ăn, còn dùng thái độ không tốt đối xử với bà cụ. Bà ngay lập tức đưa 6 triệu cho tôi, bảo tôi và chồng đuổi theo bà nội.
Tôi cuối cùng đã đuổi kịp bà nội ở bến xe, đưa tiền cho bà còn biểu đạt lời xin lỗi của mẹ chồng tôi đến bà, nhưng bà nội tôi chỉ hiền từ đáp lại: "Cháu á, sau khi cưới, những ngày tháng sống chung với gia đình chồng không mấy dễ dàng, bà già rồi, không thể chăm sóc cho cháu suốt đời được, cha mẹ chồng cháu mặc dù tư tưởng có chút không giống như chúng ta nhưng họ là những người sẽ chung sống với cháu lâu dài, đừng vì những chuyện nhỏ nhặt mà làm mất hòa khí, cái gì nhịn được thì cứ nhịn như thế cả nhà mới có những giây phút vui vẻ bên nhau".
Nhìn bóng nội bước đi xa, tôi và chồng đề không kìm được nước mắt.*Mẩu truyện ngắn sáng tác nhằm đưa đến độc giả những thông điệp ý nghĩa về cuộc sống, con người và cách đối nhân xử thế trong xã hội.*
Theo ĐKN
Không ngờ trong thâm tâm, mẹ tôi luôn nghĩ bà nội là người xấu xa như vậy Mẹ tôi vẫn một mực bảo vệ ý kiến của mình. Riêng bà nội chẳng nói được gì, cứ đứng nhìn tôi và mẹ to tiếng rồi nước mắt lưng tròng. Tôi đã hơn 30 tuổi nhưng vẫn độc thân. (Ảnh minh họa) Tôi đã hơn 30 tuổi nhưng vẫn độc thân. Từ nhỏ, tôi mồ côi cha. Mẹ tôi đi lấy chồng,...