NHNH khẳng định không “siết” tín dụng nhưng tại sao vay mua nhà vẫn khó?
Đại diện Ngân hàng Nhà nước khẳng định vẫn khuyến khích nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, chỉ kiểm soát chặt việc cấp vốn cho các lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro. Nhưng thực tế phân khúc được rộng cửa cho vay hầu như không có cung mới, trong khi phần lớn nguồn hàng đang có trên thị trường đều thuộc “lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro”.
Tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 5 chiều ngày 4/6, Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Đào Minh Tú khẳng định NHNN chưa có văn bản nào nói “siết”, hay “thắt” tín dụng với lĩnh vực bất động sản (BĐS). Vị này nhấn mạnh thêm NHNN khuyến khích tín dụng vào nhà ở xã hội, nhà ở công nhân…
Mặc dù lãnh đạo NHNN khẳng định không “siết” tín dụng cho lĩnh vực BĐS nhưng thực tế việc vay vốn mua nhà tại thời điểm hiện tại đang rất khó khăn. Chỉ nới tín dụng cho phân khúc nhỏ và không có hàng?
Khảo sát tại một số ngân hàng thương mại hiện nay việc vay vốn mua bất động sản đang chậm hẳn. Lý do là phân khúc duy nhất được “rộng cửa” cho vay là NOXH và nhà ở công nhân thì hầu như không có cung mới.
Thực tế, 2 năm trở lại đây nhà thương mại giá rẻ gần như “biến mất” tại các đô thị lớn như Hà Nội và TPHCM. Cụ thể, tại Hà Nội, căn hộ bình dân quanh ngưỡng 20 triệu đồng/m2 đã hoàn toàn “mất tích” khỏi nguồn cung mới vòng gần 2 năm trở lại đây khi không có bất kỳ dự án mới nào được mở bán ra.
Còn tại TPHCM, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TPHCM (HoREA) khẳng định, nhà ở vừa túi tiền không còn tồn tại ở TPHCM. Số liệu của Sở Xây dựng TPHCM cũng cho thấy năm 2021 không có bất kỳ sản phẩm căn hộ phân khúc bình dân nào được đưa ra thị trường. Tỷ lệ này trong năm 2020 là 1%.
Nghịch lý tiếp tục diễn ra đối với phân khúc trung và cao cấp khi “có hàng lại hết room”. Trong khi đó, nhu cầu mua nhà ở chất lượng, đầu tư bất động sản đang rất lớn lại bị kìm hãm vì bị kiểm soát. Điển hình, một số ngân hàng đã bất ngờ tăng lãi suất cho vay mua nhà. Cùng với đó, một số các ngân hàng khác cũng yêu cầu chặt chẽ hơn đối với hồ sơ vay vốn. Thậm chí, có những ngân hàng thông báo khách nộp hồ sơ xét duyệt và chờ đợi.
Video đang HOT
Nhân viên một ngân hàng thương mại cổ phần cho biết đã ngừng duyệt hồ sơ cho vay mua bất động sản ít nhất đến hết tháng 6. Ngoại trừ một số dự án nhà ở đã được ngân hàng ký kết với chủ đầu tư trước đó ít bị ảnh hưởng, còn hầu hết trường hợp giao dịch vay để mua đất, mua nhà dân sẽ bị kiểm soát chặt hơn, thời gian phê duyệt và giải ngân kéo dài.
Chị Lan (Cầu Giấy, Hà Nội) cũng chia sẻ, gia đình chị có nhu cầu mua căn hộ chung cư 3 tỷ từ số tiền tích lũy 1,5 tỷ đồng, số còn lại chị định vay ngân hàng trong vòng 20 năm. Chị đã gõ cửa một loạt ngân hàng thương mại nhưng lãi suất đã tăng từ mức 7-8%/năm lên 8-9%/năm so với hồi đầu năm. Thậm chí, các ngân hàng còn cắt luôn các chính sách ưu đãi vay mua nhà như miễn phí trả trước hạn, hoặc giảm lãi suất nếu vay mua kèm bảo hiểm.
Thực tế, theo tìm hiểu hiện nay việc vay vốn ngân hàng mua bất động sản khó dễ không nằm ở nhu cầu vay mua ở hay đầu tư, mua nhà hay mua đất nền, mà thực tế là room tín dụng của nhiều ngân hàng đã cạn, đang chờ đợi nới room tiếp theo. Trong khi ngân hàng nước ngoài vẫn cho vay bình thường. Còn ngân hàng trong nước thì khó hơn, một số bên còn room chỉ ưu tiên khách hàng lâu năm, nhưng lãi suất chênh 1-2% so với trước.
Nhìn nhận ở một góc độ khác, ông Nguyễn Văn Đính – Chủ tịch Hội môi giới BĐS Việt Nam khẳng định: “Nếu chúng ta chỉ ưu tiên vốn cho phân khúc nhà giá rẻ trong khi nguồn cung không có mà bỏ qua nhu cầu mua nhà ở chất lượng của người dân thì rất vô lý. Bởi hàng năm nhu cầu mua nhà mới của người dân rất lớn, đặc biệt là những dự án chất lượng thuộc phân khúc trung-cao cấp”.
Theo khảo sát của nhiều đơn vị nghiên cứu thị trường, hiện nhu cầu mua căn nhà đầu tiên giá 2-3 tỷ đồng chiếm 40% nhu cầu mua nhà. Trong khi đó, phân khúc này thường có giá 30-40 triệu đồng/m2 đã bị xem là phân khúc cao cấp, không được ưu tiên tín dụng đang gây khó khăn cho người mua nhà ở thực, những người đang mong muốn đổi nhà để có thể sống trong một môi trường tốt hơn.
Lĩnh vực bất động sản không chỉ đơn thuần ảnh hưởng tới nội bộ ngành này mà còn có quan hệ mật thiết với nhiều lĩnh vực kinh tế khác như vật liệu xây dựng, nội thất… và việc làm của nhiều người, trong đó có các công nhân xây dựng. Chính vì thế, theo các chuyên gia, khi lĩnh vực BĐS “ngấm đòn” và sụt giảm, nhiều ngành nghề liên quan khác trong nền kinh tế bị kéo theo.
Một chuyên gia kinh tế thẳng thắn lấy ví dụ thực trạng từ thị trường BĐS Trung Quốc. Sau hơn 1 năm áp dụng chính sách kiểm soát chặt nguồn tín dụng với BĐS, thị trường địa ốc Trung Quốc lâm vào tình cảnh khó khăn chưa từng có, đe doạ trực tiếp tới nền kinh tế, buộc Chính phủ nước này phải điều chỉnh lại các chính sách. “Đó là một bài học mà chúng ta cần rút kinh nghiệm ngay từ bây giờ”, vị chuyên gia khẳng định.
Đối với người dân, việc không tiếp cận được vốn vay ngân hàng sẽ ảnh hưởng đến ước mơ sở hữu nhà. Bởi với đa số gia đình, họ mong muốn sở hữu nơi ở chất lượng nhưng tài chính chưa đủ, có thể vay tới 70% giá trị căn hộ. Hoặc một số khác thì có thể tận dụng nguồn lực để vừa có căn hộ sinh sống, vừa có nguồn tiền đầu tư vì gốc và lãi vay có thể trả dần trong nhiều năm. Bởi vậy, việc quản lý tín dụng bất động sản nếu không sát với thực tế sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu mua nhà chính đáng của hàng chục nghìn người, ảnh hưởng đến an sinh xã hội.
Thứ trưởng Bộ Xây dựng 'điểm danh' 9 tồn tại của thị trường bất động sản
Ngày 25/11, tại hội thảo về "Một số kiến nghị và giải pháp tháo gỡ khó khăn để phục hồi thị trường bất động sản trong giai đoạn hiện nay" do Hiệp hội Bất động sản Việt Nam tổ chức, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh đã "điểm danh" 9 tồn tại của thị trường bất động sản.
Nhiều căn hộ giá bình dân tại dự án nhà chung cư K35 Tân Mai (Công ty 98, Bộ Quốc phòng làm chủ đầu tư). Ảnh minh họa: Danh Lam/TTXVN
Năm 2021, sự bùng phát trở lại của dịch COVID-19 đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến thị trường bất động sản cả nước, đặc biệt là tại Thủ đô Hà Nội, TP Hồ Chí Minh cùng các tỉnh phía Nam. Thống kê toàn thị trường cho thấy, nguồn cung sản phẩm bất động sản mới chỉ bằng khoảng 50% so với cùng kỳ năm 2020. Số lượng dự án và căn hộ thương mại đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai chỉ tương đương năm trước với 254 dự án (khoảng 82.258 căn). Cùng đó, lượng giao dịch bất động sản cũng chỉ bằng khoảng 80%.
Từ thực tế của thị trường, Thứ trưởng Nguyễn Văn Sinh chỉ rõ vẫn còn 9 vẫn đề tồn tại, khó khăn trong lĩnh vực này. Tồn tại đầu tiên chính là một số chồng chéo, bất cập nhất định trong hệ thống pháp luật liên quan đến lĩnh vực bất động sản như: Luật Đất đai, Luật Đầu tư, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản...
Tiếp đó, cơ cấu sản phẩm bất động sản chưa phù hợp, dư thừa bất động sản cao cấp, thiếu hụt lớn ở phân khúc nhà ở xã hội, nhà ở dành cho công nhân, nhà ở giá hợp lý cho các đối tượng thu nhập thấp.
Nguồn cung nhà ở xã hội, nhà ở công nhân cũng chưa đáp ứng được nhu cầu. Tính đến hết quý III/2021, cả nước đã hoàn thành 266 dự án nhà ở xã hội khu vực đô thị, nhà ở cho công nhân quy mô xây dựng khoảng hơn 142.000 căn với tổng diện tích hơn 7.100.000 m2, đạt khoảng 56,8 % so với mục tiêu đề ra trong Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020 mặc dù đã gần hết năm 2021 - Thứ trưởng Nguyễn Văn Sinh dẫn chứng.
Bên cạnh đó, tiến độ cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ tại các địa phương còn rất chậm. Theo báo cáo của các địa phương, hiện nay tại các đô thị trên cả nước vẫn còn khoảng 2.500 khối nhà chung cư cũ được xây dựng từ trước năm 1994, tương đương hơn 3 triệu m2 sàn với hơn 100 nghìn hộ dân đang sinh sống, chủ yếu tập trung tại một số địa phương. Điển hình như: Hà Nội có 1.579 nhà chung cư, Tp. Hồ Chí Minh 575 nhà chung cư, Hải Phòng 205 nhà chung cư, Quảng Ninh 60 nhà chung cư, Phú Thọ 23 nhà chung cư, Nghệ An 22 nhà chung cư...
Trong khi đó, giá bất động sản lại liên tục tăng. Theo Thứ trưởng Nguyễn Văn Sinh, giá nhà ở đặc biệt là tại khu vực đô thị quá cao so với mặt bằng thu nhập chung của người dân. Giá bất động sản một số khu vực, một số phân khúc đặc biệt là đất nền tăng nhanh trong thời gian ngắn do xuất hiện các thông tin chưa rõ ràng về quy hoạch hành chính từ huyện, thị xã lên quận, thành phố; về chủ trương đầu tư xây dựng các khu đô thị, khu du lịch mới, đầu tư xây dựng sân bay, dẫn đến giới đầu cơ, môi giới lợi dụng để thổi giá thu lợi.
Đáng chú ý, các dự án bất động sản vẫn còn nhiều thiếu sót, chưa hoàn thiện về hồ sơ, trình tự thủ tục pháp lý. Điều này dẫn đến chưa đủ cơ sở pháp lý để các cơ quan quản lý nhà nước phê duyệt theo thẩm quyền.
Ngoài ra, hoạt động về giao dịch bất động sản còn lộn xộn, chưa được kiểm soát tốt. Hoạt động của các sàn giao dịch bất động sản còn tồn tại nhiều bất cập, khiến công tác quản lý nhà nước về giao dịch bất động sản gặp rất nhiều khó khăn.
Cụ thể như chưa hình thành được hệ thống giao dịch được kiểm soát, đảm bảo tính pháp lý trong giao dịch bất động sản, bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng. Vẫn còn hiện tượng các sàn giao dịch bất động sản câu kết với nhau ôm hàng, làm giá, tạo sóng... gây "sốt ảo" để tạo chênh lệch làm nhiễu loạn thị trường.
Trong khi đó, đội ngũ làm môi giới bất động sản còn yếu về chuyên môn, hiểu biết pháp luật hạn chế, chưa có tính chuyên nghiệp, yếu kém về đạo đức kinh doanh dẫn đến tình trạng làm ăn chụp giật; thiếu trách nhiệm, gây thiệt hại cho khách hàng; không ít những người hoạt động môi giới tự do, không có chứng chỉ hành nghề theo quy định.
Tồn tại nữa được Thứ trưởng Nguyễn Văn Sinh "điểm danh" chính là thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản vẫn còn nhiều hạn chế, thiếu tính minh bạch. Điều này dẫn đến tình trạng một bộ phận đã thông qua các dự án bất động sản, nhà ở chưa đủ cơ sở pháp lý, điều kiện huy động vốn hoặc dự án không có thật (dự án ma) để lừa đảo, chiếm dụng tiền huy động của người mua. Hay, việc lợi dụng các thông tin về quy hoạch, về nâng cấp đô thị, cấp hành chính để thổi giá, gây sốt ảo bất động sản.
Thêm một khó khăn cố hữu đối với thị trường là nguồn lực tài chính cho đầu tư các dự án bất động sản chưa đa dạng và bền vững, chủ yếu vẫn phụ thuộc vào nguồn vốn tín dụng ngân hàng và tiền ứng trước của khách hàng, gói hỗ trợ từ ngân sách nhà nước. Một số doanh nghiệp huy động trái phiếu với lãi suất cao, tiềm ẩn rủi ro trong thanh toán.
Để giải quyết các khó khăn của thị trường bất động sản, Thứ trưởng Nguyễn Văn Sinh cho rằng, trước mắt rất cần sự chung sức của cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp, hiệp hội trong việc phục hồi, sản xuất, kinh doanh.
Chuyên gia dự báo gì thị trường bất động sản thời gian tới? "Nếu như thị trường đất nền phát triển quá nóng dẫn đến rất nhiều hệ luỵ, thứ nhất có thể xảy ra cơn sốt không đáng có. Thứ hai, rõ ràng khi đầu tư đất nền chỉ để kiếm lời lướt sóng không phục vụ sản xuất, không giúp phát triển thị trường lành mạnh". Nhiều hệ lụy từ đất nền phát triển...