Nhìu Cồ San – Đỉnh núi cao thứ 9 Việt Nam đang là điểm săn mây và băng tuyết mới
Lào Cai luôn khiến bạn đi hết từ bất ngờ này đến bất ngờ khác. Không chỉ có Fansipan, Lảo Thẩn…, Nhìu Cồ San – Đỉnh núi cao thứ 9 Việt Nam đang là điểm săn mây và băng tuyết mới trong vài năm qua.
Nhìu Cồ San – Cái tên đặc biệt mang ý nghĩa thú vị
Nhìu Cồ San theo tiếng dân tộc H’Mông là “sừng trâu”, cái tên xuất phát từ việc ngọn núi có hình dạng tựa hai chiếc sừng trâu. Ngon núi này thuộc địa phận xã Sàng Ma Sáo, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai; cách thị xã Sa Pa của tỉnh Lào Cai chỉ khoảng 60 km. Nhìu Cồ San có độ cao 2.965 m so với mực nước biển, được xác định là đỉnh núi cao thứ 9 tại Việt Nam, thuộc dãy Hoàng Liên Sơn.
Nhìu Cồ San có địa hình rất đa dạng và thú vị, từ chân núi đã khá hiểm trở, khó đi, đặc biệt vào mùa mưa thường trơn trượt. Ngay từ chân núi bạn sẽ bắt gặp những đồi thấp với cây bụi, đồng cỏ và vách đá. Lên cao hơn sẽ là rừng nguyên sinh với những thân cây gỗ cao lớn, những tán lá phong đổ màu như khung cảnh trời Âu.
Thác Ong Chúa được ví như biểu tượng của Nhìu Cồ San, từ trên vách núi cao hàng trăm mét sẽ thấy dòng nước trắng xóa đổ xuống như dải lụa khổng lồ. Vào mùa lạnh giá, Nhìu Cồ San thường hay chìm trong băng tuyết và du khách có thể bắt gặp hình ảnh cây lá “hóa thủy tinh”. Có thể nói mỗi mùa Nhìu Cồ San lại mang vẻ đẹp riêng với thảm thực vật phong phú và du khách có thể cảm nhận được sự thay đổi rõ rệt về địa hình, khí hậu theo mùa.
Băng tuyết trên đỉnh Nhìu Cồ San. (Ảnh: Vietnamnet)
Tháng 11 – 12 hàng năm là thời điểm Nhìu Cồ San xuất hiện những cây phong lá đỏ, lá vàng rực rỡ. Vào tháng 1, nơi đây dễ xuất hiện băng giá, thỉnh thoảng có tuyết phủ trắng trên đỉnh cao. Thời gian phù hợp để leo núi nhất là khoảng tháng 3 – 4, khi khắp đỉnh núi tràn ngập sắc đỏ, tím, vàng của hoa đỗ quyên. Lối trekking từ bản lên núi sẽ bắt đầu ở con đường hai bên là ruộng bậc thang mùa cạn nước, chỉ còn trơ gốc rạ và những bờ rào đá.
Cây phong trên cung đường lên Nhìu Cồ San. (Ảnh: VnExpress)
Kinh nghiệm chinh phục Nhìu Cồ San
Cung đường chinh phục đỉnh Nhìu Cồ San không quá dài nhưng đòi hỏi người leo núi phải có sức bền. Để trekking đỉnh núi này, du khách thường di chuyển đến Sa Pa, đi tiếp tới xã Dền Sáng rồi mới đến bản Nhìu Cồ San. Du khách đi Sa Pa thường hay đón xe khách tới xã Dền Sáng rồi tiếp tục đón xe ôm của dân địa phương tới bản Nhìu Cồ San để chinh phục đỉnh núi. Quãng đường từ Dền Sáng đến chân núi chưa đến 10 km nhưng đầy đá hộc và dốc cao, chỉ tay lái cứng mới đi được.
Video đang HOT
Du khách di chuyển từ Hà Nội nếu bằng xe khách thì nên khởi hành muộn nhất lúc 9h sáng và đến Sa Pa vào 3h chiều, hành trình đến Nhìu Cồ San sẽ bắt đầu vào sáng hôm sau và nên thuê porter đi cùng. Theo những nhà leo núi có kinh nghiệm, cung đường chinh phục Nhìu Cồ San thường đi qua thác Ong Chúa về đường bãi thả dê hoặc ngược lại.
Đường đi thác Ong Chúa có nhiều cây lớn che bóng mát và suối thác và dễ tìm được chỗ nghỉ chân. Còn cung đường tới bãi thả dê không quá dốc, đa phần là cây bụi, cỏ thấp, không có suối thác, nếu tới đây vào ngày nắng nóng dễ bị mất sức. Đoạn đường qua thác Ong Chúa cũng có nhiều cầu gỗ, khung cảnh đẹp với dốc cao liên tục, ngày mưa đường trơn trượt và ngày nắng đẹp bạn sẽ tha hồ chụp ảnh “sống ảo” lung linh.
Hành trình chinh phục đỉnh Nhìu Cồ San sau khi đã dừng chân nghỉ ở bản Nhìu Cồ San thường bắt đầu vào buổi trưa, lên núi tới 4h chiều là có thể dừng nghỉ ở lán. Khu lán có diện tích vừa phải, đủ chỗ cho 60 – 70 người và có nguồn nước từ suối cách đó chừng 300 m. Sau khi chiêm ngưỡng khung cảnh ở sườn núi vào buổi chiều và tối, đừng quên dậy thật sớm vào sáng hôm sau để đón bình minh.
Hành trình lên đỉnh Nhìu Cồ San sẽ tiếp tục vào sáng sớm hôm sau, quãng đường này tốn khoảng 2 giờ đồng hồ leo núi. Check-in xong trên đỉnh Nhìu Cồ San, du khách sẽ di chuyển ngược trở về lán nghỉ trưa rồi xuống núi kết thúc 2 ngày leo núi. Với độ cao của mình, Nhìu Cồ San là điểm săn mây nhưng nơi đây được đánh giá là khó săn được mây hơn các nơi khác.
Nếu may mắn, bạn vẫn săn được mây. (Ảnh: Hà My)
Du khách cần lưu ý nên thuê porter đi cùng để tránh lạc đường và không bị mất sức khi leo núi. Ngoài ra, du khách cũng cần trang bị đầy đủ quần dài, áo dài tay (hoặc áo khoác mỏng chống thấm nước), áo phông, áo khoác dày (giữ ấm khi ngủ qua đêm ở lán), giày leo núi… và các vật dụng cá nhân cần thiết khác.
Nếu đi săn băng tuyết Nhìu Cồ San vào tháng 1 thì nơi đây trời có thể có mưa lớn, nhiệt độ xuống thấp khoảng 1 – 2 độ C. Để có cơ hội ngắm tuyết rơi hay băng giá trắng muốt thì bạn phải băng qua các địa hình khác nhau như rừng già, thác, suối, đường đá, dốc đứng… trong một hoàn cảnh trơn trượt, đòi hỏi chuyến đi có đôi chút mạo hiểm.
Những nhà leo núi mạo hiểm sẽ ưa săn băng tuyết Nhìu Cồ San. (Ảnh: Vietnamnet)
Hiện nay cũng đã có tour trekking núi Nhìu Cồ San 2 ngày 1 đêm và du khách có thể lựa chọn đi trong khoảng từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau để ngắm mùa phong thay lá nhuộm vàng cánh rừng hoặc từ tháng 2 đến tháng 4 trong mùa hoa đỗ quyên nở rộ.
Đi Tà Xùa 2 ngày 1 đêm cũng đủ để chinh phục hết sống lưng khủng long, mỏm cá heo, cây cô đơn...
Tà Xùa có lẽ là địa điểm săn mây nổi tiếng nhất của tỉnh Sơn La. Tín đồ du lịch ở Hà Nội và vùng lân cận chỉ cần đi Tà Xùa 2 ngày 1 đêm là đủ để chinh phục hết những thắng cảnh nổi tiếng của Tà Xùa như sống lưng khủng long, mỏm cá heo, cây cô đơn...
Những năm gần đây, Tà Xùa đã trở thành địa điểm săn mây nổi tiếng nhất tỉnh Sơn La và là lựa chọn hàng đầu ở miền Bắc mỗi khi các tín đồ phượt/du lịch rủ nhau đi săn mây. Những cung đường ngoằn ngoèo, hùng vĩ, cảnh sắc thiên nhiên ngoạn mục ngay trước mắt khi đã đặt chân lên đỉnh núi... là những trải nghiệm quý giá khó quên đối với bất kỳ ai.
Mỏm cá heo. (Ảnh: FB Thu Thảo)
Từ Hà Nội và các vùng lân cận, hành trình đến với Tà Xùa không mất quá nhiều thời gian, chỉ 2 ngày 1 đêm vào dịp cuối tuần hoặc một kỳ nghỉ lễ ngắn là đã đủ để khám phá hết những gì tinh túy nhất của địa danh nổi tiếng nhất của huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La này.
Đến với Tà Xùa có rất nhiều lựa chọn phương tiện khác nhau như xe khách, xe hơi tự lái và đa số các tín đồ phượt sẽ chọn xe máy. Ngoài ra, khi đến tới huyện Bắc Yên thì cũng có nhiều dịch vụ thuê xe tự lái hoặc xe ôm chuyên chở du khách qua những đoạn đường nhỏ, hẹp, nhiều khúc cua tay áo khúc khuỷu khó đi.
Cung đường đầy mây đi Tà Xùa. (Ảnh: PYS Travel )
Ngày thứ nhất: Hà Nội - Tà Xùa
Sáng sớm, từ Hà Nội bạn bắt đầu khởi hành, đồi chè Thanh Sơn (tỉnh Phú Thọ) thường là điểm dừng chân đầu tiên trong hành trình đi Tà Xùa của hầu hết du khách đi Tà Xùa. Nếu có nhu cầu bạn cũng có thể tham quan đồi chè xanh mơn mởn, đẹp lung linh này. Gần trưa sẽ đến thị trấn Bắc Yên (huyện Bắc Yên, Sơn La), sau khi nghỉ ngơi, ăn trưa là có thể tiếp tục di chuyển đến Tà Xùa.
Tại thị trấn Bắc Yên có khá nhiều lựa chọn quán ăn, nhà hàng chuyên phục vụ món ăn dân tộc như lẩu các loại, nộm da trâu chua... Tới xã Tà Xùa (huyện Bắc Yên) thì có dịch vụ homestay với rất nhiều homestay trên núi cao và bạn nên đặt phòng từ trước để tới nơi thì kịp nghỉ ngơi và cũng là đề phòng chuyện kín chỗ. Homestay ở Tà Xùa tương đối đầy đủ tiện nghi, view núi giúp bạn dễ dàng săn mây ngay tại chỗ nghỉ.
Homestay ở Tà Xùa. (Ảnh: FB Thu Thảo)
Sau giấc ngủ trưa hay 1 - 2 tiếng nghỉ ngơi, thư giãn là đã có thể bắt đầu công cuộc săn mây với những góc chụp ngập tràn mây và núi đẹp kỳ vì, check-in cây táo mèo mà người ta thường gọi là "cây cô đơn", đến xã Xím Vàng, cách xã Tà Xùa khoảng 20 km với khung cảnh ruộng bậc thang đẹp tựa như dải lụa vàng óng ả cùng trải nghiệm cuộc sống văn hóa của dân tộc vùng cao nơi đây. Cuối buổi chiều ngày đầu tiên sẽ là cơ hội để bạn chiêm ngưỡng và check-in cảnh hoàng hôn trên Đỉnh Gió.
Cây cô đơn ở Tà Xùa. (Ảnh: FB Thu Thảo)
Buổi tối ở homestay Tà Xùa thường có những màn giao lưu văn nghệ rất sôi nổi, ấm cúng. Bạn cũng có thể tranh thủ chiêm ngưỡng vẻ đẹp bình yên nơi núi rừng Tây Bắc về đêm, đọc sách, chuyện trò hoặc thư giãn với một số trò chơi cùng bạn đồng hành hay kể chuyện cho nhau nghe...
Ngày cuối: Săn mây Sống lưng Khủng long rồi trở về
Để hành trình trở về không quá muộn, bạn nên di chuyển đến Sống lưng Khủng Long ở xã Háng Đồng (huyện Bắc Yên) từ sáng sớm. Dậy sớm cũng giúp bạn trải nghiệm cảnh bình minh trong màn mây cực ấn tượng ở homestay. Sống lưng Khủng Long tại xã Háng Đồng chỉ cách Tà Xùa khoảng 12 km, trên núi Chống Tra nó có hình dáng như chiếc mỏ neo và quan sát từ xa sẽ thấy giống như sống lưng của một con khủng long đang ngủ.
Săn mây trên Sống lưng Khủng long. (Ảnh: PYS Travel, Du Lịch Việt Nam)
Đến với Háng Đồng, bạn cũng có cơ hội giao lưu với đồng bào dân tộc Mông và thưởng thức những món ăn đặc sản nơi đây cùng chén rượu ngô thơm nồng. Sau khi check-in Sống lưng Khủng long, bạn có thể "sống ảo" tại quán cà phê ở Tà Xùa. Những quán cà phê view núi ở đây không gian cực chill nhờ những màn mây lững lờ trôi trong khí trời se lạnh, điều này cũng khiến những tách cà phê ấm áp, thơm ngậy hơn.
Quán cà phê ở Tà Xùa cực chill. (Ảnh: FB Thu Thảo)
Đến trưa là bạn có thể quay về homestay trả phòng rồi trở lại thị trấn Bắc Yên để về Hà Nội. Sau bữa trưa dùng nốt những món đặc sản Tà Xúa, bạn có thể di chuyển về Hà Nội trên cung đường qua huyện Phù Yên (Sơn La). Trên đường về có thể ghé vườn cam Hoan Yên ở xã Mường Thải (Phù Yên) để thăm vườn cam, tự tay hái cam và mua về làm quà.
Lựa chọn phương tiện đi Tà Xùa
Nếu đi xe khách từ Hà Nội thì mất khoảng trên 5 tiếng đồng hồ với quãng đường hơn 200 km để tới Tà Xùa. Để đảm bảo được chất lượng dịch vụ, bạn nên chọn các nhà xe chất lượng cao, đã được cộng đồng review về độ uy tín. Mức giá xe khách đi Tà Xùa gần đây dao động trong khoảng 180.000 - 200.000 đồng, vé một chiều.
Nếu đi Tà Xùa bằng xe hơi tự lái thì tuyến đường cao tốc sẽ giúp tiết kiệm thời gian. Có 2 cung đường phổ biến: Thứ nhất, từ Hà Nội đi hướng Sơn Tây qua cầu Trung Hà, tới ngã ba Thu Cúc rẽ trái đi Phù Yên để tới thị trấn Bắc Yên trên QL 37 rồi đến Tà Xùa; Thứ hai, lái xe hướng cầu chui Trung Hoà vào đại lộ Thăng Long, đi thẳng theo DCT08 đến cầu Yên Bài thì rẽ vào TL87A, tới đầu cầu Đồng Quang rẽ phải tới khúc quanh thì rẽ trái vào DT137, tới Hạt kiểm lâm Thanh Sơn thì đi tiếp hướng QL 32 nối dọc QL 37 và sau cùng là QL 43, từ đó tìm đường đến bến phà Vạn Yên, qua phà là tới Sơn La, đi tiếp hướng Bắc Yên rồi đi Tà Xùa.
Phượt thủ đi xe máy thường mất từ 6 - 7 tiếng đồng hồ để đến được Tà Xùa. Cung đường nhiều phượt thủ rỉ tai nhau là QL 32 - Nhổn - Sơn Tây - Thanh Sơn (Phú Thọ) - Ngã ba Thu Cúc - Phù Yên - Bắc Yên - Tà Xùa.
Cô gái Bắc Giang băng rừng rêu, ngắm phong lá đỏ trên đỉnh Nhìu Cồ San Chinh phục Nhìu Cồ San những ngày đầu đông, chị Dương leo bộ hơn chục cây số, vượt mưa gió, băng qua các cung đường dốc đá trơn trượt để chiêm ngưỡng khu rừng "mọc rêu" và mùa phong đỏ thay lá. Đam mê du lịch và chinh phục các dạng địa hình, chị Hoàng Thùy Dương (31 tuổi, hiện sống và làm...