Nhịp sống dân dã bên cây cầu dây văng dài nhất Đông Nam Á
Hơn 6 năm sau thảm họa sập nhịp dẫn cầu Cần Thơ, nhịp sống thường nhật đã giúp các gia đình nạn nhân vượt dần qua nỗi đau. Những hình ảnh mới nhất do PV Dân trí ghi lại trên cây cầu nhiều cảm xúc này.
Cầu Cần Thơ được khởi công xây dựng ngày 25 tháng 9 năm 2004. Ban đầu, công trình được dự kiến hoàn thành vào ngày 14 tháng 12 năm 2008, tuy nhiên sau sự cố sập nhịp dẫn cầu Cần Thơ ( ngày 26 tháng 9 năm 2007), công trình phải dừng thi công để điều tra tai nạn. Vì vậy tiến độ hoàn thành bị chậm trễ hơn 1 năm. Cuối cùng, cầu cũng được khánh thành vào lúc 09h00 sáng ngày 24 tháng 4 năm 2010.
Cầu Cần Thơ bắc qua sông Hậu nối thành phố Cần Thơ và tỉnh Vĩnh Long. Tại thời điểm hoàn thành (2010), đây là cây cầu dây văng có nhịp chính dài nhất tại khu vực Đông Nam Á với tổng mức đầu tư 4.832 tỷ (thời điểm 2001, tức là khoảng 342,6 triệu USD) bằng nguồnViện trợ của chính phủNhật và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam khoảng 15%.
Cầu hoàn thành, hàng triệu người dân vui mừng không còn cảnh luỵ phà qua sông Hậu, giao thương thuận lợi hơn, góp phần phát triển kinh tế cho vùng ĐBSCL một cách gián tiếp.
Trong ngày kỉ niệm các nạn nhân tử nạn trong tai nạn sập nhịp dẫn cầu Cần Thơ, PV Dân trí giới thiệu chùm ảnh “mộc” và cảnh lung linh về đêm của cây cầu dây văng có nhịp chính dài nhất Đông Nam Á này:
Đàn trâu no bụng bên chân cầu Cần Thơ
Những túp lều tạm giữ trâu, bò của người dân trong khu công nghiệp Bình Minh
Và những đám cỏ, ao nước “tự nhiên” trong KCM Bình Minh
Một căn nhà dựng lên trong KCN Bình Minh vì người dân chưa chịu nhận bồi thường
Video đang HOT
Đến tháng 4, vàng tươi những chùm Thanh Trà như thế này được bày bán dưới dốc cầu Cần Thơ (bờ Vĩnh Long)
Hoàng hôn đang xuống dần
Một chút bâng khuân khi nhìn về cầu Cần Thơ
Cầu Cần Thơ sắp về đêm
“Ngàn cây nến sáng” được thắp lên trên cầu Cần Thơ
Lung linh huyền diệu
Tháp chính sừng sững như một mũi tên lao thẳng lên trời xanh
Khi cầu Cần Thơ hoàn thành, cả triệu người dân vui mừng vì sang sông Hậu không còn cảnh luỳ phà ngang cách trở
Nguyễn Hành
Theo Dantri
Cảnh cát tặc ngày đêm 'cưa chân' cầu Cần Thơ
Những cỗ máy ngày đêm đục khoét lòng sông Hậu khai thác cát đang khiến dòng chảy thay đổi, gây sạt lở nhà dân và đặc biệt là các trụ cầu Cần Thơ.
Sông Hậu nằm giữa 2 tỉnh Vĩnh Long và Cần Thơ đang phải đối mặt nạn khai thác cát quá mức.
Dòng sông Hậu đỏ nặng phù sa đang 'quặn đau' bởi những cỗ máy khác thác cát ngày đêm gầm rú, rút ruột.
Nhiều nhà dân đã đổ sụp xuống sông.
Nghiêm trọng hơn, những 'quái vật khổng lồ' khai thác cát này nằm ngay chân cầu Cần Thơ - cây cầu ý nghĩa chiến lược ở khu vực ĐBSCL.
Hình ảnh 'cát tặc' ngày đêm 'cưa chân' cầu Cần Thơ do PV TS ghi lại:
Nhiều lần ông Phạm Văn Tiền chạy thuyền ra đuổi tàu cát, nhưng đâu rồi lại vào đó
Tàu khai thác cát bám trụ chân cầu Cần Thơ.
Những cỗ máy khai thác cát trên sông (ảnh nhỏ, biển hiệu và tên doanh nghiệp khai thác cát).
Những xà lan 500 tấn cập bến "ăn hàng".
Vào ban đêm, tàu khai thác cát tiến sát gần chân cầu Cần Thơ và bên bờ sông.
Người dân từng dùng đá đánh đuổi tàu cát nhưng đành bất lực.
Hàng ngày, mỗi tàu cát cung cấp cho hàng chục xà lan
Lợi nhuận từ việc khai thác cát là rất lớn, chỉ cần thả máy gầu xuống sông là kéo cát lên.
Theo vietbao
Trở lại vùng quê có 34 người tử nạn trong một ngày "Nghe một tiếng rầm như trời đánh, tui nhìn ra phía cầu Cần Thơ, thấy khói bụi mịt mù nơi chồng tui làm việc. Đến hiện trường, nhìn đống bê tông hòa với máu, tui không đứng vững..."- chị Thùy Trang có chồng bị thương trong vụ sập nhịp dẫn cầu Cần Thơ, nhớ lại. Ngày định mệnh 26/9 của 6 năm về...