Nhịp sống bình yên ở Triều Tiên
Đất nước Triều Tiên bí ẩn gây ấn tượng với kiến trúc đồng bộ, đường sá sạch sẽ, ga tàu điện hiện đại và những người dân với nếp sống quy củ.
Tháp Chủ thể cao 170 m in bóng xuống bờ sông Taedong ở thủ đô Bình Nhưỡng. Ngọn tháp là biểu tượng cho tư tưởng Chủ thể, do người sáng lập đất nước Kim Nhật Thành đề ra như một hệ tư tưởng nhà nước chính thống cho Triều Tiên.
Khu trung tâm Bình Nhưỡng với những dãy nhà cao tầng cũ nằm san sát.
Bức tượng ông Kim Nhật Thành uy phong ngay lối vào của Đại học tập đường Nhân dân. Đây là thư viện trung ương ở thủ đô Bình Nhưỡng.
Hai nam thanh niên phía trước là cảnh sát giao thông Triều Tiên. Phía sau họ là các binh sĩ quân đội.
Ga tàu điện ngầm rộng rãi và hiện đại của Bình Nhưỡng.
Người dân chụm đầu đọc báo miễn phí tại nhà ga.
Video đang HOT
Bên trong một tóa tàu. Trẻ em đang tò mò nhìn về phía ống kính của nhiếp ảnh gia qua ô cửa sổ kính.
Một lá quốc kỳ Mỹ cũ và kho vũ khí được trưng bày tại bảo tàng chiến tranh Bình Nhưỡng. Phía sau là bức ảnh phóng to hình những binh sĩ Mỹ trong cuộc chiến tranh liên Triều 1950-1953.
Các khán giả chờ xem một buổi hòa nhạc cổ điển tại nhà hát Bình Nhưỡng.
Các mẫu động vật được trưng bày tại phòng thí nghiệm sinh học, trường tiểu học Cheung Wong, Bình Nhưỡng.
Bé gái mặc đồ truyền thống xinh xắn đang chơi đàn piano tại trường học tiểu học Cheung Wong.
Một căn giường được trải chăn hoa sặc sỡ tại khách sạn hạng sang của Bình Nhưỡng Koryo.
Du khách châu Âu thích thú lưu lại hình ảnh một nữ tiếp viên hàng không của Triều Tiên. Máy bay của anh vừa hạ cánh xuống Bình Nhưỡng sau khi khởi hành từ Bắc Kinh.
Những chiếc đài được xếp ngay ngắn dọc các dãy bàn ở Đại học tập đường Nhân dân, Bình Nhưỡng.
Đôi chân của một bé gái trên thảm in hoa sặc sỡ của cung Thiếu nhi Bình Nhưỡng. Đây là một địa điểm rộng lớn, có các lớp dạy múa, hát, hội họa, thể thao và tổ chức một số hoạt động ngoại khóa cho các em thiếu nhi ở Bình Nhưỡng.
Theo VNE
Cuộc chiến váy ngắn tiếp diễn ở Trung Quốc
Các nhà quản lý ga tàu điện ngầm yêu cầu các cô gái "ăn mặc kín đáo hơn" để tránh bị quấy rối tình dục, nhưng nhiều phụ nữ tuyên bố rằng họ có quyền được ăn mặc theo ý thích và xã hội Trung Quốc quá bảo thủ.
Một cô gái mặc váy ngắn đứng đợi ở ga tàu điện ngầm Bắc Kinh. Ảnh: China Daily
Kan Chunling, 55 tuổi, luôn tự nhận mình là một tín đồ thời trang và là người cởi mở nhất so với các đồng nghiệp của cô. Tuy nhiên, Kan nhận thấy rất khó để có cái nhìn thiện cảm đối với những mốt thời trang hở hang mà các cô gái trẻ ngày nay thường diện. Cô không cho rằng mình tư duy bảo thủ.
"Những chiếc váy và áo được bày bán ở các shop thời trang hiện nay quá quá ngắn", cô nói. "Tôi không thể không lo lắng thay cho những cô gái trẻ mặc chúng. Liệu họ có cảm thấy bất an không khi mặc những thứ đấy lên xe buýt hay ra ga tàu điện ngầm tấp nập? Nếu không, thì xét về mặt thực tế, họ có cảm thấy những thứ váy áo ấy bất tiện khi họ cần cúi xuống hay khi phải thực hiện những động tác nhạy cảm tương tự hay không?".
Kan là một trong số những cử nhân đầu tiên của Trung Quốc sau khi các trường đại học tái mở cửa sau Cách mạng văn hóa 1966-1976, với tấm bằng tốt nghiệp chuyên ngành tiếng Anh. Thời ấy, thậm chí quần jeans cũng bị đánh giá là không thích hợp với đa số mọi người vì chúng ôm chặt lấy đôi chân. Tuy nhiên, với vốn hiểu biết văn hóa và văn học nước ngoài, cô đã tiếp nhận quần jeans như một bước tiến về thời trang.
"Xã hội ngày càng dễ dãi"
"Những người mặc quần jeans chia thành hai nhóm vào thời điểm đó", Kan nhớ lại. "Một nhóm xem quần jeans là hình thức ăn mặc kỳ quái và mặc chúng chỉ vì tò mò. Nhóm còn lại thực sự yêu thích kiểu quần này và mặc chúng như một mốt thời trang thật sự".
Thực tế, đầu những năm 1980 ấy, thời trang đã được xem là dễ dãi và thoải mái hơn nhiều so với cách đó 20 năm. Hồi những năm 1960, mẹ chồng của Kan đã bị phê bình công khai trước tập thể chỉ vì mặc một chiếc áo sơ mi màu hồng. Vấn đề không nằm ở kiểu áo hay độ dài của nó mà đơn giản là màu sắc. Vào thời đó, những màu sắc được chấp nhận chỉ giới hạn trong màu xanh lá cây, xanh hải quân, đen, trắng và ghi.
Nhiều người tỏ ra ngạc nhiên trước việc xã hội ngày một dễ dãi đối với thời trang. Một video đăng trên Sohu, cổng thông tin Trung Quốc, hôm 11/7 ghi lại cảnh một cô gái ở Thạch Gia Trang, thủ phủ của tỉnh Hà Bắc, lên xe buýt với một bộ độ bơi trên người. Những hành khách xung quanh tỏ ra tò mò với kiểu "mốt mới" này nhưng không hề có thái độ khó chịu.
Mùa hè oi bức ở Trung Quốc khiến phụ nữ mặc thoáng mát hơn. Cuộc tranh cãi về những cô gái diện váy áo xuyên thấu cả nội y ở ga tàu điện ngầm Thượng Hải thực sự đã được đẩy lên đỉnh điểm khi công ty điều hành nhà ga đăng thông báo trên blog chính thức, yêu cầu các nữ hành khách ăn mặc kín đáo hơn để tránh bị quấy rối tình dục. Giới chức cảnh báo "nhiều yêu râu xanh" đang lợi dụng sự đông đúc của nhà ga để giở trò sàm sỡ với phụ nữ. Thông báo lập tức gây "bão" trên khắp các trang xã hội của Trung Quốc. Các cô gái lên tiếng chỉ trích các nhà quản lý đang đổ lỗi cho chính các nạn nhân nữ.
Wang Yichen, 27 tuổi, làm việc cho một công ty của Anh ở Bắc Kinh, cho biết bố mẹ cô chưa bao giờ phàn nàn gì về cách ăn mặc của con gái. Cô khá cởi mở và công ty cũng chỉ quy định nhân viên không được mặc đồ quá mỏng. Cô thấy thoải mái với quần soóc và váy ngắn, hay thậm chí váy xẻ sâu. Cô không quan tâm đến chuyện bộ cánh đó khoe da thịt thế nào, miễn là chúng khiến cô trở nên quyến rũ.
Wang cảm thấy các nước phương Tây "thoáng" hơn khi phụ nữ không cần phải mặc áo lót ra đường. "Tôi cảm thấy không thoải mái khi phải áo lót. Ở Bắc Kinh, tôi phải chọn những chiếc váy có chất liệu dày để không quá gây chú ý. Nhưng không có gì phải lo lắng cả nếu tôi không mặc áo lót tung tăng khắp London".
"Nếu tôi mảnh mai hơn, tôi sẽ mặc những chiếc đầm hoặc váy ngắn bó sát vào mùa hè", cô nói. "Tôi sẽ mặc bất cứ thứ gì tôi thích, miễn là nội y của tôi không bị lộ và tôi thấy tự hào khi mọi người nhìn tôi, kể là là khi họ nhìn theo cách khiếm nhã. Nếu bạn muốn ăn mặc gợi cảm, bạn nên chuẩn bị sẵn tinh thần thép trước những con mắt soi mói. Nếu không thể thì đừng mặc".
Dù Wang chưa bao giờ cãi vã gì với bố mẹ về chuyện ăn mặc, cô vẫn thường gặp khó khăn khi thuyết phục bạn bè mình ăn mặc "thoải mái hơn", vì họ rất sợ bị bố mẹ phản đối. "Tôi có một người bạn không bao giờ mặc quần soóc trước mặt bố mẹ. Cô ấy chỉ mặc chúng khi ra khỏi nhà để tránh bị phàn nàn", Wang kể.
Một cô gái ở khu Sanlitun của Bắc Kinh, nơi nổi tiếng với nhiều quán bar và cửa hàng nước ngoài. Ảnh: China Daily
Khác biệt văn hóa
"Tôi thấy hầu hết phụ nữ Trung Quốc đều ăn mặc rất dè dặt, nhưng vẫn có nhiều cô gái có gu ăn mặc độc đáo ở các ga tàu điện ngầm hay bến xe buýt. Phụ nữ Mỹ cởi mở hơn phụ nữ Trung Quốc nhiều, có thể vì sự khác biệt về văn hóa và lịch sử. Chủ nghĩa bình quyền có thể là một phần lý do khiến họ muốn khẳng định mình qua phong cách ăn mặc hơn so với người Trung Quốc", Bridget O"Donnell, 25 tuổi, một nhà thiết kế phần mềm ở Thượng Hải nhận xét.
"Mùa hè, ở Detroit quê tôi, nhiều cô gái chỉ mặc độc bộ bikini ra đường. Họ thậm chí còn mặc ít hơn khi đến Florida", O"Donnell nói, thêm rằng phụ nữ Trung Quốc muốn khoe đôi chân của mình nhưng phụ nữ Mỹ lại thích mặc quần dài và khoe phần thân trên hơn.
O"Donnell từng nhìn thấy nhiều cô gái Thượng Hải mặc váy ngắn cũn cỡn nhưng anh nghĩ rằng đó là do họ đã chi rất nhiều tiền vào áo quần và muốn được mọi người chiêm ngưỡng mình mặc bộ cánh đó. "Tôi nghĩ không nhất thiết là vì phụ nữ Thượng Hải muốn mình trông gợi cảm, họ muốn chứng tỏ mình đang bắt kịp các mốt thời trang thì đúng hơn", cô nói.
O"Donnell nhận thấy một điểm khác biệt lớn giữa Thượng Hải và Bắc Kinh. Phụ nữ Bắc Kinh ăn mặc kín đáo hơn, thường là mặc quần dài. Thậm chí ở bãi biển Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông, mọi người vẫn "che chắn" kỹ càng, chủ yếu là vì họ không muốn phơi da ra dưới nắng.
Các nước Đông Nam Á mà O"Donnell từng đến thăm còn khắt khe hơn cả Trung Quốc. Trong một chuyến đi sang Malaysia năm 2009, cô đã "không thể tin được" rằng hầu hết phụ nữ đều trùm áo che kín từ đầu đến chân. Phụ nữ Việt Nam thì mặc áo sơ mi dài tay ngay cả vào những ngày nóng nhất.
Những người theo tôn giáo hoặc có tư duy truyền thống rất bất bình với xu hướng thời trang hở hang hiện nay. Dong Chunxi, một Phật tử 49 tuổi ở Bắc Kinh, cho biết ông thấy lo ngại khi phụ nữ Trung Quốc đã mặc ít đi rất nhiều so với 20 năm trước. "Tất cả đã bị Tây hóa quá nặng. Một số người nói rằng đó là tự do cá nhân, nhưng tôi nghĩ chúng ta cần phải tôn trọng truyền thống của đất nước", ông nói.
Hài hòa là một khái niệm cơ bản trong triết học Trung Quốc truyền thống, và theo ông Dong, phong cách thời trang ngày nay đã phá bỏ khái niệm này. "Là Phật tử, chúng tôi tin rằng quá nhiều khao khát sẽ khiến con người xao lãng và không có lợi cho cá nhân hay xã hội. Ngày nay, mọi người đang quan tâm đến vật chất nhiều hơn tinh thần. Chúng ta để ý đến cơ thể của chúng ta nhiều hơn tâm hồn của chúng ta. Cả đàn ông lẫn phụ nữ, những người đang cố gắng phô bày sự lôi cuốn của bản thân".
Theo VNExpress
Belarus xử bắn hai kẻ đánh bom ga tàu điện ngầm Theo AFP và Reuters, hai kẻ đánh bom ga tàu điện ngầm tại thủ đô Minsk của Belarus hồi tháng 4/2011 đã bị hành quyết bằng biện pháp xử bắn. Hai kẻ đánh bom ga tàu điện ngầm tại thủ đô Minsk. (Nguồn: news.belta.by)Chị gái của Vladislav Kovalyov, một trong hai kẻ đánh bom ga tàu điện ngầm tại Minsk, cho biết "Tòa...