Nhìn xương bàn tay của hai đứa trẻ 7 tuổi và 5 tuổi, cha mẹ sẽ hiểu vì sao cần cho con chơi nhiều hơn nữa
Các chuyên gia tin rằng 75% bộ não phát triển từ những ngày đầu sơ sinh cho đến khi 20 tuổi và vui chơi chính là cơ hội để não của trẻ phát triển tốt.
Theo Ủy ban Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc, vui chơi là một quyền của trẻ em vì nó quan trọng đối với sự phát triển nhận thức, thể chất, xã hội và tình cảm của trẻ.
Vui chơi ở đây được định nghĩa là khoảng thời gian tự do để trẻ thực hiện các kỹ năng vận động thô như đi, chạy, nhảy và kỹ năng vận động tinh: chơi các đồ chơi nhỏ, tô màu, vẽ, chơi cát, đất nặn. Các chuyên gia tin rằng 75% bộ não phát triển từ những ngày đầu sơ sinh cho đến khi trẻ được 20 tuổi. Và vui chơi chính là cơ hội để thùy não phát triển tốt giúp trẻ biết cách lập kế hoạch và đưa ra quyết định khi lớn lên.
Tuy rằng kỹ năng vận động thô hay tinh đều quan trọng như nhau, nhưng theo bà Ruth Swailes – Cố vấn cao cấp cải thiện trường học với hơn 25 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực giáo dục tiểu học, cho biết nếu muốn con sau này thông minh học giỏi thì các cha mẹ nên tập trung cho trẻ thực hành các kỹ năng vận động tinh thường xuyên.
Lý giải cho nhận định của mình, bà Ruth Swailes đã đưa hai tấm phim X-quang chụp 2 bàn tay của đứa trẻ: 7 tuổi (bên trái) và 5 tuổi (bên phải) để so sánh.
Ảnh chụp xương bàn tay đứa trẻ 7 tuổi (bên trái) và bàn tay của một đứa trẻ 5 tuổi (bên phải)..
Bà Ruth Swailes nhận xét: “Hai tấm hình này nói lên rất nhiều điều. Điều đáng chú ý ở đây không chỉ kích thước bàn tay của trẻ thay đổi mà sụn ở bàn tay của trẻ 5 tuổi sẽ hóa thành xương khi lên 7 tuổi thông qua quá trình hóa học nội tiết. Nói cách khác, quá trình trưởng thành của tay mất nhiều năm hơn so với tưởng tượng của chúng ta, cũng như sự khéo léo của trẻ cũng cần có thời gian để tập luyện”.
Như vậy, ngoài việc xương bàn tay của đứa trẻ 7 tuổi dài hơn ra thì khoảng cách giữa các đốt ngón tay cũng ngắn hơn nhiều so với bàn tay của trẻ 5 tuổi. Điều này có nghĩa là bàn tay của trẻ đã bắt đầu “cứng”.
Trong khi đó, khoảng cách giữa các đốt ngón tay của trẻ 5 tuổi khá dài, đây là những lớp sụn mềm giúp bàn tay trẻ linh hoạt. Sau này, lớp sụn sẽ dần cứng lại biến thành xương thông qua quá trình hóa học nội tiết. Quá trình này diễn ra từ 6 – 8 tuổi.
Video đang HOT
Điều này chứng minh rằng khoảng thời gian trẻ đang ở tuổi mẫu giáo chính là “thời điểm vàng” để cha mẹ giúp con luyện các kỹ năng vận động tinh thông qua các trò chơi như tô màu, vẽ, chơi cát, đất nặn, xâu chuỗi… trước khi bàn tay con “cứng” lại.
Lợi ích của việc chơi này không chỉ giúp tay con linh hoạt hơn, khéo léo hơn mà còn giúp trẻ học giỏi hơn khi lớn lên. Bởi sự yếu kém về kỹ năng vận động tinh có thể ảnh hưởng đến khả năng ăn, viết, lật trang sách, sử dụng máy tính và thực hiện các công việc chăm sóc cá nhân của trẻ: mặc quần áo, đánh răng, cột dây giày…
Có rất nhiều đồ chơi và trò chơi hỗ trợ trẻ phát triển kĩ năng vận động tinh. Có thể kể đến nhưu trò chơi lắp ghép, xếp hình, xâu chuỗi hạt, các trò chơi gồm nhiều mảnh mà trẻ có thể đổ ra nhặt vào. Ô tô điều khiển từ xa cũng rất có lợi cho trẻ, nhưng phù hợp với trẻ trong độ tuổi mẫu giáo trở lên.
Một số trò chơi đơn giản khác mang lại lợi ích to lớn trong việc rèn luyện đôi tay trẻ đõ là vẽ và tô màu hay gấp, xé giấy.
Người nhiều bệnh tật, sức khỏe kém thường có 5 dấu hiệu này trên bàn tay: Càng sớm khắc phục, tuổi thọ của bạn càng kéo dài!
Là một bộ phận liên tục phải hoạt động khi con người thức giấc, bàn tay rất dễ gặp chấn thương nếu không biết chăm sóc đúng cách. Ngoài ra, đây còn là bộ phận đầu tiên phát ra các dấu hiệu nếu cơ thể nhiễm bệnh.
Trên cơ thể con người, bàn tay là cơ quan gần gũi, quen thuộc nhất. Bàn tay giúp chúng ta thao tác từ những việc đơn giản đến phức tạp. Cũng nhờ tính linh hoạt của bàn tay mà con người được xếp hạng cao cấp hơn tất cả mọi sinh vật trên trái đất.
Các ngón tay là nơi tập trung dày đặc các dây thần kinh, nhận nhiều phản hồi xúc giác và là nơi định vị lớn nhất trên cơ thể người. Vì vậy, ý thức liên lạc của con người liên hệ mật thiết với hai bàn tay.
Các ngón tay là nơi tập trung dày đặc các dây thần kinh, nhận nhiều phản hồi xúc giác và là nơi định vị lớn nhất trên cơ thể người.
Là một bộ phận liên tục phải hoạt động khi con người thức giấc, bàn tay rất dễ gặp chấn thương nếu không biết chăm sóc đúng cách. Ngoài ra, đây còn là bộ phận đầu tiên phát ra các dấu hiệu nếu cơ thể nhiễm bệnh.
1. Móng tay dễ gãy, trắng bệch: Cơ thể thiếu chất
Theo Aboluowang, sức khỏe của móng tay liên quan mật thiết đến tình trạng dinh dưỡng. Nếu móng tay của bạn dễ gãy và có màu trắng bệch, điều đó có nghĩa cơ thể thiếu canxi, kẽm, vitamin C, A... Đồng thời tình trạng giải độc của cơ thể đang không tốt. Ngược lại, sở hữu móng tay hồng hào bóng bẩy cho thấy khí huyết dồi dào, cơ thể khỏe mạnh.
Nếu móng tay của bạn dễ gãy và có màu trắng bệch, điều đó có nghĩa cơ thể thiếu canxi, kẽm, vitamin C, A...
Bạn nên tăng cường các thực phẩm giàu kẽm, vitamin C, A... như sữa chua, các loại hạt, để nuôi dưỡng móng tay khỏe mạnh và giúp tăng cường hệ miễn dịch.
2. Hình dạng móng tay biến dạng: Bệnh về gan
Theo Đông y, khi gan tích tụ độc tố thì móng tay sẽ biến đổi. Nếu bỗng dưng móng tay của bạn chuyển sang màu trắng bạc, hinh dang mong biên dang, bi lôi lom, gơn song hoăc co đương vân doc theo mong tay, hoặc móng tay dễ gãy thi rât co thê ban đang mắc bệnh gan.
Ngoài ra, nếu bạn nhận thấy móng tay, lưỡi và mắt của bạn cũng màu vàng, điều đó cũng có nghĩa là gan của bạn bị tổn thương nghiêm trọng và cần được thăm khám gấp.
3. Ngứa ran ở tay: Bệnh tiểu đường
Bị tê tay, ngứa ran tạm thời có thể đến từ áp lực lên dây thần kinh. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bàn tay ngứa ran kèm theo đau, có thể là dấu hiệu của tổn thương thần kinh gọi là bệnh thần kinh ngoại biên.
Điều này thường là do sự kết hợp của nhiều yếu tố, từ các thói quen không lành mạnh như hút thuốc và lạm dụng rượu cho đến bệnh tiểu đường.
4. Lòng bàn tay màu vàng: Ung thư gan
Ung thư gan là một trong những loại ung thư phổ biến nhất ở nước ta. Bệnh thường phát hiện ở giai đoạn muộn nên tỷ lệ tử vong rất cao.
Cũng như ngón tay, lòng bàn tay màu vàng chính là biểu hiện của bệnh gan, đặc biệt là các bệnh nhân ung thư gan. Nguyên nhân gây vàng da ở người bệnh gan thường đến do chức năng gan bị suy yếu, không thể chuyển hóa bilirubin một cách trơn tru, cuối cùng làm tăng nồng độ bilirubin trong máu.
Nếu đi kèm với triệu chứng sụt cân, buồn nôn, nôn, mệt mỏi, chán ăn, tướng bụng, đau, đi ngoài phân trắng/bạc màu... thì bạn nên đi khám ung thư gan khẩn cấp.
Ở giai đoạn đầu, bệnh ung thư gan thường không có nhiều dấu hiệu rõ ràng, dễ gây lầm tưởng với bệnh lý thông thường khác do đó người bệnh thường ít chú ý. Cách đơn giản nhất để phát hiện bệnh là nên đi tầm soát ung thư gan 6 tháng/lần, đặc biệt là những bệnh nhân có yếu tố nguy cơ cao (xơ gan, viêm gan mạn do rượu, viêm gan virus B, C,...).
5. Ngón tay bị phồng: Chức năng phổi suy giảm
Ngón tay phồng là hiện tượng ngón tay phát triển to hơn so với bình thường. Hiện tượng này xảy ra rất có thể do chức năng phổi suy giảm khiến khả năng hấp thụ oxy không thường xuyên liên tục gây ra hiện tượng thiếu oxy.
Các đầu ngón tay nằm ở hai đầu của cơ thể, khi nguồn máu cung cấp đến các đầu ngón tay không đủ hoặc nếu cơ thể bị thiếu oxy thì các đầu ngón tay sẽ bị ảnh hưởng, cụ thể là làm ngón tay bị phồng ra.
Ngoài ra, nếu bạn có kèm các triệu chứng như sốt, ớn lạnh, khó thở, đau ngực... thì nên đi khám chức năng phổi càng sớm càng tốt.
Stress gây trở ngại cho não trong việc lập kế hoạch Theo Medical Express, các nhà khoa học ở Đại học Stanford (Mỹ) đã chứng minh được rằng stress có thể can thiệp vào việc não chúng ta lập các kế hoạch dựa trên thông tin được lưu trữ trong bộ nhớ. Stress cản trở hệ thần kinh, khiến chúng ta khó lấy lại và sử dụng ký ức hơn - Ảnh: CC0 Public...