Nhìn vào những đặc điểm này, bạn sẽ biết ngay ai là người chân thật, ai giả dối
Đây đều là những đặc điểm đặc trưng của người giả tạo và người chân thành, tìm hiểu ngay để không bị “ăn thịt lừa” nhé!
Đôi khi thật khó để có thể phân biệt 1 cách rõ ràng đâu là người thật lòng, đâu là người chỉ giả tạo, muốn lợi dụng bạn.
Nếu không muốn mình “bị dắt mũi” thì bạn nên chú ý đến những dấu hiệu này – bởi đó có thể chỉ ra bạn biết họ là kiểu người chân thành hay không thành thật.
1. Người giả dối chỉ tôn trọng những người có quyền lực và giàu có. Những người chân thành tôn trọng mọi người
Các nhà tâm lý học đã chỉ ra rằng, những người ích kỷ, sống không thật có xu hướng chỉ quan tâm đến lợi ích của bạn thân, mà không quan tâm nhiều đến suy nghĩ, tính cách những người xung quanh.
Trong khi đó, những người chân thành thường tôn trọng tính cách và đặc điểm của tất cả mọi người.
2. Những người giả dối muốn hưởng lợi từ mọi thứ xung quanh họ. Người tốt không bao giờ cố gắng dùng mánh khóe với người khác
Một người chân thành không bao giờ sử dụng các mánh khóe, vũ lực hay lời nói đe dọa để khiến mọi người làm những điều tốt cho mình.
Ngược lại, dù nhờ vả nhưng họ cũng quan tâm đến suy nghĩ, hạnh phúc, lợi ích của những người liên quan.
Video đang HOT
3. Người giả dối luôn khoe khoang. Người chân thành thì khiêm tốn
Những người chân thành thường không thích khoe khoang về thành tích của họ và cũng không muốn thu hút sự chú ý đến bản thân.
Và cách để bạn nhận diện 1 người không mấy thành thật đó là họ luôn tự hào về bản thân, khoe thành tích của mình làm được cho mọi người thấy và cảm thấy thích thú khi được khen ngợi.
4. Người giả tạo hay “bà tám”. Người chân thành không ngần ngại thể hiện ý kiến chủ quan của họ
Chính ý chí mạnh mẽ, trung thực nên người chân thành thường thể hiện quan điểm của mình mà không co cúm, lén lút nói suy nghĩ của mình với người khác ở phía sau.
Bạn vẫn biết rằng, ý kiến của mỗi người có thể khác so với đa số nên cần phải có sự can đảm, dám đối mặt với đám đông – đó mới thể hiện sự chính trực ở người đó.
Đổi lại, người giả tạo có thói quen ngồi lê đôi mách, hay lan truyền tin đồn, không mấy đáng tin.
5. Người giả tạo thường hứa hẹn nhưng không thực hiện. Người chân thành luôn cố gắng giữ đúng lời hứa của họ
Việc không giữ đúng lời hứa, nói cho sang miệng… có thể làm tổn thương người xung quanh, những người quan tâm đến ta – và đó là điều 1 người chân thành không bao giờ muốn làm cả.
6. Người giả tạo chỉ tử tế khi họ cần gì đó. Người chân thành luôn quan tâm và sẵn sàng đáp ứng
Để đạt được mục đích của mình nên những người giả tạo có thể nhún nhường và trở nên tử tế, tỏ ra quan tâm và chịu thiệt một chút. Nhưng với người chân thành, họ luôn quan tâm và sẵn sàng giúp đỡ, đáp ứng lời nhờ của người khác.
Không những thế, những người này còn luôn biết ca ngợi và truyền cảm hứng cho người xung quanh nữa cơ.
Nguồn: Businessinsider
Theo Helino
Phương pháp học thông qua khám phá của nhà tâm lý học người Mỹ
Những câu chuyện, trò chơi thú vị trong chương trình học sẽ gợi sự tò mò, hứng thú, giúp trẻ tiếp thu, ghi nhớ kiến thức tốt hơn.
Học thông qua khám phá (Discovery-based Learning) là phương pháp giáo dục bằng cách tương tác và tự tìm hiểu thế giới xung quanh. Phương pháp này được xây dựng và phát triển bởi nhà tâm lý học nổi tiếng người Mỹ - Jerome Bruner, từ những năm 60.
Theo ông, mục tiêu quan trọng nhất của việc học không chỉ bao gồm việc nắm bắt các khái niệm, phân loại, khả năng giải quyết vấn đề mà còn là khả năng phát minh ra những điều mới cho chính họ.
Phương pháp này khuyến khích trẻ tự học dựa trên kiến thức và kinh nghiệm trong quá khứ; sử dụng trí tưởng tượng và sáng tạo, kết hợp tìm kiếm thông tin mới để cho ra những sự thật và mối tương quan giữa chúng.
Với phương pháp này, giáo viên cần tạo cơ hội để học viên tự do thám hiểm và khám phá những điều kỳ diệu xung quanh. Mặt khác, giáo viên hoặc người hướng dẫn nên sử dụng những câu chuyện, trò chơi... để gợi sự tò mò và hứng thú của người học, dẫn dắt họ theo những hướng suy nghĩ, hành động và phương diện phản hồi mới.
"Đây không phải là sự hướng dẫn mà là một hình thức phối hợp giữa người dạy và người học trong quá trình tiếp thu kiến thức", nhà tâm lý học Jerome Bruner cho biết.
Trẻ vừa được áp dụng kiến thức đã học vừa khám phá các thí nghiệm vật lý ngay tại lớp.
Đồng thời, trong quá trình tìm hiểu, học viên được khuyến khích đặt câu hỏi cho những điều các em chưa tìm ra câu trả lời. Bằng việc khám phá và kiểm soát các tình huống, đấu tranh với các câu hỏi và sự tranh cãi hoặc bằng cách làm các thí nghiệm, trẻ sẽ dễ ghi nhớ khái niệm và thu thập kiến thức. Nhờ đó, khả năng ngôn ngữ của các em sẽ phát triển tự nhiên và vững chắc.
Các hoạt động trong lớp học được thiết kế với độ khó tăng dần dựa theo những kiến thức và kỹ năng mà trẻ học trước đó. Sau mỗi lần vượt qua thử thách, trẻ sẽ học cách làm chủ thêm một kỹ năng mới. Như vậy, học sinh sẽ được dẫn dắt từ những gì họ đã biết đến cần biết, đến khi phát triển gần đúng với tiềm năng của mình.
Các trò chơi khám phá được lồng ghép tạo hứng thú cho trẻ trong việc tiếp thu kiến thức.
Áp dụng phương pháp học thông qua khám phá, Anh văn Hội Việt Mỹ VUS thiết kế chương trình hè Super Summer English 2018 kết hợp cùng 4 chủ đề cập nhật theo xu hướng của chương trình Tú tài Quốc tế bậc tiểu học, dành cho trẻ 6-11 tuổi. Đây cũng là chương trình đang được giảng dạy tại các trường quốc tế hàng đầu Việt Nam và hơn 4.000 trường trên thế giới.
Theo đại diện VUS, mỗi chủ đề đều được đầu tư và xây dựng kỹ lưỡng về mặt nội dung lẫn hình thức truyền tải bởi đội ngũ 100% giáo viên nước ngoài giàu chuyên môn và kinh nghiệm. Qua đó, trẻ sẽ học được cách yêu thương bản thân, giúp đỡ cộng đồng, tìm hiểu thế giới xung quanh và ứng dụng những hiểu biết của mình vào thực tế, tự tin bước vào năm học mới.
Ngoài các giờ học tiếng Anh, trẻ còn học được cách sẻ chia với cộng đồng qua những hoạt động thiện nguyện. Với mỗi chủ đề đăng ký, VUS sẽ trích 100.000 đồng gửi tặng quỹ "Vì tương lai tươi sáng" giúp tài trợ chi phí phẫu thuật hở khe môi và hở hàm ếch do tổ chức Operation Smile thực hiện.
Thế Đan
Theo vnexpress.net
10 việc bố mẹ nhất định cần "ép" con làm bằng được, trẻ sẽ hưởng ích lợi suốt đời! Các bậc phụ huynh hãy xem mình đã "ép" con làm được những việc gì và còn việc gì chưa thực hiện được nhé! Nhà tâm lý học người Mỹ William James từng nói rằng: "Gieo một hành động sẽ thu lại được một thói quen, gieo một thói quen sẽ thu lại được một tính cách và gieo một tính cách sẽ...