Nhìn từ điện ảnh Trung, Hàn Quốc: Vì sao phim cổ trang Việt Nam tụt hậu?

Theo dõi VGT trên

So với điện ảnh Trung Quốc, Hàn Quốc đang phát triển mạnh mẽ như vũ bão thì phim Việt Nam dường như đã bị bỏ lại một khoảng cách khá xa. Trong đó phim cổ trang Việt Nam thì hoàn toàn tụt hậu và dậm chân tại chỗ so với các nước bạn.

Nói đến phim cổ trang ở châu Á thì không nước nào qua mặt được “ông lớn” Trung Quốc. Cả châu Á từng bị mê đắm bởi những phim kiếm hiệp, lịch sử cho đến những phim ngôn tình chuyển thể, tình cảm hài hước, cung đấu, tình sử diễm lệ. Cho đến nay, phim cổ trang vẫn được sản xuất đều đều, chiếm tỉ trọng lớn trong nền điện ảnh nước này. Cổ trang Hàn Quốc tuy sinh sau đẻ muộn hơn một chút nhưng cũng đạt được những thành công vang dội với Nàng Dae Jang Geum, Truyền thuyết Jumon, Thần y Heo Jun.

Nhìn từ điện ảnh Trung, Hàn Quốc: Vì sao phim cổ trang Việt Nam tụt hậu? - Hình 1

Hoàn Châu Cách Cách từng làm mưa làm gió khắp châu Á

Không chỉ vang danh ở quê nhà, những bộ phim cổ trang nổi tiếng của xứa Hoa – Hàn còn lan rộng sang nhiều nước châu Á, trong đó có Việt Nam. Tuổi thơ của nhiều người gắn chặt với những kỷ niệm về những bộ phim cổ trang Trung Quốc như Bao Thanh Thiên, Thần Điêu Đại Hiệp, Hoàn Châu Cách Cách. Đến tận bây giờ, người ta vẫn say sưa cày Phù Dao Hoàng Hậu hay gần đây có Diên Hi Công Lược, Như Ý Truyện đang gây sốt. Trong khi đó số lượng phim cổ trang Việt Nam rất khiêm tốn, mà số phim chất lượng chỉ đếm trên đầu ngón tay, còn lại đa số thảm bại ngay trên sân nhà, có phim còn bị chết yểu trước khi kịp công chiếu. Nguyên nhân vì đâu?

Làm phim cổ trang không dễ

Cái khó khăn đầu tiên khi đầu tư làm phim cổ trang là vấn đề chi phí. Những phim cổ trang nổi tiếng như như Lục Vân Tiên, Ngọn Nến Hoàng Cung, Khát Vọng Thăng Long, Long Thành Cầm Giả Ca… đều do nhà nước đầu tư, đặt hàng và mang tính chất “kỷ niệm”. Những năm gần đây một số nhà sản xuất tư nhân cũng có đầu tư sản xuất phim cổ trang như Tây Sơn Hào Kiệt, Mỹ Nhân Kế, Thiên Mệnh Anh Hùng, Tấm Cám: Chuyện Chưa Kể,… song vẫn còn khá dè dặt.

Phim cổ trang luôn đòi hỏi kinh phí đầu tư cao, từ phục trang đến bối cảnh, kỹ xảo hậu kỳ. Ở Việt Nam không có phim trường chuyên nghiệp cho phim cổ trang nên tiền đầu tư bối cảnh thường tốn kém. Đạo diễn – nhà sản xuất Ngô Thanh Vân từng than thở rằng: “Nếu chỉ có 20 tỷ đồng làm phim cổ trang sẽ rất khó. Chúng tôi muốn có nhiều thứ, cố gắng hết sức nhưng vẫn là điều không tưởng trong bối cảnh điện ảnh Việt.” Hầu hết các bộ phim cổ trang đều có mức đầu tư cao hơn so với mặt bằng chung, Thiên mệnh anh hùng có mức đầu tư 25 tỷ, Mỹ nhân kế tiêu tốn 17 tỷ, Tây Sơn hào kiệt và Ngày nảy ngày nay thì “khiêm tốn” hơn với mức 12 tỷ.

Nhìn từ điện ảnh Trung, Hàn Quốc: Vì sao phim cổ trang Việt Nam tụt hậu? - Hình 2

Tấm Cám: Chuyện chưa kể là bộ phim có kinh phí khủng.

Ở Việt Nam không có những ê kíp làm phim cổ trang chuyên nghiệp nên mọi thứ còn rất mới mẻ, bỡ ngỡ. Một số phim cổ trang tạm chấp nhận được, dù vẫn còn sạn như Thiên mệnh anh hùng của Victor Vũ hay Lửa Phật của Dustin Nguyễn đều do những đạo diễn nước ngoài, Việt kiều hoặc những người từng học tập ở nước ngoài thực hiện. Bộ phim Lý Thái Tổ – Đường tới thành Thăng Long là một ví dụ cho việc thiếu hụt ê kíp sản xuất chuyên nghiệp. Là một bộ phim kỷ niệm đại lễ 1000 năm Thăng Long nhưng trong số 3 đạo diễn của phim thì có đến 2 người Trung Quốc.

Bên cạnh đó, phim cổ trang thường đòi hỏi cao về yếu tố kỹ xảo với những cảnh võ thuật nhưng hầu như không bộ phim cổ trang Việt Nam nào có được cảnh đánh đấm ra hồn. Thiên Mệnh Anh Hùng, Lửa Phật, Mỹ Nhân Kế là một số ít bộ phim được đầu tư vào những cảnh võ thuật. Đa số những phim còn lại, dù được đánh giá tốt về nội dung như Lục Vân Tiên, Tây Sơn Hào Kiệt nhưng phần võ thuật, kỹ xảo còn rất yếu kém. Ngay cả bộ phim Lửa Phật của đạo diễn Dustin Nguyễn cũng bị chỉ trích khi có nội dung nói về cuộc chiến chống giặc ngoại xâm, bảo vệ đất nước nhưng lại không có nổi một cảnh “binh đao khói lửa” nào nên hồn. Lý giải về điều này, đạo diễn Dustin Nguyễn nói: “Kinh phí của phim không đủ để thực hiện những cảnh vĩ đại của chiến binh chống giặc ngoại xâm. Điện ảnh Việt Nam còn quá nhỏ, kinh phí làm phim rất là eo hẹp, thù lao không xứng đáng với thời gian và công sức”.

Nhìn từ điện ảnh Trung, Hàn Quốc: Vì sao phim cổ trang Việt Nam tụt hậu? - Hình 3

Thiên mệnh anh hùng được đánh giá khá tốt.

sao phim cổ trang Việt bị chính khán giả Việt ghẻ lạnh?

Nếu đặt lên bàn cân thì rõ ràng phim cổ trang Việt Nam không có cửa để so sánh với “cây đa cây đề” Trung Quốc hay Hàn Quốc, vốn đã có bề dày kinh nghiệm làm phim với vốn đầu tư khổng lồ. Người xem vẫn không tranh khỏi việc so sánh. Trong Thư ký Kim Sao Thế?, phó chủ tịch Lee Yong Jun có nói rằng nếu một người đã được xem những bộ phim bom tấn, được đầu tư chi phí khổng lồ, kỹ xảo hoành tráng thì sẽ không chấp nhận được những bộ phim hạng B, hạng C. Đó là “lời nguyền bom tấn” mà không ai có thể cưỡng nổi. Lời nguyền mà phó chủ tịch Lee nói hoàn toàn đúng trong trường hợp này.

Ngay cả điện ảnh Trung Quốc, Hàn Quốc cũng có phim hay, phim dở, có phim bom tấn thì cũng có phim hạng B, hạng C, hạng… bét nhưng đa số những bộ phim được khán giả Việt Nam tiếp nhận đều là những phim thuộc hàng bom tấn khủng, với rating đã được bảo chứng ở chính quê nhà. Thói quen xem những bộ phim được đầu tư khủng, diễn viên chuyên nghiệp, trang phục bắt mắt, kỹ xảo hoành tráng sẽ khiến khán giả Việt khó chấp nhận những bộ phim chất lượng kém, kỹ xảo ba xu.

Video đang HOT

Nhìn từ điện ảnh Trung, Hàn Quốc: Vì sao phim cổ trang Việt Nam tụt hậu? - Hình 4

Diên Hi Công Lược được ca ngợi hết lời vì trang phục đẹp và bám sát lịch sử.

Một trong những vấn đề bị khán giả soi nhiều nhất trong phim cổ trang, đó là trang phục. Nếu như Diên Hi Công Lược khiến người ta ngạc nhiên về sự đầu tư nghiên cứu, chỉn chu về phục trang thì phần lớn phim cổ trang Việt đều khiến khán giả khó chịu vì trang phục chưa đẩy được điểm mạnh, khiến người ta thích thú.

Bộ phim được đầu tư khá nhiều cho phục trang như Tấm Cám: Chuyện Chưa Kể vẫn bị khán giả chỉ trích vì “làm màu” cho nhân vật, không phù hợp với bối cảnh. Có những phim chưa phát hành đã không qua nổi khâu kiểm duyệt hoặc bị khán giả chỉ trích gay gắt khiến chúng mãi mãi bị xếp kho. Bộ phim Lý Công Uẩn – Đường Tới Thành Thăng Long đã bị cấm chiếu vĩnh viễn vì sử dụng phục trang Trung Quốc, phim được quay ở phim trường Hoành Điếm – Trung Quốc nên bối cảnh không có một nét nào thuần Việt. “Cố đấm ăn xôi” như phim Mỹ Nhân cũng không thể trụ nổi quá một tuần khi ra rạp.

Nhìn từ điện ảnh Trung, Hàn Quốc: Vì sao phim cổ trang Việt Nam tụt hậu? - Hình 5

Lý Công Uẩn – Đường Tới Thành Thăng Long bị cấm chiếu vĩnh viễn vì từ bối cảnh đến trang phục đều đậm chất Trung Quốc.

Các nhà làm phim lại đổ tại kinh phí eo hẹp, thiếu tư liệu lịch sử khiến cuộc tranh cãi nảy lửa giữa các nhà làm phim và những nhà nghiên cứu văn hóa, lịch sử và cả khán giả vẫn chưa đến hồi ngã ngũ. Nhà nghiên cứu trang phục cổ Trần Quang Đức phải lên tiếng nhận xét rằng phim Mỹ nhân có phục trang quá ẩu, lấy hình Vua sư tử trong phim Disney in lên áo nhân vật nam, chiếc mũ gắn ngọc “học hỏi” từ phim Bao Công. Nhà thiết kế Thái Bá Dũng còn gọi đây là sự sỉ nhục cho phim đề tài lịch sử, cổ trang của Việt Nam. Đạo diễn Đinh Thái Thụy của phim Mỹ Nhân giãi bày: “Mỹ Nhân nói về thời kỳ cách chúng ta vài trăm năm, thời kỳ Trịnh – Nguyễn. Tất cả bối cảnh, đạo cụ, trang phục trong phim hầu như phải tái dựng. Sử liệu và những tài liệu chi tiết về thời kỳ này không còn nhiều nên thực sự gây khó cho chúng tôi trong quá trình thu thập”.

Những bộ phim được đầu tư lớn về trang phục như Khát Vọng Thăng Long, Tấm Cám: Chuyện Chưa Kể có mời những nhà thiết kế nổi tiếng nhưng bản thân các nhà thiết kế cũng chưa chắc đã am hiểu về trang phục cổ. Nhà nghiên cứu Trần Quang Đức cho rằng không có bộ phim nào mà trang phục có thể bám sát 100% thực tế nhưng ông cho rằng trang phục trong phim vẫn có thể vừa đẹp và đúng nếu nghiên cứu kỹ về lịch sử, văn hóa.

Nhìn từ điện ảnh Trung, Hàn Quốc: Vì sao phim cổ trang Việt Nam tụt hậu? - Hình 6

Trang phục phim Mỹ Nhân bị chỉ trích thậm tệ.

Bên cạnh những yếu kém về hình thức, nhiều phim cổ trang Việt cũng gây thất vọng về nội dung. Những bộ phim như Anh Chàng Vượt Thời Gian, Cuộc Chiến Với Chằn Tinh là những đại diện tiêu biểu cho các bộ phim có chất lượng kém, cẩu thả từ nội dung đến hình thức. Anh Chàng Vượt Thời Gian đã bị ngừng phát sóng sau 18 tập vì chất lượng quá thảm hại.

Việc thiếu hụt những biên kịch chắc tay cùng đội ngũ cố vấn gồm những chuyên gia về lịch sử, văn hóa đã khiến nhiều phim cổ trang Việt có nội dung hời hợt, chưa chạm đến trái tim người xem. Bên cạnh đó, việc dễ dãi trong khâu chọn diễn viên cũng khiến chất lượng của bộ phim đi xuống. Hotgirl Hạ Vi đã thể hiện trọn vẹn vai trò bình hoa di động của mình trong Tấm Cám: Chuyện Chưa Kể, biểu cảm “đơ có đẳng cấp” của cô khi ngã cây thì bị mang ra chế suốt một thời gian.

Nhìn từ điện ảnh Trung, Hàn Quốc: Vì sao phim cổ trang Việt Nam tụt hậu? - Hình 7

Hạ Vi rất xinh đẹp nhưng…

Nếu yêu nước, hãy làm phim cổ trang!

Hàn Quốc có Nàng Dae Jang Geum, Thần y Heo Jun, Truyền thuyết Jumon, Nữ hoàng Seon Deok. Trung Quốc có Tam Quốc Diễn Nghĩa, Hồng lâu mộng, Thủy hử, Tây du ký và có kho tàng phim lịch sử để tự hào. Còn chúng ta có gì? Chúng ta xem phim và tìm hiểu tường tận về cuộc đời vua Càn Long, Lệnh Quý phi hay soái ca Phó Hằng nhưng Quang Trung, Nguyễn Huệ là ai thì không biết. Thậm chí có học sinh còn trả lời Quang Trung, Nguyễn Huệ là anh em. Nếu bạn chưa biết thì chính vua Càn Long của nhà Thanh đã điều quân sang tấn công nước Đại Việt ta và bị quân Tây Sơn do vua Quang Trung – Nguyễn Huệ chỉ huy đánh bại năm 1789, trong đó tiêu biểu nhất là trận Ngọc Hồi – Đống Đa.

Việc giới trẻ Việt am hiểu văn hóa, lịch sử Trung Quốc nhưng lại mù mờ về lịch sử nước nhà là một điều đáng lo ngại. Đây chính là một biểu hiện của thứ “quyền lực mềm” mà phim Trung Quốc đem đến. Vì thế, nếu yêu nước thì hãy tiếp tục làm phim cổ trang. Không phải những bộ phim hời hợt, cẩu thả mà là những bộ phim cổ trang nghiêm túc, có sự đào sâu nghiên cứu về lịch sử, văn hóa dân tộc.

Nhìn từ điện ảnh Trung, Hàn Quốc: Vì sao phim cổ trang Việt Nam tụt hậu? - Hình 8

Dustin Nguyễn trong phim Lửa phật.

Chính phim cổ trang Trung Quốc cũng bị khán giả nước nhà chỉ trích rất nhiều vì sai sự thật lịch sử, phục trang không sát với thực tế nhưng sau tất cả, phim vẫn hot, khán giả vẫn đón nhận nồng nhiệt. Không phải người ta sẽ học lịch sử qua phim cổ trang bởi phim thì ít nhiều đều hư cấu cho thêm phần hấp dẫn. Nhưng thông qua những bộ phim cổ trang, khán giả sẽ được khuyến khích tìm hiểu văn hóa, lịch sử dân tộc nhiều hơn.

Việc đầu tư lớn nhưng hiệu quả chưa được như mong đợi khiến các nhà sản xuất vẫn còn dè dặt trong việc làm phim cổ trang. Nhưng nếu chỉ quanh quẩn với phim hài nhảm hay phim remake thì điện ảnh Việt sẽ mãi mãi tụt hậu so với nước bạn. Như đạo diễn Dustin Nguyễn trăn trở: “Chẳng lẽ mình cứ tiếp tục quanh quẩn làm mãi một thể loai phim hài thôi sao? Chúng ta phải làm nhiều loại phim mới nữa để đa dạng hóa nền điện ảnh của mình chứ. Tôi tin mình không phải là người duy nhất nghĩ như vậy”.

Theo Trí Thức Trẻ

Phim Việt bây giờ không chỉ đẹp ở bối cảnh, mà phải đẹp đến từng chiếc quần, chiếc áo!

Trong bối cảnh người người làm phim, nhà nhà làm phim, tự khắc người ta phải tìm cho mình những công cụ hữu ích để đánh bóng giá trị của sản phẩm mình làm ra. Đối với phim Việt bây giờ, hay thôi chưa đủ mà còn phải đẹp. Không chỉ đẹp ở bối cảnh, ở nhan sắc diễn viên mà còn phải đẹp đến từng bộ trang phục.

Thời trang trong phim ảnh luôn là một yếu tố quan trọng, cần thiết. Thế nhưng bao nhiêu lâu nay, thời trang thường bị xem nhẹ trong phim Việt Nam. Vì nhiều yếu tố, nhưng dễ lí giải nhất vẫn là do kinh phí, còn "vĩ mô" hơn là ở tầm nhìn khi mà nhà sản xuất không cảm nhận được tầm quan trọng của nó.

Phim Việt bây giờ không chỉ đẹp ở bối cảnh, mà phải đẹp đến từng chiếc quần, chiếc áo! - Hình 1

Phim Cô Ba Sài Gòn lấy áo dài làm chủ đạo

Cũng nên nhìn nhận rõ, trang phục trong phim được đánh giá cao không phải vì lúc nào cũng đẹp lung linh mà phải tùy vào từng phim, từng bối cảnh, nhân vật. Với những bộ phim truyền hình thập niên chín mươi hay xoay quanh chủ đề thời chiến, tất nhiên trang phục phải lấm lem, tối màu, mang hơi thở thời cuộc. Còn những bộ phim tình cảm thời hiện đại tất nhiên phải có trang phục hợp thời, hợp "mốt", đôi khi phải hợp cả tính cách nhân vật nữa. Còn những phim học đường thì đồng phục lại chính là trang phục chủ đạo.

Phim truyền hình vốn có kinh phí thấp, thời gian thực hiện lại lâu nên việc các diễn viên mặc đi mặc lại một bộ đồ, hoặc người phim này mặc đồ phim kia là chuyện vẫn có thể xảy ra (tình trạng hay nhìn thấy trong các phim cổ trang Hoa ngữ). Cũng có những phim điện ảnh với câu chuyện, bối cảnh đời thường nên diễn viên tự chuẩn bị trang phục, thế là không tránh khỏi nhiều trường hợp tréo ngoe khi lên set sẽ bị chõi màu với bối cảnh hoặc bạn diễn. Nhưng gần như vì vấn đề kinh phí mà các nhà sản xuất, đạo diễn phải nhắm mắt cho qua. Cộng với cách nhìn nhận về "sức nặng" của trang phục trong các khuôn hình, trong việc kiến tạo nên nhân vật vẫn chưa thực sự quan trọng.

Phim Việt bây giờ không chỉ đẹp ở bối cảnh, mà phải đẹp đến từng chiếc quần, chiếc áo! - Hình 2

Mỹ Nhân Kế chọn áo yếm để sáng tạo

Phim Việt bây giờ không chỉ đẹp ở bối cảnh, mà phải đẹp đến từng chiếc quần, chiếc áo! - Hình 3

Tấm Cám: Chuyện chưa kể cũng là một phim mang đậm dấu ấn thời trang

Chưa kể có những bộ phim rõ ràng là mang bối cảnh nông thôn, hoặc nhân vật ở tầng lớp lao động nhưng quần áo thì luôn bóng loáng tinh tươm. Điều này trái ngược với chuyện kinh phí thấp vì đó đều là những bộ đồ được may mới, mua mới. Thế nhưng, đó lại là một sự đầu tư sai cách khi mà những bộ quần áo của người lao động, nông dân, hay những cô đào hát lô tô hội chợ cần nhất là dấu ấn thời gian. Sự tươi mới không cần thiết vô tình lại khiến trang phục trở nên "xấu" với chính nhân vật đang mặc.

Thế nên, sự xuất hiện của Cô Ba Sài Gòn hay Mẹ chồng vào cuối năm nay chính là những bước tiến quan trọng trong cả cách mà khán giả nhìn nhận về thời trang trong phim Việt cũng như cách mà các nhà làm phim nhận thấy tầm quan trọng của quần áo.

Phim Việt bây giờ không chỉ đẹp ở bối cảnh, mà phải đẹp đến từng chiếc quần, chiếc áo! - Hình 4

Với Cô Ba Sài Gòn, một bộ phim thời trang, tất nhiên yếu tố trang phục được đặt lên hàng đầu. Suốt thời lượng phim diễn ra, khán giả không chỉ nhìn thấy cả một bộ sưu tập áo dài, những bộ cánh thời thượng của năm 2017, những phong cách thời trang hiện đại của các nhân vật mà còn được nghe và tiếp nhận rất nhiều những kiến thức thời trang của thế giới. Điều này chứng tỏ được việc nhà sản xuất đặt ra mục tiêu gì từ đầu và cố gắng đi theo nó đến cùng. Sẽ thật kệch cỡm nếu như một phim về thời trang mà có một khung hình nào đó nhân vật ăn mặc bị "sai", rất may Cô Ba Sài Gòn hoàn toàn không mắc phải. Nội dung phim có thể chưa hoàn hảo, còn nhiều lỗ hổng trong kịch bản nhưng rõ ràng về mặt thời trang, Cô Ba Sài Gòn gần như ghi điểm tuyệt đối.

Quan trọng hơn, bộ phim còn tìm được cái đích giá trị trong khi chọn hướng triển khai. Phim về thời trang khác với những cuộc thi thiết kế hay một MV ca nhạc "khoe" những bộ cánh, trang sức đắt tiền. Cô Ba Sài Gòn khéo léo chọn áo dài làm "nhân vật" trung tâm, là điểm gút thú vị để phô diễn được nhiều thứ hay ho của giá trị truyền thống lẫn phong cách thời trang hiện đại.

Phim Việt bây giờ không chỉ đẹp ở bối cảnh, mà phải đẹp đến từng chiếc quần, chiếc áo! - Hình 5

Khẳng định áo dài là loại trang phục truyền thống của Việt Nam, cộng với ý nghĩa "không thể sáng tạo thêm" cúa nhân vật Như Ý dành cho áo dài, Cô Ba Sài Gòn nhẹ nhàng chuyển sự tập trung của khán giả theo hướng nhìn của Như Ý, khiến ai nấy cũng choáng ngợp trước sự thay đổi đồ sộ của dòng chảy thời trang trên thế giới khi cô xuyên không đến 2017. Thế là từ xuất phát điểm là trang phục truyền thống, bộ phim trở thành một "tư liệu" thú vị về thời trang đương thời, vừa gây được hứng thú với giới trẻ, vừa dễ dàng kêu gọi được tài trợ.

Nhưng sau đó, đến cuối phim, áo dài lại được tôn vinh cực kì thuyết phục qua bộ sưu tập mang họa tiết gạch bông. Tất cả những gì tinh hoa mà nhà thiết kế Thủy Nguyễn đặt để vào sự sáng tạo cho áo dài trong phim đều được giấu đến cuối cùng, để khi bung ra nó sẽ hoàn toàn chinh phục người xem. Để không chỉ những giá trị mang tính truyền thống được tôn vinh mà bản thân khán giả cũng muốn mặc áo dài lên người. Đó cũng chính là thành công lớn nhất của Cô Ba Sài Gòn, của nhà thiết kế Thủy Nguyễn khi mà gần như lần đầu tiên trong phim Việt, yếu tố thời trang được đặt nặng, tôn vinh và mang đến những thay đổi trong cách mà số đông người Việt đang nhìn nhận về áo dài.

Phim Việt bây giờ không chỉ đẹp ở bối cảnh, mà phải đẹp đến từng chiếc quần, chiếc áo! - Hình 6

Một trường hợp khác cũng cần đề cập chính là Mẹ chồng. Đây cũng là bộ phim được nhà thiết kế Thủy Nguyễn đảm nhiệm phần trang phục. Khác với Cô Ba Sài Gòn, Mẹ chồng không phải phim về thời trang hay mang sứ mệnh tôn vinh loại trang phục nào. Nhưng cũng có thể dễ dàng nhìn thấy ý muốn đẩy mạnh hình ảnh về những bộ áo bà ba trong phim.

Áo bà ba cũng là một loại hình trang phục truyền thống, nhưng chỉ phổ biến ở các tỉnh Nam bộ và thường được may bằng các loại vải thô, trơn. Thế nên, nhà thiết kế Thủy Nguyễn đã "tấn công" vào những điểm hạn chế đó để tạo nên những chiếc áo bà ba lạ mắt, ấn tượng trên phim với nhiều chất lượng từ gấm, lụa đến cả vải nhung cùng nhiều họa tiết thêu may đặc sắc.

Phim Việt bây giờ không chỉ đẹp ở bối cảnh, mà phải đẹp đến từng chiếc quần, chiếc áo! - Hình 7

Phim Việt bây giờ không chỉ đẹp ở bối cảnh, mà phải đẹp đến từng chiếc quần, chiếc áo! - Hình 8

Tuy nhiên, dù ấn tượng về áo bà ba trong Mẹ chồng không mạnh mẽ và tích cực như áo dài của Cô Ba Sài Gòn vì nhiều người không cảm nhận được tính "ứng dụng" của những bộ cánh này trong đời thực. Một phần vì bộ phim không đi theo hướng tôn vinh thời trang, tôn vinh áo bà ba mà chỉ là công cụ để các nhân vật được lộng lẫy và bắt mắt hơn trên màn ảnh. Với những phim mang chủ đề "thâm cung nội chiến" như Mẹ chồng thì rõ ràng điểm nhấn trong trang phục là bắt buộc. Bối cảnh bộ phim không phải trong hoàng cung mà ở Nam bộ, thế nên có thể nói với những gì đã thể hiện trên những chiếc áo bà ba vốn đơn sơ, Mẹ chồng đã thành công nhất định.

Phim Việt bây giờ không chỉ đẹp ở bối cảnh, mà phải đẹp đến từng chiếc quần, chiếc áo! - Hình 9

Nhưng hơn hết, Mẹ chồng đã minh chứng cho tính chỉn chu đến từng bộ trang phục xuất hiện trên phim và hợp với bối cảnh câu chuyện diễn ra. Cùng với Cô Ba Sài Gòn, Mẹ chồng hay những bộ phim gây điểm nhấn về thời trang lúc trước như Mỹ nhân kế, Tấm Cám: Chuyện chưa kể, những tác phẩm này giống như các đốm sáng rực rỡ giữa bức tranh nhạt nhòa về trang phục của điện ảnh Việt.

Và tin chắc rằng với những bộ phim này, nhiều suy nghĩ về vấn đề thời trang trên phim Việt cũng đã đổi khác. Người ta ngày càng có thể tin tưởng và hy vọng hơn vào một tương lai với những bộ phim Việt được chăm chút hơn không chỉ về bối cảnh, kĩ xảo mà đến từng chiếc quần, chiếc áo.

Theo Trí Thức Trẻ

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Phim cổ trang Việt được khán giả hóng từng ngày: Trang phục đẹp mãn nhãn, visual dàn cast đỉnh miễn chê
21:07:53 16/11/2024
Mỹ nhân cổ trang Việt bị chê bai vì dao kéo quá lố, netizen ngán ngẩm "thời đó đã có tiêm môi rồi hả?"
20:26:22 16/11/2024
Đi về phía lửa - Tập 4: Minh Long phá buổi xem mắt của Thanh Hà
08:28:00 16/11/2024
Giải Cứu Anh "Thầy": Phim hài đen kén thị hiếu đại chúng nhưng có thách thức cảm thụ của khán giả?
21:12:31 16/11/2024
Mỹ nam phim Việt giờ vàng hot rần rần vì quá đẹp trai, visual được ví với một huyền thoại màn ảnh
23:23:01 17/11/2024

Tin đang nóng

Phi Thanh Vân yêu mãnh liệt ở tuổi 42, tiết lộ bạn trai là người miền Tây "quê quê mà hiền"
19:43:48 17/11/2024
Rộ bảng điểm Kỳ Duyên nghi suýt lọt top 12 Miss Universe
19:57:27 17/11/2024
Võ Thị Hồng Loan thay đổi thế nào sau 1 năm?
19:56:39 17/11/2024
Cháy nhất Chị đẹp đạp gió tập 4: Tóc Tiên làm thiên nga cực slay, Thiều Bảo Trâm bị réo gọi vì lý do không ngờ
18:43:35 17/11/2024
Doãn Hải My vượt 80km về quê Đoàn Văn Hậu chỉ để làm một việc, khoảnh khắc hé lộ mối quan hệ với gia đình chồng
20:55:37 17/11/2024
Cô gái ngoại quốc ngồi trước nhà nhặt 1 loại rau, nhìn vào 2 điểm dân mạng khẳng định: Dâu Việt Nam 100%
18:33:06 17/11/2024
Vì sao Kỳ Duyên lọt top 30 Miss Universe nhờ thực lực?
21:28:52 17/11/2024
Ông trùm Diddy làm loạn trong tù
21:15:59 17/11/2024

Tin mới nhất

Phim hài đen của Việt Nam dám đương đầu với bom tấn 7500 tỷ của Hollywood

23:20:00 15/11/2024
Giải cứu anh thầy - bộ phim hài đen hiếm hoi của Việt Nam chọn ngày ra rạp cùng thời điểm với bom tấn 7500 tỷ Võ sĩ giác đấu II (Gladiator II) của Hollywood.

Trấn Thành quay trở lại với sở trường hài trong phim tết 'Bộ tứ báo thủ'

22:52:17 15/11/2024
Phim điện ảnh Bộ tứ báo thủ tiết lộ nhân vật cuối trong bộ tứ, không ai khác là Trấn Thành trong vai ông cậu báo nhất mùa tết 2025.

Cặp sao Việt đáng tuổi bố con vẫn vào vai nhân tình cực hợp, nam chính U50 hack tuổi quá đỉnh

20:43:58 15/11/2024
Nhiều người cũng tỏ ra bất ngờ khi biết Nguyễn Phi Hùng hiện đã 47 tuổi và hơn bạn diễn của mình tới 21 tuổi. Lý do là bởi anh trông trẻ hơn tuổi thật rất nhiều, trông chỉ như mới ở tuổi U40.

Hoa sữa về trong gió - Tập 51: Khang bị đổ tội oan?

08:47:22 15/11/2024
Chính Khang là người báo cáo hành vi sai phạm trong đấu thầu cho sếp nhưng cuối cùng giờ lại trở thành người cũng bị chịu chung trách nhiệm.

Đi về phía lửa - Tập 3: Mẹ Hà gây sức ép với sếp của con gái, gia đình Thắng căng thẳng

08:44:24 15/11/2024
Thắng xin lỗi mẹ vợ vì khiến vợ vất vả. Nhưng Thắng vẫn luôn cố gắng từng ngày vì gia đình mình. Nếu anh nghỉ việc thì nguồn thu nhập trong nhà sẽ ảnh hưởng lớn.

Quân Già bị vợ cả phản bội ở Độc Đạo, khán giả hả hê tưng bừng khắp MXH

06:02:14 15/11/2024
Trong tập 33 Độc đạo lên sóng VTV3 tối 13/11, khán giả vô cùng hả hê với tình tiết Quân Già bị vợ cả phản bội. Và mọi chuyện đều nằm trong kế hoạch của Hồng.

Độc Đạo những tập cuối: Long bị Phùng sát hại, Hồng quay lưng với cả gia đình?

23:17:32 14/11/2024
Chỉ còn ít tập nữa, Độc đạo sẽ chính thức khép lại nhưng diễn biến phim vẫn căng như dây đàn và khiến khán giả khó đoán được đoạn kết.

Hoa sữa về trong gió - Tập 51: Lý do Trang không chịu nhận vàng từ nhà ngoại

21:07:19 14/11/2024
Bà Trúc (NSƯT Thanh Quý) phát hiện ra rằng bà ngoại của Trang (Hoài Anh) để lại cho cháu một ít vàng làm của hồi môn và nhờ bà dì Xuân giữ hộ. Tuy nhiên, Trang lại từ chối nhận món quà giá trị này.

Trấn Thành quay trở lại với sở trường hài trong phim điện ảnh Tết 2025

15:04:57 14/11/2024
Phim điện ảnh Bộ tứ báo thủ tiết lộ báo thủ thứ tư trong bộ tứ, không ai khác là Trấn Thành trong vai ông cậu báo nhất mùa Tết 2025.

Hoa sữa về trong gió: Phương bất ngờ quan tâm đến mẹ

15:00:30 14/11/2024
Thuận (Huyền Sâm) không biết vì chuyện gì mà lại lủi thủi khóc một mình trong góc tối giữa đêm. Đúng lúc này, Thuận giật mình khi thấy Phương đứng bên cạnh và im lặng.

Độc đạo - Tập 33: Quân "già" bị vợ cả chơi vố đau

11:10:44 14/11/2024
Bà Ánh hận Quân già có vợ bé con riêng, lại còn giết chết Dũng kính nên đã tẩu tán tài sản của hắn đứng tên mình rồi bay sang Canada.

Tuổi trẻ giá bao nhiêu - Tập 18: Kiên chế ra loại đồ uống mới, Kiều lật kèo với Quốc

11:08:44 14/11/2024
Hai thực tập chung đội với Kiều không phục kết luận bị cho thôi việc, đã tố cáo Quốc và Kiều cấu kết với nhau. Đúng lúc này, Kiều lật mặt với Quốc, khui chuyện Quốc gian lận giấy tờ sổ sách...

Có thể bạn quan tâm

Lịch âm hôm nay 18/11/2024 - Ngày 18/11/2024 là ngày tốt hay xấu

Trắc nghiệm

00:05:11 18/11/2024
Xem lịch âm ngày 18/11/2024 (Thứ 2), lịch vạn niên ngày 18/11/2024. Xem ngày tốt xấu, giờ đẹp xuất hành, khai trương, động thổ,...

Nữ thần thanh xuân bị yêu cầu giải nghệ vì 7 năm đóng 17 phim rác, nhan sắc trong veo nhưng diễn dở không chịu nổi

Hậu trường phim

23:43:42 17/11/2024
QQ đưa tin Thẩm Nguyệt đang có tác phẩm Thất Tiếu đóng cùng Lâm Nhất phát sóng. Phim là sự kết hợp của hai ngôi sao từng được tung hô là Nam/Nữ thần thanh xuân nhưng lại thất bại thảm hại.

Hương Giang trả lời khiến dân mạng bật cười khi được "xúi" đi thi Miss Universe

Sao việt

23:40:41 17/11/2024
Với vai trò nhà sản xuất Miss Universe Vietnam 2024, Hương Giang thể hiện sự nhẹ nhõm và bày tỏ tình cảm đối với những nỗ lực của Kỳ Duyên.

Phim Hàn kết thúc xuất sắc với rating chạm đỉnh, nam chính diễn hay đến mức netizen đòi trao ngay cúp Daesang

Phim châu á

23:28:51 17/11/2024
Doubt là dự án truyền hình hiếm hoi vẫn giữ được phong độ chắc chắc, khiến người xem chìm đắm vào trong từng diễn biến của cốt truyện.

Lý do Phương Thanh, Minh Tuyết bật khóc ở 'Chị đẹp đạp gió'

Tv show

23:16:11 17/11/2024
Công diễn 1 của Chị đẹp đạp gió , Phương Thanh chật vật, liều lĩnh khi cùng đàn em nhảy gợi cảm. Trong khi Ngọc Ánh, Minh Tuyết gây xúc động khi trải lòng về câu chuyện của bản thân.

Vai trò mới của Casemiro

Sao thể thao

23:14:41 17/11/2024
Manchester United đối mặt với cơn bão chấn thương nghiêm trọng ở hàng phòng ngự, buộc HLV Ruben Amorim phải tìm ra giải pháp tức thời để bảo đảm sự ổn định cho đội bóng.

Victoria Beckham kể lại cuộc tình với David Beckham hơn 25 năm trước

Sao âu mỹ

22:31:03 17/11/2024
Victoria Beckham (50 tuổi) đã chia sẻ câu chuyện đáng nhớ về buổi hẹn hò cách đây hơn 2 thập kỷ với chồng David Beckham (49 tuổi).

Sao Hàn 17/11: Song Joong Ki hạnh phúc hơn sau ly hôn, thư gửi Sulli gây sốt

Sao châu á

22:21:47 17/11/2024
Song Joong Ki được đánh giá là hạnh phúc hơn sau khi ly hôn Song Hye Kyo; bức thư Krystal gửi Sulli bỗng dưng gây sốt trở lại.

Sự trưởng thành của "boy phố Hà Nội" BigDaddy

Nhạc việt

22:04:11 17/11/2024
Và với album Nhân Trần, Hà Nội hiện lên thật dung dị qua những câu chuyện rất gần gũi, nhưng được kể theo phong cách của riêng BigDaddy.

Nhóm nhạc khiếm thính Hàn Quốc được truyền thông quốc tế ghi nhận

Nhạc quốc tế

21:59:02 17/11/2024
Hành trình đầy cảm hứng của Big Ocean, nhóm nhạc khiếm thính đầu tiên của Kpop, đã được khán giả và truyền thông quốc tế đánh giá cao.

Khách gọi 11 món nhưng chỉ ăn hết 2, nhà hàng bị cảnh cáo: Cư dân mạng phản bác "không hợp lý"

Netizen

20:41:45 17/11/2024
Một nhà hàng tại Hồ Nam (Trung Quốc) bị cảnh cáo vì khách hàng gọi quá nhiều món nhưng không ăn hết, gây lãng phí thực phẩm. Sự việc này dấy lên tranh luận về trách nhiệm của nhà hàng trong việc ngăn lãng phí thức ăn.