Nhìn từ chuyện nữ sinh đi làm thêm 1 tháng muộn 17 ngày bị trừ hết lương, TS. Lê Thẩm Dương so sánh đi trễ là “thứ tham nhũng hàng đầu”
Tôn trọng giờ giấc của người khác chính là một nét văn hóa doanh nghiệp đặc trưng của Thế giới Di động. Khắt khe với việc đi trễ chính là điều mà chủ tịch Nguyễn Đức Tài cũng như Tiến sĩ Lê Thẩm Dương đều bộc lộ thái độ gay gắt khi nhắc đến.
Đầu tháng 8 vừa qua, trên MXH đã xôn xao câu chuyện của một nữ sinh 16 tuổi đi làm thêm nhưng cuối tháng bị trừ hết lương, còn phải đóng thêm tiền cho chủ. Qua lời kể, nữ sinh bày tỏ mình là một người rất cố gắng làm việc, tuy nhiên chỉ mắc mỗi khuyết điểm là do lớn lên được gia đình bao bọc nên khó dậy sớm và hay đi muộn.
Mỗi ngày đi muộn cô gái bị trừ 5.000 đồng/phút. Nếu đi làm đủ số giờ đã đăng ký, tính ra mỗi ngày cô gái được trả 154.000 đồng, tuy nhiên vì lỗi phạt đi làm muộn nên có những ngày cô gái nói mình phải “trả ngược” quán từ 80.000 – 700.000 đồng. Cô gái còn kể rằng thậm chí có ngày đã xin đi muộn nhưng vẫn bị trừ 875.000 đồng cho 175 phút. Bởi thế, cô gái than thở rằng biết đi lam phai co trach nhiem là đúng nhưng luật quá hà khắc thì không còn tình người nữa.
Khi nhìn vào bảng lương chi tiết viết bằng tay, có thể thấy rõ 1 tháng 30 ngày thì cô gái này đi muộn và nghỉ không phép đã hết 17 ngày. Thực tế, chuyện sinh viên đi làm thêm để kiếm thêm thu nhập là chuyện không còn xa lạ gì. Nhưng không phải vì chỉ làm part time mà thiếu trách nhiệm với công việc mình làm được. Đã đi làm thì cần phải đảm bảo khối lượng và chất lượng công việc mình được giao.
Nói về thói đi làm muộn của nhân viên, trong một hội thảo, chủ tịch Thế giới di động Nguyễn Đức Tài đã phản ánh lại khá gay gắt. Câu chuyện ông đưa ra là: nếu họp lúc 8h thì nhân viên phải sẵn sàng ngồi vào bàn đúng 8h, và cuộc họp sẽ được khởi động.
Lần thứ nhất họp, một vài bạn đến muộn, lấy lý do kẹt xe. Lần đó, ông Tài chấp nhận.
Lần thứ 2 họp, đúng 8h ông Tài khởi động cuộc họp. Đồng thời, dán một tấm bảng ngoài cửa với nội dung: “Ai đến trễ, vui lòng đợi đến giờ giải lao đi vào”. Những người đến muộn chỉ 5 phút cũng phải đợi tới 9h30, 10h – đúng giờ giải lao – mới được vào họp.
Sau 1 – 2 tháng, ông Tài yêu cầu ngoài phòng họp dán bảng với nội dung “nặng đô” hơn: “Ai đến trễ xin vui lòng đi về”. Từ đó trở đi, chỉ cần có yêu cầu 8h họp của ông Tài là chắc chắn trước 8h mọi thứ đã sẵn sàng.
Cũng bày tỏ về thói đi muộn, Tiến sĩ Lê Thẩm Dương thẳng thắn, “Lý Quang Diệu từng nói với thanh niên rằng: “Ê tuổi trẻ, bán cho tao 1 năm tuổi trẻ, tao trả cho mày 1 tỷ đô (Singapore)”. Như vậy, cứ 1 năm tuổi trẻ trôi qua là bạn mất 1 tỷ đô đấy! Thế nên, khi thấy nhiều bạn trẻ Việt Nam ngưỡng mộ các triệu phú, tỷ phú tài giỏi thế giới mà tôi thấy xót xa thay cho các bạn. Vì chính các bạn mới là tỷ phú. Có thời gian là có tất cả.
Nhưng vì sao ít người biết trân trọng điều đó? Lí do là bởi quản trị marketing, quản trị nhân sự, quản trị tài chính dễ lắm, đơn giản chỉ là quản trị người khác. Còn quản trị thời gian chính là quản trị chính mình. Mà trong cuộc đời con người, cái “thằng” khó bảo nhất chính là “thằng” mình đấy. Vì vậy, quản trị thời gian được đánh giá là khó nhất trong tất cả những hành vi quản trị. Cũng do đó, số người thành công là không nhiều.”
Người đi trễ gồm có 2 kiểu:
Video đang HOT
- Trễ tuyệt đối: Sai giờ
- Trễ tương đối: Hiệu suất/giờ
Đi trễ gây ra hậu quả gì?
- Đứng về góc độ cá nhân, đi trễ đôi khi mang lại tai họa cho chính mình.
- Đứng về góc độ xã hội, đi trễ là vô văn hóa.
- Đứng về góc độ kinh doanh, đi trễ được coi là tham nhũng hàng đầu. Thứ tham nhũng kinh khủng nhất là tham nhũng thời gian. Theo thống kê, 60% các công ty ở Việt Nam làm năng suất là được khoảng 6 tiếng, số còn lại chỉ làm 2-3 tiếng mà chỉ toàn than khổ sở, mệt mỏi.
Nguyên nhân của đi trễ là gì?
- Ý thức hệ: Do người ta không nhận thức được mặt lợi mặt hại của người đi trễ. Đó là tiền đấy, đó được tính vào việc có chuyên nghiệp hay không đấy. Bất kì một người trưởng thành nào mà không đạt được: con người kỉ luật, ý thức kỉ luật, công việc kỉ luật là sẽ bị loại khỏi “cuộc chơi” ngay, chưa kể đó là danh dự.
- Hội chứng đám đông.
- Chế tài xã hội không mạnh.
Làm sao để ngăn việc đi trễ? Đó là một kĩ năng và kĩ năng sẽ sinh ra thói quen.
- Phải tự ý thức được: từ sách, từ mạng Internet, từ cọ xát thực tiễn… Bố mẹ không làm được thì con cái chắc chắn sẽ không cải thiện được.
- Kỹ nghệ quản trị thời gian: Một ngày chia làm 4 việc: (1) rất khẩn cấp, không quan trọng; (2) rất khẩn cấp, rất quan trọng; (3) không khẩn cấp, không quan trọng; (4) không khẩn cấp, quan trọng. Phần lớn đàn ông đều không biết cách sắp xếp công việc, làm toàn những việc số (3) như: nhậu nhẹt, gặp gỡ bạn bè tiêu cực… Còn phụ nữ bị vướng vào những việc số (1) như: chăm sóc quần áo, tóc tai… nên mất sạch thời gian.
- Nhờ người kiểm soát bản thân và tự mình cũng phải có trách nhiệm với việc sắp xếp thời gian sao cho hợp lý.
Đi làm thêm 1 tháng muộn 17 ngày nên bị trừ hết lương, dân mạng tranh cãi lỗi tại nhân viên vô ý thức hay chủ quán khắt khe
Câu chuyện của cô sinh viên đi làm thêm nhưng bị trừ hết lương đang gây ra rất nhiều tranh cãi.
Việc sinh viên đi làm thêm để kiếm thêm thu nhập là chuyện không còn xa lạ gì. Tuy nhiên, có một sự thật là dù không phải làm fulltime, làm chính thức nhưng các nhân viên thời vụ này vẫn sẽ gặp đủ các vấn đề tại nơi làm việc như bình thường: cạnh tranh đồng nghiệp, mâu thuẫn với quản lý, đi muộn, trừ lương...
Câu chuyện của nữ sinh đi làm thêm bị trừ hết lương đang gây tranh cãi
Mới đây, chuyện một nữ sinh 16 tuổi đi làm thêm nhưng cuối tháng bị trừ hết lương, còn phải đóng thêm tiền cho chủ đã gây xôn xao rất nhiều trên MXH. Theo lời kể của nữ chính thì bản thân cô đã rất cố gắng làm việc, chỉ mắc mỗi khuyết điểm là do lớn lên được gia đình bao bọc nên khó dậy sớm và hay đi muộn. Cô nàng than thở rằng biết đi lam phai co trach nhiem là đúng nhưng luật quá hà khắc thì không còn tình người nữa.
Ban đầu khi mới đọc bài viết, mọi người tỏ ra rất thương nữ chính vì nghĩ cô bị chủ quán bắt chẹt. Tuy nhiên, sau khi nhìn bảng lương chi tiết được chính cô gái đính kèm, dân mạng đã tìm ra vấn đề. Từ bảng lương, có thể thấy một tháng 30 ngày thì cô nàng này đi muộn, rồi nghỉ không phép hết 17 ngày. Bên cạnh đó, chủ quán còn "tố" ngược lại cho rằng đã rất nhân nhượng và dễ tính với nữ nhân viên này. Và số tiền lương thực nhận vẫn có chứ không phải bị âm.
Dân mạng chia phe, xuất hiện luồng chỉ trích nữ sinh đi làm nhưng không có ý thức kỷ luật
Trước vụ việc này, dân tình cũng đã chia làm nhiều luồng ý kiến. Vài người cho rằng chẳng có lý do gì để bênh vực một người đi làm nhưng vô kỷ luật như "chủ thớt". Bên cạnh đó, chuyện mượn cớ còn bé, chưa quen dậy sớm để nghỉ làm cũng là không chấp nhận được.
- Chỗ cũ mình làm đi muộn 1 phút phạt 10k đây, 5k chưa nhằm nhò gì đâu.
- Vô chỗ mình đi trễ 5 phút chắc sếp cho nghỉ ở nhà ngủ luôn. Đi làm chứ có phải đi chơi đâu mà muốn vô giờ nào là vô. Ý thức chả có thì nên ở nhà ngủ cho đỡ phiền chứ đừng ra ngoài làm ảnh hưởng tới người khác.
- Kêu ca gì. Công ty tôi quẹt thẻ trễ 1 phút mất tiền chuyên cần 250k. Ở đây tháng 30 ngày bạn ấy trễ quá nửa, còn mấy ngày nghỉ luôn.
Không ít cho rằng cô gái làm việc quá thiếu ý thức và đã sai nhưng còn lên mạng kể lể
- Vô kỷ luật mà đòi tình người. Tôi không hiểu tam quan của một vài thành phần trẻ bây giờ bị làm sao, méo mó hay cong vành luôn rồi.
- Nếu muốn nghỉ thì nghỉ hẳn luôn bạn ạ, chứ làm mà cứ kiểu xin đến muộn hay là đến muộn không xin luôn thì họ lại chả trừ lương.
- Đi làm muộn gần như nguyên tháng mà còn kể lể cái gì? Mình hơn 30 tuổi rồi mà bao năm mới dám đi muộn một lần, thế mà còn phải chạy hộc cả bơ ra cho kịp, mà còn là nhân viên kỳ cựu 12 năm đấy nhé.
- Thà đi trễ 1-2 lần thì không nói, đây đi trễ hết cả list thế này thì chịu đi. Không rút kinh nghiệm thì đừng kêu người ta có "tình người", đi làm thì cũng nên có trách nhiệm chứ đừng bảo là do không quen dậy sớm.
- 16 tuổi thực ra cũng không còn nhỏ nữa, nếu vẫn quen được bố mẹ chiều chuộng thì tốt nhất đừng đi làm.
Luồng ý kiến khác tỏ ra thông cảm với chuyện bị trừ lương, đồng thời phản đối việc trừ lương quá nặng của chủ quán
Bên cạnh những bình luận "ném đá" cô gái, nhiều người lại tỏ ra đồng cảm với cô và cho rằng mọi người nên lắng nghe từ cả hai phía. Cô gái tuy sai nhưng xem chừng người làm chủ cũng không hẳn không có vấn đề.
- Trừ thì đúng, nhưng trừ bằng cách lấy tổng lương ngày/thời gian thôi. Trừ như kia chủ quán cũng hút máu chứ cũng chẳng tốt đẹp gì.
Chủ quán cũng vấp phải nhiều ý kiến phản đối vì trừ lương vô tội vạ
- Chủ quán làm ăn tốt thì mình nghĩ nên đầu tư lắp đặt 1 máy chấm công cho nó công tâm. Máy chấm thì nó cũng không sai lệch đi đâu được. 5k/phút thì cũng hơi căng, cá nhân mình đi làm rồi cũng không đỡ được chứ đừng nói mầy bạn đi làm thêm lương 14k/h.
- Kẻ tám lạng người nửa cân thôi. Cô bé sai vì đi làm mà không có trách nhiệm. Chủ sai vì thấy người ta hay đi trễ mà vẫn tiếp tục cho đi làm, vì vừa lợi dụng được 1 nhân viên làm cho mình, vừa được trừ vào tiền lương. Bởi vậy bảo sao mà không thích giữ lại nhân viên? Ít có thâm ha.
- Không ai thấy ông chủ cũng quá đáng ư? Phạt thì phạt vừa thôi. Phạt gì âm hết cả lương của người ta như thế. Nói chung tại cả đôi bên. 1 bên thì không có trách nhiệm, 1 bên chắc thích ăn tiền.
- Theo luật lao động thì trừ tiền như vậy là sai mà nhỉ? Chưa kể người ta vi phạm quy định nhiều lần thì có quyền đuổi, đây không đuổi là có lý do gì?
Còn bạn, bạn nghĩ sao về câu chuyện này?
Trộm cắp lộng hành Làng đại học Thủ Đức Những ngày gần đây, nhiều xe máy của sinh viên ở khu vực bên ngoài ký túc xá ĐH Quốc gia TP.HCM bị mất cắp khiến sinh viên không khỏi bất an. Sinh viên đăng thông tin lên mạng xã hội nhờ tìm kiếm xe bị mất - CHỤP MÀN HÌNH Chưa hết bàng hoàng, Kiều Diễm, sinh viên (SV) Trường ĐH Kinh...