Nhìn thấy vết bánh xe của tàu thăm dò Curiosity trên sao Hỏa
Robot thăm dò sao Hỏa Curiosity đang để lại những dấu vết đáng kể của mình trong quá trình di chuyển trên bề mặt Hành tinh Đỏ và những hình ảnh đó có thể nhìn thấy rõ từ ngoài không gian.
Trong vòng một tháng kể từ khi “hạ cánh” xuống sao Hỏa, Curiosity đã di chuyển trên quãng đường có độ dài khoảng 112m, nhỉnh hơn một chút so với chiều dài một sân bóng đá. Các vệ tinh bay xung quanh sao Hỏa cũng như các camera được gắn trên Curiosity đã chụp được những vết bánh xe di chuyển theo kiểu zích zắc khá rõ của robot thăm dò này.
Curiosity đáp xuống bề mặt sao Hỏa hôm 5/8 với sứ mệnh tìm kiếm những yếu tố của sự sống trong các mẫu đất và đá của Hành tinh Đỏ.
Dấu vết bánh xe của robot thăm dò Curiosity để lại trên bề mặt sao Hỏa
Video đang HOT
Khi những hình ảnh được truyền về qua vệ tinh sao Hỏa cho thấy các dấu vết của Curiosity, người phụ trách dự án Michael Watkins đã phải thốt lên “Rất chất lượng và rõ nét”. Nhờ việc ghi lại được dấu vết của Curiosity, các kỹ sư NASA mới tin rằng robot thăm dò này đang hoạt động đúng theo lịch trình định sẵn.
Theo ông Watkins, các tàu thăm dò khác cũng từng để lại các dấu vết trên sao Hỏa, nhưng không lớn và rõ như của Curiosity.
Theo lịch trình, Curiosity sẽ không di chuyển thêm nữa trong vài ngày tới. Trong thời gian này, các kỹ sư NASA sẽ kiểm tra khả năng hoạt động của cánh tay robot. Ở phía cuối cánh tay này được gắn một thiết bị có tên “Swiss Army knife” được thiết kế để kiểm tra các mẫu đá cũng như thành phần hóa học trong đất trên Hành tinh Đỏ, ông Watkins cho biết.
Sau khi cánh tay robot và các thiết bị của nó được kiểm tra kỹ càng, Curiosity sẽ tiếp tục hành trình di chuyển trong khoảng hơn một tuần để tới đích đầu tiên, một điểm được gọi là Glenelg với 3 loại địa hình đặc trưng. Nhiều khả năng trên đường di chuyển, Curiosity sẽ dừng lại để kiểm tra các mẫu đá đầu tiên.
Theo Dantri
Camera chụp ảnh của NASA trên sao Hỏa
17 chiếc camera khác nhau đảm nhiệm công việc ghi lại những hình ảnh khá mới mẻ trên sao Hỏa.
Chiếc Mastcam tiêu cự 34 mm.
12h30 ngày 6/8 (giờ VN), NASA đã đổ bộ thành công thiết bị tự hành thăm dò lớn và tối tân nhất mà con người từng phóng lên sao Hỏa. Theo đó, phần hình ảnh phục vụ hành trình cũng như để truyền về Trái Đất đóng vai trò cực kì quan trọng và được đảm nhiệm bởi một hệ thống gồm tổng cộng 17 chiếc camera lớn nhỏ khác nhau.
Trong số này, NASA đã chia sẻ về thông tin của 2 chiếc camera lớn nhất với tên gọi Mastcam. Một chiếc có ống kính 34mm f/8, với góc nhìn khoảng 15 độ chiếc còn lại dùng ống tiêu cự 100mm f/10, với góc nhìn 5,1 độ. Cả hai đều chia sẻ độ phân giải cảm biến 2 Megapixel.
Chiếc có tiêu cự 100 mm.
Mastcam có thể quay phim độ phân giải 720p, chụp ảnh panorama 360 độ, và thậm chí có thể dùng cả hai ống kính để chụp ảnh 3D. Vì những hạn chế về đường truyền, ảnh chụp xong sẽ được lưu vào bộ nhớ 8GB và thu nhỏ lại để gửi về NASA. Sau đó sẽ đưa những ảnh gốc về Trái Đất nếu có yêu cầu.
Bên cạnh đó, có nhiều camera phục vụ các tác vụ riêng biệt: Hazcam và Navcam nhằm định hướng và di chuyển, Chemcam giúp chụp các vật thể ở xa, trong khi MAHLI đặt trên những cánh tay robot dùng để chụp ảnh macro các viên đá, sỏi trên sao Hỏa.
Theo VNE
Khám phá 'siêu xe' thăm dò Sao Hỏa trị giá 2,5 tỉ USD Chiếc siêu xe có tên Curiosity này chạy bằng năng lượng nguyên tử, dò đường bằng laser và có khả năng thay đổi chiều cao của bánh để có thể di chuyển trên nhiều địa hình. Curiosity dài 3m, nặng 900 kg, lấy cảm hứng từ những chiếc xe tải 6 bánh loại nhỏ nhưng "tối tân" hơn gấp nhiều lần. Quá trình...