Nhìn thấy “thành quả” tập viết của con, người mẹ trẻ suýt chút nữa tăng xông vì điều này
Đúng là không việc gì đòi hỏi sự kiên nhẫn và bình tĩnh như việc dạy con phải không nào?
Nếu có ai đó hỏi rằng công việc nào đòi hỏi sự kiên nhẫn và bình tĩnh nhất trên thế gian này thì chắc hẳn nhiều bậc phụ huynh sẽ không ngần ngại mà trả lời rằng: Đó chính là việc dạy con học.
Và dường như lời ví von này không hề nói quá một chút nào nếu như áp dụng vào trong câu chuyện dở khóc dở cười dưới đây.
Theo đó, một bà mẹ ở Trung Quốc đã không khỏi “tăng xông” khi chứng kiến thành quả tập viết của con mình.
Cụ thể, cậu bé này đang tập viết bộ Túc () trong tiếng Trung. Và không khó để nhận thấy nét chữ ở hàng đầu tiên ít ra còn được cậu viết tương đối ngay ngắn.
Thế nhưng từ hàng thứ hai trở đi, dường như trí trưởng tượng phong phú của trẻ thơ đã giúp cậu bé liên tưởng chữ này với đủ các tư thế tung chưởng trong các bộ phim kiếm hiệp.
Video đang HOT
Để rồi khi chứng kiến “thành quả” này, người mẹ đã không khỏi “tăng xông” trước sự nghịch ngợm của con mình.
Thế nhưng nếu nhìn kỹ thì những nét vẽ liên tưởng của cậu bé láu cá trên cũng khá là sinh động và thú vị phải không nào?
Cả cộng đồng mạng Trung Quốc tranh cãi 'nháo nhào' vì một chiếc iPad bị mất
Một sinh viên đã tìm thấy một chiếc máy tính bảng trong khuôn viên trường và đăng một ghi chú tìm người thất lạc bằng cả tiếng Trung và tiếng Anh. Sau đó, những người theo chủ nghĩa dân tộc buộc tội cậu có hành vi "xu nịnh trước người nước ngoài".
Có nhiều cách để trở thành mục tiêu bị tấn công và lạm dụng trên mạng xã hội Trung Quốc. Nhưng một nam sinh viên không bao giờ có thể tưởng tượng rằng việc đăng một ghi chú tìm người rơi đồ lại có thể là một trong số chúng.
Nam sinh viên, được cho là sinh viên Đại học Khoa học và Công nghệ Điện tử Trung Quốc ở thành phố Tây Nam Thành Đô, đã trở thành trung tâm của một cuộc tranh cãi trực tuyến đầy căng thẳng sau khi đăng một tin nhắn bằng tiếng Anh và tiếng Trung trên bảng thông báo của khuôn viên trường, nhằm tìm kiếm chủ nhân của một chiếc iPad mà mình vô tình nhặt được.
Ghi chú song ngữ này đã gây ra phản ứng dữ dội ngay lập tức từ chính các bạn học của nam sinh này, những người cho rằng việc sử dụng tiếng Anh là không cần thiết và là dấu hiệu của chongyang meiwai , tiếng lóng chỉ việc "tôn thờ người nước ngoài".
Sự việc tiếp tục lan rộng khi câu chuyện được đăng tải trên Weibo, mạng xã hội lớn nhất của Trung Quốc. Bài đăng trên Weibo cũng giải thích rằng chiếc iPad được tìm thấy trong một lớp học trong khuôn viên trường và sau khi nhận thấy bên trong nó có một số ứng dụng phương Tây, chẳng hạn như YouTube và The Economist, những thứ hiếm khi được cài đặt bởi người dùng ở Trung Quốc, nam sinh viên này cho rằng chủ sở hữu thiết bị có thể là một sinh viên quốc tế. Do đó, anh chàng này để lại tin nhắn về chiếc iPad bị mất trên ứng dụng xã hội QQ và một số bảng thông báo đồ thất lạc tại trường đại học, cũng như một ghi chú viết tay trong lớp học.
Các bài đăng đã nhanh chóng thu hút hàng loạt bình luận thù địch từ các sinh viên khác, mô tả hành động này là "một cách xu nịnh để lấy lòng người nước ngoài". Nhiều người còn cho rằng sinh viên đó có thể là nữ và cáo buộc người này sử dụng ghi chú như một công cụ để gặp gỡ đàn ông nước ngoài, mặc dù nội dung thông báo khá đơn thuần.
Bức thư song ngữ của nam sinh tìm thấy chiếc iPad bị mất tại Đại học Khoa học và Công nghệ Điện tử Trung Quốc ở Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên, tháng 3 năm 2021.
Tuy nhiên, không phải tất cả mọi người đều đồng ý với những lời chỉ trích. Trên Weibo, các cư dân mạng sử dụng hashtag có nghĩa là "Cuộc săn phù thủy iPad" đã chỉ ra sự phi lý của việc lạm dụng và tấn công một sinh viên chỉ vì đang cố gắng tìm chủ nhân của một thiết bị điện tử bị mất. Tính đến ngày 15/3, hashtag này đã được xem hơn 230 triệu lần.
"Sau khi chứng kiến quá nhiều vụ 'săn phù thủy' và các tiêu chuẩn đạo đức được áp đặt với nam sinh viên này, tôi đã run sợ", một người dùng Weibo viết. "Tôi sợ rằng nếu con gái tôi giúp đỡ người nước ngoài một cách tử tế ở trường đại học, nó sẽ bị mê hoặc và trở nên trầm cảm."
Đây không phải là lần đầu tiên các học sinh sinh viên Trung Quốc bị bạn bè tố cáo vì cho rằng có thành kiến ủng hộ nước ngoài. Năm 2019, Đại học Sơn Đông phải đối mặt với phản ứng dữ dội về một chương trình bạn thân được cho là đã ghép nam sinh viên quốc tế với nữ sinh viên Trung Quốc. Những người chỉ trích cáo buộc trường đại học dành nhiều ưu đãi đặc biệt cho sinh viên nước ngoài, trong khi một số nữ tình nguyện viên tham gia chương trình đã bị tấn công bằng lời nói.
Trên mạng, nhiều người lo lắng rằng vụ việc mới nhất cho thấy sinh viên tại các trường đại học danh tiếng ở Trung Quốc đang trở nên ít khoan dung hơn với những người khác biệt với họ. Một sinh viên tại Đại học Khoa học và Công nghệ Điện tử Trung Quốc đã chia sẻ với điều kiện giấu tên rằng mặc dù một số sinh viên đã thể hiện mình là người hẹp hòi, nhưng toàn bộ trường đại học không nên bị hoen ố vì những "con sâu làm rầu nồi canh" này.
"Nói ngắn gọn, đây là một trường hợp bắt nạt trên mạng đã phóng đại nhận xét của một số rất nhỏ những kẻ cực đoan", sinh viên này nói. "Các nạn nhân đều là sinh viên và giảng viên tại Đại học Khoa học và Công nghệ Điện tử Trung Quốc."
Đại diện trường đại học này cho biết đang điều tra vụ việc, đồng thời cho biết thêm rằng sinh viên bị nhắm đến có sức khỏe thể chất và tinh thần tốt. Tuy nhiên, các bài đăng liên quan đến cuộc tranh cãi vẫn có thể truy cập được trên bảng tin trực tuyến chính thức của trường.
Lời thoại "thương em" của Sơn Tùng được dịch ra nhiều thứ tiếng Không chỉ dừng lại ở tiếng Hàn, tiếng Trung... lời nhắn gửi trong sự kiện tối 23/1 của Sơn Tùng được cư dân mạng dịch ra nhiều bản khác nhau, có cả nhị phân Trong sự kiện tối qua, Sơn Tùng đã có những câu nói gây bão cộng đồng mạng, mọi người cho rằng anh đang ám chỉ tới Thiều Bảo Trâm....