Nhìn thấy clip bố mẹ hôn nhau, con gái 6 tuổi cảm thán một câu xanh rờn khiến nhiều người chê trách không dạy con chu đáo
Cô bé 6 tuổi chăm chú ngồi xem clip, đến đoạn hai bố mẹ hôn nhau, phản ứng của bé khiến người mẹ phì cười nhưng cư dân mạng lại chê trách cách giáo dục này.
Giáo dục giới tính cho con vô cùng cần thiết nhưng đôi khi bố mẹ xao nhãng, dẫn tới con cái có cái nhìn tiêu cực về chuyện tình cảm, về những hành động thân mật giữa hai người yêu nhau. Từ đó trẻ sinh ra những suy nghĩ lệch lạc về tình yêu đôi lứa.
Một bé gái 6 tuổi ở Trung Quốc, trong một lần ngồi xem video đi du lịch của bố mẹ, khi tới cảnh hai bố mẹ hôn nhau, cô bé đã giãy nảy rồi hét lên: “Bố mẹ ghê quá”.
Bé gái hét lên “Bố mẹ ghê quá” khi nhìn thấy hai người hôn nhau.
Người mẹ thấy phản ứng của con thì cho rằng con còn nhỏ nên nói như vậy không có vấn đề gì. Thậm chí cô còn phì cười vì lời nói ngây ngô của con.
Câu chuyện của hai mẹ con gây ra một cuộc bình luận sôi nổi trên mạng xã hội. Nhiều người cho rằng người mẹ đã sai lầm trong cách giáo dục con, cụ thể là giáo dục giới tính.
Sai lầm của người mẹ nói trên, thực tế cũng có rất nhiều cha mẹ khác mắc phải. Một số gia đình khi xem tivi có đoạn đôi trai gái hôn nhau thường lấy tay che mắt con lại vì sợ con phải xem những cảnh “ nóng bỏng”.
Nhưng họ không biết rằng chỉ cần giải thích cho con một cách đơn giản rằng đó là hành động của hai người yêu nhau, tự nguyện và nhân cơ hội dạy thêm cho con bài học về giới tính.
Hãy cho con hiểu rằng khi lớn lên những hoạt động như âu yếm, quan hệ tình dục cũng bình thường như việc con tắm, ăn, uống, miễn là hai người yêu nhau.
Cha mẹ và nhà trường nên dạy cho trẻ có ý thức về giới tính từ khi còn nhỏ. (Ảnh minh họa)
Video đang HOT
Cha mẹ nên giáo dục giới tính cho trẻ từ khi nào?
Hãy bắt đầu nói chuyện giới tính khi trẻ bắt đầu lên 2 bằng những câu chuyện, từ ngữ đơn giản dễ hiểu. Ví dụ khi tắm, mẹ có thể giải thích cho con đâu là vùng kín mà con không được cho ai chạm vào ngoài mẹ và bản thân.
Với nam, vùng kín (vùng đồ bơi) là bộ phận sinh dục, vùng mông; với nữ là ngực, bộ phận sinh dục, vùng mông.
Sau đó cha mẹ có thể dạy con về tên các bộ phận kín để trẻ biết chính xác đó là bộ phận gì và nếu có trường hợp xấu xảy ra, bé có thể nói rõ.
Ngay từ nhỏ, cha mẹ nên dạy con biết yêu quý và tự bảo vệ bản thân, không cho người lạ sờ vào người, đặc biệt là vùng kín.
Tùy từng độ tuổi, cha mẹ hãy giải thích cho con về hoạt động tình dục, những cử chỉ yêu thương của hai người yêu nhau, tại sao lại tạo được ra em bé.
Khi trẻ bước vào tuổi dậy thì, hãy giải thích cho con về những thay đổi trong giai đoạn phát triển để con không ngỡ ngàng, sợ sệt khi cơ thể có dấu hiệu khác biệt. Đồng thời, cha mẹ nên giáo dục con cách phòng tránh thai an toàn và cách phòng bệnh lây truyền qua đường tình dục.
Luôn cởi mở và thành thật
Khi nói chuyện với trẻ về giới tính, cha mẹ nên giữ thái độ cởi mở, vui vẻ và thành thật để trẻ không bị căng thẳng. Hãy giải thích cho con dưới góc độ khoa học để con hiểu rõ về bản chất của vấn đề, không né tránh, không nói lái khi dạy con về giới tính.
Ngoài việc nói chuyện với con hàng ngày về giới tính, cha mẹ nên dùng các bài báo, sách, phim ảnh để minh họa thêm cho con dễ hiểu.
Nặng gánh vì giấc mơ của cha mẹ
Ngày càng nhiều đứa trẻ rơi vào trầm cảm, thậm chí tự hủy hoại bản thân mình trước những giấc mơ, những áp lực mà các bậc cha mẹ đặt ra. Bất hạnh, như một sợi dây nối từ thế hệ này sang thế hệ khác vì những suy nghĩ lệch lạc...
Áp lực học hành, buộc gánh giấc mơ của cha mẹ, trẻ dễ rơi vào trầm cảm.(Ảnh minh họa)
Những cuộc đầu tư sai lầm
Có lẽ cả cuộc đời, vợ chồng chị Lê Phan Thảo Ng., cùng là giáo viên cấp 3, ngụ tại Tân Phú, TPHCM sẽ không bao giờ quên được khoảnh khắc phát hiện con mình nằm mê man trong phòng ngủ với những vỉ thuốc ngủ rải rác chung quanh. Sau khi được cấp cứu, cháu T., 15 tuổi đã qua khỏi, nhưng sức khỏe ảnh hưởng không ít.
Mãi sau khi hồi phục một thời gian, T. mới thú thật, suy nghĩ về cái chết bắt đầu khởi phát trong em từ gần 1 năm nay, lúc em bước vào năm cuối của cấp 2. Chính xác hơn là từ khi cha mẹ đặt cho em mục tiêu, bắt buộc phải phấn đấu để thi đậu vào trường điểm của quận.
"Bài ca" mà cha mẹ luôn rỉ rả bên tai, là do ngày xưa cha mẹ không đủ giỏi, nên giờ đây chỉ có thể là giáo viên hợp đồng của một trường tư, tương lai không được bảo đảm. Chỉ có học giỏi, xuất phát điểm tốt thì mới có thể thi vào một trường đại học chính quy, danh giá, "làm nên cơm nên cháo" sau này. Thực chất, T biết mình học không xuất sắc.
Em lo lắng không biết mình có đậu nổi vào trường điểm của quận không, nếu không đậu sẽ bị cha mẹ la mắng, làm cha mẹ thất vọng. Em lại cũng lo lắng, nếu may mắn đậu vào, nghe nói trường ấy "sắt" lắm, với học lực của mình sợ không theo kịp, lỡ như đội sổ, ở lại lớp hay bị đuổi học thì cha mẹ lại càng sốc hơn...
Chừng ấy ý nghĩ quay cuồng khiến em áp lực, biếng ăn, mất ngủ và rụng tóc. Nhưng bên ngoài, em vẫn tỏ ra bình thường nên cha mẹ em không hề biết những gì đang diễn ra trong con mình. Cho đến ngay trước kì thi, em quyết định chọn cái chết để trốn tránh những khó khăn sắp đối mặt.
Trường hợp đau lòng của em T. ở Tân Phú không phải quá hiếm. Phải nhìn nhận rằng trẻ em ngày nay được sống đủ đầy, sung sướng hơn xưa nhiều, nhưng cạnh đó, áp lực của các em cũng lớn hơn.
Những thế hệ trước đây chương trình học nhẹ nhàng, học sinh chỉ một buổi học, một buổi nghỉ, còn học thêm hay không tùy vào cha mẹ. Ngày nay, trẻ đi học một ngày 2 buổi, tối về nhà còn phải đảm bảo bài tập. Chưa hết, những thời gian trống trong ngày, trong tuần các em còn phải chạy theo đủ thứ lịch học, từ ngoại ngữ đến năng khiếu.
Có mặt tại Trung tâm ngoại ngữ Mỹ Úc vào 9h tối, chị Nguyễn Thị Châu Lâm, nhân viên tín dụng ngân hàng, ngụ tại Ung Văn Khiêm, Bình Thạnh đang chờ chở con mình về. Con gái chị học lớp 2, và từ hồi lớp một đã được đưa đến trung tâm để luyện tiếng Anh.
"Thế hệ của tôi đã dốt ngoại ngữ nên bỏ mất nhiều cơ hội. Con tôi nhất định phải giỏi ngoại ngữ, lấy nó làm tấm vé bước ra ngoài thế giới", chị Lâm chia sẻ. Rõ ràng, mong muốn của chị Lâm cũng như nhiều bậc cha mẹ khác là hoàn toàn chính đáng. Nhưng, chị Lâm cũng như nhiều cha mẹ khác lại bổ sung cho con mình một lịch học dày cộp.
Như cháu gái con chị Lâm, ngoài học tiếng Anh, cô bé còn học thêm lớp vẽ, đàn. Hỏi sao mới lớp 2 mà cho cháu học nhiều như thế, chị Lâm lại lấy "câu chuyện thế hệ" để làm lý do. Bởi ngày xưa chị khó khăn, ít được học hành, phát triển năng khiếu nên bây giờ cứ cho con học được gì là học hết.
Trong kế hoạch của mình, chị còn định khi nào con gái đã ổn tiếng Anh, còn cho con đi học thêm tiếng Nhật, vì gia đình có bà con bên Nhật, lớn lên định hướng cho đi Nhật du học. Đứa trẻ 7 tuổi đeo cặp leo lên xe, gương mặt lờ đờ mệt mỏi, người mẹ nổ máy chạy đi, tiếng nói còn rơi rớt lại phía sau: Phải tranh thủ về nhà xem trước bài ngày mai nữa con!
Có nhiều phụ huynh như chị Lâm, được gọi là những phụ huynh "tham đầu tư". Họ muốn bù đắp cho con những điều mà mình chưa bao giờ được có. Họ rất muốn đầu tư cho con mình tối đa trong việc học. Nghe ở đâu có phương pháp giáo dục nào mới là mua phần mềm về bảo con học, dù chưa được kiểm chứng hay dở, thấy các cha mẹ khác chia sẻ đang cho con học chương trình này hay, chương trình kia tốt, họ liền bắt con đi học ngay.
Họ có thể tiếc tiền mua sắm, chi trả cho bản thân, nhưng với chuyện học của con họ không tiếc tay. Chỉ tiếc rằng, sự đầu tư ấy lại tham lam, giàn trải. Để rồi tiền thì tốn, con trẻ mất nhiều thời gian cho các khóa học, nhưng không nhận được nhiều ngoài mệt mỏi và áp lực.
Mỗi người hãy sống tốt phần đời mình
Mạnh tay đầu tư cho việc học của con, cha mẹ đồng thời cũng đặt lên vai trẻ một thứ áp lực gọi là kì vọng. Kì vọng con sẽ sống tốt hơn mình, kì vọng con sẽ nhận nhiều điều tốt đẹp hơn mình, kì vọng con sẽ được thụ hưởng những điều mình chưa từng thụ hưởng, làm được những điều cha mẹ chưa thể làm.
Nhiều cha mẹ vẫn nghĩ rằng, sự hy sinh và kì vọng của cha mẹ sẽ là động lực lớn thúc đẩy con mình nỗ lực, đi về phía trước, đạt được thành quả. Và thực tế cũng có những trường hợp như thế. Nhưng đó là ở những trường hợp cha mẹ cực kì may mắn, vì có đứa con "thần kinh thép" và ý chí cầu tiến cao. Hoặc, tình cờ sự thúc ép của cha mẹ hợp với mong muốn, năng lực của con.
Còn ngược lại, với trẻ có tinh thần không mạnh mẽ cho lắm, sự kì vọng lớn lao của cha mẹ là sợi dây vô hình thít chặt lấy con, là tảng đá đè nặng lên tâm trí con. Mà tiếc thay, những trường hợp như thế giờ đây không phải là ít.
Một chuyên viên tâm lý, bà Lê Thi Minh Nga chia sẻ, trong số những người đưa con đến tham vấn do mắc phải những vấn đề tâm lý, rất thường gặp trường hợp những đứa trẻ phát sinh chướng ngại tâm lý do áp lực kì vọng từ cha mẹ. Có em còn thường xuyên đập đầu vào tường vì càng học càng thấy mình mau quên, trí nhớ kém nên nảy sinh tâm lý tự trừng phạt mình. Em học sinh ấy trước đây từng nhiều năm liền là học sinh giỏi, niềm tự hào của cha mẹ, dòng họ, và từng được cha mẹ đặt ra mục tiêu phấn đấu nhận học bổng du học toàn phần của một trường đại học danh giá ở Mỹ.
"Điểm chung của các bậc phụ huynh ép con học, đặt áp lực học hành cho con chính là họ mang suy nghĩ cố chấp rằng chỉ học thật giỏi mới là con đường duy nhất để đạt sự như ý trong cuộc sống. Họ không hiểu rằng, mỗi đứa trẻ có một tố chất, năng lực khác nhau. Có em thông minh, xuất chúng, có em trí thông minh ở mức bình thường. Có em đam mê tự nhiên, cũng có em chỉ thích theo đuổi nghệ thuật.
Có em chịu được áp lực cao, nhưng cũng có em tâm lý rất mong manh. Ép các em vào cái khuôn do chính mình đặt ra chính là làm khổ các em, đem đến bất hạnh cho các em. Và chắc chắn, học giỏi không phải là con đường duy nhất dẫn đến thành công và hạnh phúc. Nhìn chung quanh cuộc sống, nhìn vào mỗi cuộc đời con người sẽ thấy sự thật ấy", bà Lê Thị Minh Nga chia sẻ.
Hơn nữa trong quá trình gò ép con, bắt đứa trẻ gánh lấy giấc mơ của mình, bản thân cha mẹ có hạnh phúc không? Hẳn nhiên khó lòng mà hạnh phúc được. Bản thân cha mẹ, khi đưa con vào cuộc đua học hành, điểm số và thành tích, cũng đã tham gia vào đường đua ấy.
Đã phải hy sinh thời gian, hy sinh tiền bạc, hy sinh cả những hưởng thụ cuộc sống của riêng mình, hy sinh những khoảnh khắc mà đáng ra gia đình có thể thong thả bên nhau. Cho những giấc mơ không biết đã đặt đúng chỗ hay không, có thành sự thật hay không. Khi ấy, cả cha mẹ và con đều bị lao vào vòng xoáy, thành những vận động viên trên đường đua nước rút. Và gia đình chỉ còn là chốn trú chân tạm bợ để vươn đến một tương lai xa xôi hơn.
Cha mẹ hy sinh vì con, còn con thì lựa chọn từ bỏ đời mình vì áp lực trước sự kì vọng, hy sinh ấy. Đó là một bi kịch mà các bậc cha mẹ cần sáng suốt nhận ra trước khi quá muộn. Cả cha mẹ và con đều cần hạnh phúc, trước hết ở phần đời của mình.
Trắc nghiệm: Với bạn, điều kiện tiên quyết để hình thành tình yêu đôi lứa là gì? Nhìn vào bức tranh dưới đây, và cho biết điều đầu tiên bạn nhìn thấy là gì! 1. Quả táo Cơ sở của một mối quan hệ bền chặt đối với bạn là phải dựa trên sự tin tưởng. Đối với bạn, điều cần thiết trong một mối quan hệ tình cảm đó chính là cảm giác an toàn, tin tưởng và yên...