Nhìn ra quân tử và tiểu nhân chỉ cần qua vài điểm này
Qua những điểm nhìn này sẽ dễ dàng nhìn ra quân tử và tiểu nhân ai cũng cần biết để phòng thân.
Người quân tử rộng rãi mà không kiêu, kẻ tiểu nhân kiêu căng nhưng lại nhỏ hẹp. Người quân tử ung dung bình thản mà không kiêu ngạo, kẻ tiểu nhân kiêu ngạo nhưng trong lòng không yên. Hơn hai ngàn năm trước, Không Tử dạy rằng “chủ yếu nhìn khí chất” để phân biệt người.
Người quân tử trang trọng, tâm thái bình thản, “ khí định thần nhàn”, không có cảm giác kiêu căng ngạo mạn. Kẻ tiểu nhân ngạo mạn, tự cao tự đại, luôn công kích người khác.
Lời nói và hành vi
Người quân tử hòa mà không đồng, kẻ tiểu nhân đồng mà không hòa. Ý nói rằng, người quân tử có thể lấy “đạo nghĩa” mà bao dung hết thảy các ý kiến, xây dựng một bầu không khí hài hòa. Kẻ tiểu nhân thường có thói quen nói theo ý người khác, vào hùa và phụ h ọa theo nhưng trong lòng lại không nghĩ giống như lời nói.
Người quân tử có thể bao dung hết thảy những ý kiến bất đồng và cũng không giấu diếm quan điểm bất đồng của mình, chân thành đối xử với người khác. Nhưng kẻ tiểu nhân lại luôn giấu diếm suy nghĩ tử tưởng của mình, bằng mặt không bằng lòng.
Khổng Tử nói: “Người quân tử yêu cầu chính là bản thân, kẻ tiểu nhân yêu cầu chính là mọi người”. Tức là khi xảy ra vấn đề, xảy ra mâu thuẫn, người quân tử sẽ tự xét lại, nhìn lại bản thân xem có tội lỗi gì không, tìm kiếm sai sót ở bản thân mình từ đó sửa chữa và không ngừng tiến bộ.
Kẻ tiểu nhân thì ngược lại, luôn nhìn vào người khác, đổ lỗi trách cứ người khác mà không nhìn lại mình. Họ yêu cầu người khác rất cao nhưng lại không có yêu cầu gì cho bản thân và dần dần họ sẽ rơi rớt xuống phía dưới, không có tiến bộ.
Video đang HOT
Làm thế nào để phân biệt người quân tử và kẻ tiểu nhân?
Những người biết hy sinh chịu thiệt về bản thân để làm cho tập thể tốt lên thì đó chính là quân tử vì có thể chịu thiệt, thật sự không phải là một việc dễ dàng, cần phải có tâm độ lượng rộng rãi của bao dung nhẫn nhịn.
Cam tâm tình nguyện chịu thiệt, đại diện cho khoan dung đại độ, coi trọng tính nhẫn nhục.
Từ nghìn xưa đến nay rất nhiều những anh hùng đều là bởi vì có khả năng nhẫn nhục và chịu thiệt đã làm nên đại sự.
Nổi danh nhất chính là Hàn Tín, khi xưa ông đã đã có thể nhẫn nhịn chịu đựng nỗi nhục chui hang.. Có thể nói rằng là đã chịu nhục đến cực điểm, bởi thế sau này Hàn Tín đăng đàn bái tướng, được Lưu Bang phong làm Tam Tề Vương.
Qua đó, ta có thể thấy những người quân tử thường sẽ có thể thành công, làm nên đại sự và sẽ trở thành những nhà lãnh đạo.
Ngược lại, những kẻ tiểu nhân thường vì những mục đích của bản thân mà sẵn sàng bán đứng người khác. Những kẻ này sẽ bất chấp tất cả để mưu cầu danh lợi mà không từ một thủ đoạn nào.
Những tên này thường có những kết cục không mấy tốt đẹp và cũng không thể đạt được thành tựu nào lớn trong sự nghiệp.
Quân tử không tranh cãi với kẻ tiểu nhân?
Khổng Tử có một cậu học trò rất thích tranh luận. Một hôm, người học trò này đến thăm Khổng Tử thì gặp một người đang đứng ở cổng nhà.
Người khách này ngăn vị học trò kia lại hỏi:”Nghe nói thầy dạy của ngài là Khổng thánh nhân, như vậy thì học vấn của ngài chắc phải cao lắm. Ngài cho ta hỏi một năm có mấy mùa? Nếu ngài trả lời đúng, ta sẽ dập đầu quỳ lạy ngài, còn nếu trả lời sai thì ngài phải bái lạy ta.”
Vị đệ tử kia suy nghĩ một lát rồi nói: “Xuân, Hạ, Thu, Đông, có bốn mùa!”
Người khách kia cãi lại:”Sai! Có ba mùa!”
Vị đệ tử cảm thấy thực sự là kỳ quái nói:”Rõ ràng là một năm có bốn mùa, sao ngươi lại nói là có ba mùa?”
Đúng lúc hai người tranh luận không thôi thì Khổng Tử đi ra. Vị khách kia hỏi:”Thánh nhân! Xin ngài hãy phân xử, một năm rốt cuộc là có mấy mùa?”
Khổng Tử nhìn vị khách một lượt rồi nói: “Ba mùa!”
Vị khách vô cùng đắc thắng, quay sang cậu học trò của Khổng Tử: &’Ngươi nghe đã rõ chưa, còn không bái ta một lạy tạ lỗi sao?’. Nói rồi đắc chí cười ha hả đi thẳng.
Cậu học trò thấy hết sức quái lạ, bèn hỏi Khổng Tử: “Thưa thầy! Một năm rõ ràng là có bốn mùa, sao vừa rồi thầy lại nói là có ba mùa?”
Khổng Tử trả lời: “Con không thấy người kia sao? Đó là một con châu chấu biến hóa mà thành. Một năm, châu chấu chỉ sống có ba mùa, xuân, hạ và thu, nó đâu có biết mùa đông? Con tranh luận với nó chẳng phải là không bao giờ có kết thúc sao?”
Vị đệ tử bừng tỉnh hiểu ra đạo ý cao thâm của bậc Thánh nhân: Tranh cãi với người không cùng cảnh giới là việc phí thời gian vô ích.Lão Tử nói: “Thiện giả bất biện, biện giả bất thiện” (Nghĩa là: người thiện thì không tranh biện, người tranh biện thì không phải thiện). Sự tu dưỡng, trưởng thành trong đời một người thể hiện ở việc làm, không phải ở lời nói, tranh biện. Xưa nay, phàm đã là chân lý thì đâu cần tranh biện?
Theo Phunutoday
Mới cưới 3 tháng mẹ chồng đã đòi tôi bán mảnh đất bố mẹ đẻ cho để đưa tiền cho bà
Tôi năm nay 27 tuổi, tôi vừa lên xe hoa cách đây 3 tháng trước. Những tưởng sau kết hôn, cuộc sống sẽ hạnh phúc, nhưng từ ngày về nhà chồng bao nhiêu biến cố xảy ra khiến tôi cảm thấy mệt mỏi vô cùng.
Tôi rất mệt mỏi khi phải đối diện với mẹ chồng sau những gì xảy ra (Ảnh minh họa).
Tôi tên là H. hiện đang làm nhân viên kinh doanh cho một công ty chuyên phân phối thiết bị điện tử. Cách đây 1 năm, tôi có gặp và yêu M. một chàng kỹ sư xây dựng.
Dù mới quen nhưng tôi cảm nhận được sự quan tâm chân thành của M. dành cho tôi, vì thế, tôi sớm xác định sẽ gắn bó cả đời mình với anh.
Xin nói thêm, ngày chúng tôi còn yêu, nhiều lần, tôi có qua nhà anh chơi. Khi đó, tôi thấy bố mẹ anh khá hiền lành, chu đáo. Đặc biệt, mẹ anh rất quý tôi, bà cũng nhiều lần thúc giục: "Bác thấy, hai đứa yêu nhau cũng được một thời gian rồi, nên tính chuyện kết hôn là vừa".
Vì nhà tôi chỉ cách nhà anh 2km, nên thi thoảng, mẹ anh có qua nhà tôi chơi (mẹ tôi và mẹ anh cùng chung một câu lạc bộ Yoga nên cũng biết nhau). Không biết mẹ anh thủ thỉ thế nào mà mẹ tôi cũng một mực thúc giục con gái sớm xuất giá.
Cứ nghĩ, hai nhà biết nhau, tình yêu đủ chín muồi nên tôi bàn với anh tổ chức đám cưới. Nhưng rồi, sau tuần trăng mật trở về nhà, tôi và mẹ chồng đã xảy ra cãi vã, chỉ vì mẹ chồng đòi xin lại chiếc kiềng bà trao cho tôi hôm đám cưới.
Khi tôi nói: "Đó là quà bố mẹ tặng vợ chồng con, sao mẹ lại mượn để làm gì". Mẹ chồng nói tôi hỗn láo vì cãi lời bà, khi đó, để chồng không khó xử, nên tôi đã gửi lại dù trong lòng cảm thấy không thoải mái.
Việc chiếc kiềng chưa nguôi ngoai, mẹ chồng lại đòi tôi bán mảnh đất bố mẹ tôi cho tôi ở Cầu Diễn (Hà Nội) để đưa tiền cho bà mua chung cư mới. Dù thế, lần này tôi nhất quyết không đồng ý.
Tôi gọi điện kể với bố tôi, ông rất giận. Ông nói: "Làm gì có cái lý đó, bố mẹ cho con mảnh đất đó làm vốn, phòng thân. Để bố sang nói chuyện cho rõ ràng". Tuy nhiên, để giữ hòa khí, tôi bảo bố coi như chưa có chuyện gì.
Từ hôm tới giờ đã được 3 tháng làm dâu, nhưng không khí trong nhà tôi rất căng thẳng, khi mẹ chồng nàng dâu bằng mặt mà không bằng lòng. Chồng tôi đi công tác thường xuyên nên anh không hề hay biết điều gì. Giờ đây, tôi rất mệt mỏi, tôi phải làm sao đây?
Theo Người Đưa Tin
Chán nản vì lấy 2 chồng đều kém "chuyện ấy" Chẳng lẽ số kiếp của tôi là chịu cảnh bất hạnh về đường vợ chồng, khi kết hôn với 2 người đều yếu sinh lý. Nghĩ đến cuộc đời dài dằng dặc phía trước, tôi chỉ muốn bật khóc Tôi 33 tuổi, đang bước vào năm thứ 3 của cuộc hôn nhân thứ hai, cảm thấy mình hụt hơi, đuối sức, thấy tuổi...