Nhìn nụ cười hiền của Tiến Dũng khi gọi video cho bố, ta chợt chạnh lòng: Bao lâu rồi mình không gọi về nhà?
Hãy học theo thủ môn Bùi Tiến Dũng, dù có bay nhảy muôn nơi, theo đuổi đam mê của mình thì cũng không quên dành cho gia đình thân yêu khoảng thời gian ấm áp…
Bố mẹ ngày một già đi khi những đôi chân tuổi trẻ vẫn chưa biết mệt mỏi. Người trẻ bị cuốn vào những bộn bề, vội vã của công việc, cuộc sống đô thị, với những đam mê, chí hướng của riêng mình mà đôi khi quên đi, ở quê nhà, bố mẹ vẫn luôn ngóng trông từng cuộc gọi, từng tin nhắn để biết con cái vẫn bình an, hạnh phúc.
Rồi một ngày, xem được hình ảnh thủ môn Bùi Tiến Dũng chia sẻ trên Facebook cá nhân, không ít người giật mình, nhấc điện thoại lên và gọi về nhà. Tiến Dũng không nói những lời bóng bẩy, hoa mỹ, anh đơn giản chỉ khoe bức ảnh chụp lại khoảnh khắc anh và bố nói chuyện với nhau qua màn hình điện thoại, đi kèm là câu dẫn ngắn gọn đầy tình cảm: “Cả nhà cùng vui”.
Nhìn vào nụ cười hiền lành, chân chất và ánh mắt yêu thương của thủ thành quê Ngọc Lặc, Thanh Hóa, ta thấy đâu đó tình cảm gia đình đong đầy. Nhìn vào nụ cười móm mém của ông Bùi Văn Khánh – bố Tiến Dũng – ta thấy niềm hạnh phúc của một người cha khi chứng kiến con trai mình trưởng thành, mạnh mẽ và tài giỏi biết bao.
Tình cảm cha con của Dũng và bố Khánh khiến người ta cảm động biết nhường nào. Cầu thủ sinh năm 1997 từng chia sẻ nỗi lo khi đi xa mà không thể liên lạc với gia đình. Đó là thời điểm anh chàng cùng đội tuyển Việt Nam sang UAE thi đấu Asian Cup 2019.
“Gần một tháng trời em không gọi được cho bố mẹ, không được nói chuyện với gia đình. Em rất nhớ nhà, không biết sức khỏe cả nhà như nào. Bố em cũng hay ốm lắm, không gọi được thì cũng trăn trở, tìm đủ mọi cách nhưng vẫn không gọi được”, Tiến Dũng ngậm ngùi. Những ngày Tết Nguyên đán 2019, sức khỏe của bố Tiến Dũng chuyển biến xấu, anh cùng cậu em trai Tiến Dụng phải túc trực trong bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa để chăm bố. Cũng may, sau đó, bố anh đã hồi phục và trở về nhà.
Hiểu được nỗi niềm ấy, ta càng trân trọng niềm vui giản dị, chân thành của chàng trai trẻ người dân tộc Mường khi được nói chuyện với bố mỗi ngày. Sau giờ tập, gọi điện về nhà trò chuyện với bố mẹ, thấy gia đình vẫn mạnh khỏe, bình an chính là niềm vui lớn nhất với chàng thủ môn quốc dân. Còn bạn thì sao? Tan ca, bạn làm gì? Trở về phòng trọ mệt nhoài, bạn có nhớ bố mẹ thật nhiều không?
“Khi nào con đi công tác về thì gọi về nhà cho bố mẹ yên tâm nhé”… Câu dặn dò của mẹ trước khi cúp máy khiến lòng ta vừa ấm áp vừa nghĩ ngợi. Con dù lớn vẫn là con của bố mẹ, đi hết cuộc đời lòng bố mẹ vẫn theo con mà thôi.
Theo trí thức trẻ
Trần Đình Trọng: "Thủ lĩnh bụng mỡ" mang sứ mệnh bảo tồn triết lý Park Hang-seo
Trần Đình Trọng đang chạy đua với thời gian để đạt thể trạng tốt nhất. Sự có mặt của anh trong đội hình U23 Việt Nam chính là thước đo đánh giá cho sự an tâm của hàng phòng ngự tại vòng loại U23 châu Á 2020.
Thành Chung nói về tầm ảnh hưởng của Trần Đình Trọng với U23 Việt Nam. T/H: Ted Trần.
"Đình Trọng có tầm ảnh hưởng rất tốt với các đồng đội. Khi thiếu cậu ấy, những cầu thủ từng chơi cạnh tỏ ra xao nhãng trong các tình huống. Khi có cậu ấy, sự tập trung được lấy lại. Đình Trọng có thể nhắc nhở mọi người để đạt được điều tốt nhất", trung vệ Nguyễn Thành Chung nhận định về người bạn cũng là đồng đội ở U23 Việt Nam.
Thành Chung sinh năm 1997, bằng tuổi Đình Trọng nhưng đã thấu hiểu tầm quan trọng của người đồng đội, người vừa trở lại Hà Nội FC đã lấy luôn suất đá chính ở trung tâm hàng phòng ngự, góp công vào chức vô địch V.League thứ 4 của đội bóng thủ đô. Nhưng những đánh giá của Thành Chung chỉ khẳng định chắc chắn hơn cho tài năng của Trọng "ỉn" bởi lẽ trước đó, tài năng ấy đã được thừa nhận bởi rất nhiều đàn anh xuất sắc khác.
Không giống như nhiều trung vệ xuất sắc của bóng đá Việt Nam, Đình Trọng sở hữu thân hình với vòng 2 hơi nặng nề. Nếu các đàn anh như Duy Mạnh, Tiến Dũng hay Quế Ngọc Hải sở hữu cơ bụng 6 múi thì với Đình Trọng, nhiều người trêu anh là chỉ có 1 múi mà thôi.
Đình Trọng cao 1m73, thấp nhất trong số 4 trung vệ thường được sử dụng dưới thời HLV Park Hang-seo. Với ngoại hình ấy, Đình Trọng không hề mang dáng dấp của một chốt chặn ngăn cản đối phương ghi bàn.
Ảnh: Phạm Huyền.
Vậy nhưng, điều ấy chỉ càng tôn lên sự xuất sắc trong cách phán đoán, đọc tình huống và thích ứng với mọi loại chiến thuật của trung vệ sinh năm 1997. VCK U23 châu Á, ASIAD và đặc biệt là AFF Cup 2018 đã chứng minh, sự điềm tĩnh của Đình Trọng đã không ít lần sửa sai cho những đồng đội chơi xung quanh anh như những gì Thành Chung nhận định.
Đình Trọng cùng với Quang Hải và Văn Hậu là 3 cái tên được HLV Park Hang-seo quan tâm sát sao nhất ở đợt tập trung chuẩn bị cho vòng loại U23 châu Á 2020. Ông hiểu Đình Trọng là trung vệ duy nhất hiểu tường tận triết lý và chiến thuật mang tên Park Hang-seo đã và đang áp dụng với các đội tuyển quốc gia Việt Nam hơn 1 năm qua.
Cũng 1 năm trước, Đình Trọng là em út trong bộ ba trung vệ U23 Việt Nam. Đến hiện tại, sau "Mạnh - Trọng - Dũng", HLV Park Hang-seo bắt buộc phải thiết lập một bộ ba mới ở trung tâm hàng phòng ngự đội tuyển và Đình Trọng nghiễm nhiên trở thành cái tên có tầm ảnh hưởng lớn nhất.
Ở U23 Việt Nam hiện tại, ai sinh năm 1997 cũng đều trở thành anh cả và Đình Trọng là một trong số đó. Thủ lĩnh chung là Quang Hải, thủ lĩnh vòng cấm là Bùi Tiến Dũng còn Đình Trọng sẽ là thủ lĩnh mới của hàng phòng ngự 5 người ở đội tuyển U23 Việt Nam. Qua rồi thời được Dũng "Tư", Mạnh "gắt" bao bọc khi là người nhỏ tuổi nhất, Đình Trọng giờ đây gánh vác trách nhiệm nặng nề hơn, phải làm nhiều việc hơn trong một trận đấu.
Không giống như 1 năm trước, Trần Đình Trọng giờ là "đại ca" ở U23 Việt Nam và anh sẽ có lúc phải thể hiện vai trò của một đàn anh trong trận đấu như thế này. Ảnh: Tiến Tuấn.
Qua 4 giải đấu lớn, các đội tuyển được dẫn dắt bởi HLV Park Hang-seo chỉ nhận 0,92 bàn thua/trận qua 26 cuộc đối đầu. Thành công của bóng đá Việt Nam thời gian qua được tạo nên bằng nền tảng của một hàng phòng ngự vững chãi như thành đồng mà Đình Trọng là một trong những nhân tố chính.
Với Đình Trọng, Olympic Việt Nam nhận trung bình 0,57 bàn thua/trận ở ASIAD 2018. Con số ấy với đội tuyển Việt Nam ở AFF Cup 2018 là 0,5. Không Đình Trọng, con số ấy tăng lên 1,4 bàn/trận với đội tuyển Việt Nam ở Asian Cup 2019.
Thật khó để so sánh một giải đấu gồm hầu hết những cầu thủ U23, một giải đấu tầm Đông Nam Á với nơi quy tụ những đội tuyển quốc gia mạnh nhất châu lục. Thế nhưng, ở trận thua 0-2 trước Iran, 2-3 trước Iraq, Duy Mạnh từng ước nếu có Đình Trọng đứng kế bên thì những sai lầm của anh đã được sửa chữa thay vì đội tuyển phải chịu các bàn thua không đáng có.
Năm 2019 vốn đã bắt đầu với nhiều cầu thủ Việt Nam còn với Đình Trọng, vòng loại U23 châu Á 2020 mới là thời điểm anh hít thở áp lực của năm mới. Bàn chân đau nay đã lành chỉ có chiếc bụng mỡ giấu trong chiếc áo đội tuyển sơ vin gọn gàng thì vẫn vậy. Đình Trọng vẫn còn đây nhưng hàng phòng ngự U23 Việt Nam thì có quá nhiều điểm mới. Thế nhưng, dù có mới mẻ đến đâu, chân giá trị về sự vững chắc của hàng phòng ngự vẫn cần được bảo tồn vì đấy là đòn bẩy tới thành công của bóng đá Việt Nam.
Nhiệm vụ ấy không thể trao ai khác ngoài Trần Đình Trọng.
Theo trí thức trẻ
Tiến Dũng làm mẫu cho đàn em, Quang Hải cực điệu đà khi ném bóng Vừa trở lại sau chấn thương cổ tay, Tiến Dũng đã được đàn em nhờ ra làm mẫu. Quang Hải không tập luyện vì căng cơ, đi bộ nhặt bóng đầy thảnh thơi. Tuyển U23 Việt Nam đang ở trong giai đoạn nước rút chuẩn bị cho vòng loại U23 châu Á. Ai cũng phải căng sức tập luyện, mong giành một suất...