Nhìn những hình ảnh này đi, bỏng nặng khi rảo bước dưới trời nắng là thật chứ không đùa đâu!
Đi chân trần trên vỉa hè, bãi cát hay mặt bê tông… vào mùa hè đều có thể khiến bạn dễ bị bỏng nắng trầm trọng như trường hợp này.
Bỏng nắng lột da đáng sợ khi đi chân trần ra ngoài vào mùa hè
Vào mùa hè, chúng ta được bác sĩ, chuyên gia cảnh báo rất nhiều về việc bảo vệ làn da dưới ánh nắng mặt trời như dùng kem chống nắng, uống đủ nước, đội mũ rộng vành… Trong khi bạn có thể bảo vệ bất cứ vùng da nào tại khu vực có thể tiếp xúc với tia UVA, UVB thì vẫn nên chú ý một bộ phận khác trên cơ thể – nơi ánh mặt trời không thể chiếu vào. Đó chính là đôi chân của bạn.
Theo nghiên cứu mới từ các bác sĩ tại Đại học Y khoa Nevada Las Vegas, việc cho bàn chân tiếp xúc với mặt đường có độ nóng cao vào mùa hè cực nguy hiểm. “Ở nhiệt độ cao nhất, mặt đường có thể đủ nóng để gây bỏng cấp độ hai chỉ trong vài giây”, báo cáo mới được công bố trên Tạp chí Burn Care & Research cho biết.
Theo báo cáo mới, khoảng 90% các vết bỏng liên quan đến mặt đường được nghiên cứu xảy ra khi nhiệt độ ít nhất là 35 độ C. Các nghiên cứu cho biết, nguy cơ bị bỏng vỉa hè ở những khu vực có ánh sáng mặt trời trực tiếp bắt đầu khoảng 35 độ C và tăng theo cấp số nhân khi nhiệt độ môi trường tăng lên.
Các tác giả của báo cáo mới nói rằng việc xác định chính xác nhiệt độ có thể khiến bạn bị bỏng vỉa hè ẽ giúp các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc, người trả lời đầu tiên và những người khác giảm số lượng các trường hợp bỏng vỉa hè. BS Jorge Vega – tác giả chính của nhóm nghiên cứu cho biết, thông tin này hữu ích cho các trung tâm bỏng ở vùng khí hậu nóng hơn, để lập kế hoạch và chuẩn bị cho việc phối hợp chăm sóc và điều trị. Thông qua đó đẩy mạnh nâng cao nhận thức và đào tạo bổ sung cho dịch vụ y tế khẩn cấp.
Hình ảnh bỏng nắng khi đi chân trần vào mùa hè gây rúng động.
Theo các nhà nghiên cứu, những người có nguy cơ cao nhất bị bỏng vỉa hè nhiều nhất là trẻ em, người hay bị bối rối, hồi hộp, những người không thể xem xét thiệt hại có thể xảy ra khi tiếp xúc với mặt đường nóng, là những nạn nhân dễ thương nhất, ngoài những người bị khuyết tật nhất định hoặc những người bị co giật, đột quỵ…
BS Baruch Fertel (bác sĩ khoa cấp cứu tại Bệnh viện Cleveland, nói với Health rằng những người mắc bệnh thần kinh, tình trạng đầu dây thần kinh của một người không hoạt động bình thường, cũng có nhiều khả năng bị bỏng nặng hơn. Đó là bởi vì những người có đầu dây thần kinh khỏe mạnh sẽ biết ngay khi bước lên một bề mặt nóng bỏng nguy hiểm. Thông thường, người ta sẽ nhảy xuống ngay lập tức, trong khi những người mắc bệnh thần kinh có thể không phản ứng nhanh đến vậy.
May mắn thay, thật dễ dàng để bảo vệ bản thân và gia đình của bạn khỏi bị bỏng nắng dưới chân, như đầu tư vào giày dép bảo vệ sẽ che phủ hoàn toàn đôi chân khi bạn đi trên mặt đường nóng hoặc cát. Và nếu bạn hoặc con bạn phải đi bộ ở bất cứ đâu mà không có giày dép thích hợp, như trên bê tông bao quanh hồ bơi, bạn nên kiểm tra bê tông trước khi cho con đi chân trần hoặc chơi trên đó giống như một cuộc kiểm tra vỉa hè lúc đầu.
Video đang HOT
Giới chuyên gia cảnh báo không được chủ quan đi chân trần trên cát nóng, mặt đường bê tông vào mùa hè…
Sơ cứu khi bị bỏng đúng cách theo từng cấp độ
Việc sơ cứu đúng cách khi bị bỏng sẽ giúp bạn hạn chế đau rát, nhanh chóng hồi phục cũng như hạn chế tối đa nguy cơ hình thành sẹo xấu. Bạn có thể sơ cứu khi bị bỏng theo từng cấp độ như sau:
Bỏng ở mức độ 1
- Ngâm vết bỏng vào nước lạnh ít nhất 5 phút, sau đó thoa lên vết bỏng một lớp kem dưỡng da có tác dụng bảo vệ, làm lành da như lô hội, thuốc mỡ kháng sinh.
- Sử dụng băng gạc nhẹ nhàng quấn lỏng quanh vết bỏng. Có thể sử dụng thêm thuốc giảm đau để cảm thấy dễ chịu hơn.
Bỏng ở mức độ 2
Việc sơ cứu đúng cách khi bị bỏng sẽ giúp bạn hạn chế đau rát, nhanh chóng hồi phục cũng như hạn chế tối đa nguy cơ hình thành sẹo xấu.
- Ngâm vết bỏng vào nước ít nhất 15 phút. Có thể đắp vải ướt nhúng nước lạnh lên vết bỏng nhỏ 2-3 phút mỗi ngày, sau đó thoa thuốc mỡ kháng sinh.
- Sử dụng băng gạc khô băng vết bỏng, thay băng mỗi ngày một lần. Chú ý rửa sạch tay trước khi rửa vết bỏng.
- Kiểm tra vết bỏng hàng ngày xem có xuất hiện những dấu hiệu như sưng đau, đỏ hơn không. Không lột da từ vết bỏng để tránh nhiễm trùng, không gãi.
- Sử dụng kem chống nắng trước khi ra bên ngoài vì vết bỏng rất nhạy cảm với ánh nắng mặt trời trong vòng 1 năm.
Bỏng ở mức độ 3
- Loại bỏ vải vóc, trang phục… dính ở khu vực vết bỏng, không sử dụng nhúng vết bỏng vào nước hay bất cứ loại thuốc nào bôi lên vết bỏng.
- Nâng phần bị bỏng lên cao hơn tim, có thể băng bằng băng ẩm, mát, sạch.
- Có thể bỏ qua bước hai, nhanh chóng đưa nạn nhân đến bệnh viện ngay lập tức.
Theo afamily
Nam thanh niên đi chân trần trên đất, về nhà tiêu chảy ra máu khoảng 30 lần/ngày
Trở về nhà, anh Trần có dấu hiệu cảm sốt, phát hiện lòng bàn chân nổi mẩn đỏ, đau và ngứa, nhưng sau đó anh cũng quên bẵng.
BS Trương Chấn Dung, khoa Tiêu hóa & Gan mật, bệnh viện Taipei Medical University Hospital, chia sẻ về trường hợp anh Trần (30 tuổi) tham gia trò bắn súng sơn với bạn bè. Khi một cơn mưa bất ngờ đổ xuống khiến anh ướt đẫm người và lấm lem bùn đất, anh đã cởi giày tất và đi chân trần trên đất. Trở về nhà, anh Trần có dấu hiệu cảm sốt, phát hiện lòng bàn chân nổi mẩn đỏ, đau và ngứa, nhưng sau đó anh cũng quên bẵng.
Khoảng 3, 4 ngày sau, triệu chứng trở nên nghiêm trọng. Anh Trần bắt đầu tiêu chảy khoảng 20 - 30 lần/ngày. Nhưng nghĩ cơ thể khỏe mạnh nên anh không nhập viện mà xin nghỉ phép ở công ty. Cho đến ngày thứ 5, khi nhìn thấy trong phân có máu thì anh Trần mới hốt hoảng đến bệnh viện khám.
BS Trương Chấn Dung cho biết, kết quả khám cho thấy bệnh nhân có bạch cầu tăng cao 16.000ul (người bình thường chỉ khoảng 10.000 - 11.000ul), viêm dạ dày cấp. Cho dù tiêm kháng sinh nhưng bệnh nhân vẫn tiêu chảy 30 lần/ngày. Khi tiến hành nội soi, phát hiện có một vật thể di chuyển trong đường ruột. Sau khi gắp và xác định bệnh nhân nhiễm giun móc.
BS Trương Chấn Dung chia sẻ: "Đài Loan và các nước Đông Nam Á là nơi xảy ra tình trạng nhiễm giun móc khá phổ biến. Thông thường giun móc từ đất sẽ xâm nhập qua da bàn chân, dấu hiệu dễ nhận biết là lòng bàn chân của người bệnh nổi mẩn đỏ.
Do tôi đã điều trị cho nhiều trường hợp nhiễm giun móc, nên tôi luôn nhắc nhở con trẻ không được đi chân trần trên đất, bãi cỏ. Giun đất xâm nhập qua da sẽ vào vòng tuần hoàn máu, phổi, cổ họng, đường ruột. Tuy nhiên, mọi người không nên quá lo lắng, khi tiếp xúc với thiên nhiên thì bạn chỉ cần mang giày dép và đừng đi chân trần là được".
Nhiễm giun móc là bệnh gì?
Nhiễm giun móc, hay nhiễm giun mỏ, là khi có giun móc (giun mỏ) sống kí sinh trong cơ thể. Chúng thường lây nhiễm ở các vùng nhiệt đới hoặc cận nhiệt có điều kiện vệ sinh kém. Ấu trùng và những con giun trưởng thành sống trong ruột của người hoặc động vật bị nhiễm bệnh.
Nếu đối tượng nhiễm bệnh đi ngoài hoặc phân của họ được dùng làm phân bón thì trứng giun sẽ bám vào đất. Trứng sẽ trưởng thành và nở ra ấu trùng có khả năng xâm nhập vào da người. Những người đi chân không trên những khu đất này sẽ bị nhiễm giun móc vì thường ấu trùng giun móc rất nhỏ nên không thể nhìn thấy. Khi vào vòng tuần hoàn máu, giun móc sẽ đến phổi và cổ họng, sau đó đi vào ruột.
Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh nhiễm giun móc (nhiễm giun mỏ)?
Hầu hết những người bị nhiễm giun móc không có bất kỳ triệu chứng nào. Một số người bị ngứa hoặc nổi mẩn quanh vùng da mà ấu trùng xâm nhập. Khi ấu trùng vào phổi, bạn sẽ gặp một vài triệu chứng như ho khan, thở khò khè, ho ra máu, sốt nhẹ. Nếu tình trạng viêm nặng, nó có thể gây ra chứng biếng ăn, tiêu chảy, thiếu máu, đau bụng...
Giun móc có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng hơn với trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, phụ nữ có thai, và người suy dinh dưỡng như thiếu máu hay thiếu hụt protein. Da, phổi, ruột non cũng bị nhiễm bệnh. Những biến chứng khác bao gồm mệt mỏi, vấn đề hô hấp, suy tim, nhịp tim bất thường.
Bạn nên đi khám nếu xuất hiện các triệu chứng như:
- Vùng da bị ấu trùng xâm nhập có triệu chứng sưng tấy, viêm, rát, đỏ.
- Bị sốt, khó thở hoặc đau thắt ngực.
Theo Ettoday/Helino
Thanh niên 21 tuổi bị điện giật tử vong do nằm ngủ cạnh điện thoại đang cắm sạc Trường hợp đau lòng này một lần nữa cảnh báo người dùng điện thoại về việc cắm sạc qua đêm, ngay trên giường ngủ. Cắm sạc điện thoại qua đêm đang là thói quen của nhiều người, trong đó có giới trẻ. Từng có nhiều lời cảnh báo về nguy hại của việc cắm sạch qua đêm, nhưng những cái chết thương tâm...