Nhìn lại vụ thảm án trấn động dư luận nhất năm 2015
Vụ thảm án được ông Lê Đức Xuân, Viện trưởng Viện KSND Bình Phước tỉnh Bình Phước nhận định là có tính chất man rợ… nhất mà ông từng tiếp xúc qua 13.000 vụ.
Sau hơn 5 tháng vụ thảm án kinh hoàng ở Bình Phước xảy ra, Nguyễn Hải Dương và đồng bọn đã phải nhận bản án thích đáng cho hành vi man rợ, đê hèn của mình.
Phiên xử kéo dài suốt gần 13 tiếng vào ngày 17/12, chủ tọa phiên tòa Nguyễn Hữu Trí tuyên bản án “đanh thép” trong màn đêm: Bị cáo Nguyễn Hải Dương, Vũ Văn Tiến nhận án tử hình cho 2 tội danh “Giết người” và “Cướp tài sản”.
Trần Đình Thoại lãnh mức án 16 năm tù cùng 2 tội danh trên. Mỗi bị cáo phải bồi thường 180 triệu đồng cho gia đình nạn nhân.
Vũ Văn Tiến, Nguyễn Hải Dương và Trần Đình Thoại trước vành móng ngựa.
Theo vị chủ tọa phiên tòa đánh giá mức án đã tuyên đối với 3 bị cáo là hợp lý với vai trò của từng người.
Kết thúc xét xử, người trong gia đình nạn nhân Lê Văn M. (ở xã Minh Hưng, huyện Chơn Thành) rời phiên toà với tâm trạng được giải tỏa khi các bị cáo phải đền tội. Trao đổi với báo Zing, ông Lê Tấn Tài (em trai nạn nhân M.) chia sẻ, cảm thấy hài lòng với mức án dành cho các bị cáo, đúng người đúng tội.
Nhìn lại vụ thảm án kinh hoàng, ngay từ xảy ra, cả tỉnh Bình Phước hoang mang, cả nước chấn động khi 6 người trong nhà ông Lê Văn M. đều bị giết bằng hình thức siết cổ rồi bị đâm chết dã man.
Vụ thảm án được ông Lê Đức Xuân, Viện trưởng Viện KSND Bình Phước tỉnh Bình Phước – người trực tiếp giữ quyền công tố nhận định là có tính chất man rợ, hung thủ giết nhiều người, gây ảnh hưởng xã hội lớn nhất mà ông từng tiếp xúc qua 13.000 vụ từ năm 2003 đến nay.
Để truy bắt 3 hung thủ gây án hàng nghìn chiến sĩ công an đã phải vào cuộc quyết liệt.
Ngay tại phiên xử cũng đã có hơn 300 cảnh sát từ các lực lượng công an hỗ trợ tư pháp tỉnh, cảnh sát giao thông, cảnh sát 113… Ngoài ra, huyện Chơn Thành cũng cử lực dân phòng tham gia bảo vệ.
Lực lượng công an, cảnh sát cơ động có mặt để bảo vệ phiên xử.
Sau khi bị HĐXX tuyên án tử hình, ngày 24/12, Vũ Văn Tiến đã làm đơn kháng cáo gửi lên TAND cấp cao tại TP.HCM để xin thoát án tử. Riêng Nguyễn Hải Dương không làm đơn kháng cáo, chấp nhận án tử.
Video đang HOT
Theo nội dung cáo trạng, từ tháng 10/2013, Nguyễn Hải Dương (SN 1991, quê An Giang, ngụ tại xã Nhị Bình, H.Hóc Môn, TP.HCM) quen Lê Thị Ánh L. (SN 1993, nạn nhân) qua mạng xã hội Zalo.
Sau đó một thời gian, Dương được L. đưa về nhà tại Chơn Thành, Bình Phước và được sự chấp thuận của gia đình L.
Ít lâu sau, tình cảm giữa 2 người rạn nứt, qua tìm hiểu Dương biết là mình và người yêu bị bố mẹ ngăn cấm. Do đó, Dương ôm hận và quyết tâm lên kế hoạch trả thù.
Từ tháng 4/2015, Dương đã chuẩn bị công cụ gồm: 1 súng bi sắt, 1 súng điện, 1 dao bấm, 1 đôi găng tay, 10 sợi dây rút, 1 cuộn băng keo màu vàng, 1 dây vải màu đen, 1 dùi cui xếp và 01 bình xịt hơi cay và lên kế hoạch phạm tội để giết cả gia đình L.
Dương đã tìm thêm cho minh đồng mình là Trần Đình Thoại (SN 1988, quê Vĩnh Long, ngụ P.3, Q.Gò Vấp, TP.HCM) đến nhà vợ chồng ông M. với mục đích “giết người và cướp tài sản”.
Dương nói cho Thoại biết kế hoạch và Thoại đồng ý tham gia. Lần đầu đi lên tới nơi không thành, Thoại và Dương trở về và hẹn ngày hôm sau đi tiếp. Trên đường về, Thoại đã nói với Dương là đi mua thêm một con dao và ngày mai đi tiếp. Nhưng do một lý do khác nên Thoại không cùng Dương tiếp tục thực hiện vụ việc.
Năn nỉ không được Thoại, Dương tìm kiếm sự giúp đỡ của Vũ Văn Tiến và được bị can này đồng ý. Ngày 7/7, cả 2 đã tới khu biệt thự nhà ông Lê Văn M. (nạn nhân).
Dương gọi Dư Minh V. (14 tuổi, nạn nhân cháu ông M.) ra mở cổng và sát hại V., tiếp sau đó, 2 bị can cùng leo qua ban công phía sau, đột nhập vào nhà không hại chết các nạn nhân Lê Thị Ánh L. (sinh năm 1993), Dư Ngọc Tố N. (sinh năm 1997, Lê Quốc A (sinh năm 2000, con ông M.) cùng vợ chồng ông Lê Văn M., Lê Thị Ánh N.
Tất cả những nạn nhân trên đều bị Tiến siết cổ, Dương dùng dao đoạt đi mạng sống.
Văn Quang (T/H)
Theo_Người Đưa Tin
Những điểm lạ của phiên tòa xử vụ thảm án ở Bình Phước
Ngày 17-12, tại bãi đất trong khu hành chính huyện Chơn Thành, khu phố Trung Lợi (Chơn Thành, Bình Phước), TAND tỉnh Bình Phước đã mở phiên tòa lưu động, xét xử vụ thảm sát Bình Phước. Đây là một trong những phiên tòa có khá nhiều điểm lạ.
Vụ án xảy ra tại biệt thự của ông Lê Văn Mỹ (xã Minh Hưng, Chơn Thành) gây bức xúc trong dư luận suốt từ tháng 7 đến nay. Chính vì vậy mà nó nhận được sự quan tâm đặc biệt của đông đảo người dân địa phương và công chúng cả nước. Nhóm PV Pháp luật TP.HCM xin điểm lại những điểm "lạ" trong phiên tòa ngày hôm nay.
Hội đồng xét xử
HĐXX
Đây là phiên xử mà HĐXX có mặt cả hai lãnh đạo cao nhất của ngành tư pháp tỉnh Bình Phước: đích thân Chánh án TAND tỉnh, ông Nguyễn Hữu Trí đảm nhận vai trò chủ tọa phiên tòa; ông Lê Đức Xuân, Viện trưởng VKSND tỉnh, giữ quyền công tố.
Ngoài ra còn có ông Hoàng Minh Thịnh, Phó chánh Tòa hình sự TAND tỉnh Bình Phước làm thẩm phán và KSV Nguyễn Quốc Hân, Trưởng phòng 1 VKSND tỉnh Bình Phước thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử vụ án.
Số di ảnh nạn nhân
Đoàn người mang di ảnh nạn nhân
Có thể nói đây là một trong những phiên tòa có nhiều di ảnh nạn nhân được đem đến sân xử nhất: 6 di ảnh. Đoàn thân nhân mang di ảnh cầm theo hoa hồng trắng nối dài đi vào vị trí khiến hàng ngàn người dự khán không khỏi xót xa. 6 nạn nhân trong 1 gia đình đã thiệt mạng dưới tay của người từng rất thân thiết với họ.
Không có thân nhân nào của các bị cáo có mặt
Trừ bà Trần Thị Trinh, là người có liên quan đến vụ án được triệu tập, không có một người thân nào khác của 3 bị cáo Dương, Tiến, Thoại đến dự toà. Một vài nguồn tin cho rằng do mức độ tàn bạo của vụ án mạng nên gia đình các bị cáo được "khuyên" không nên có mặt ngày hôm nay để tránh những rắc rối không đáng có.
Luật sư "phản pháo" ngay trong phần tòa xét hỏi
Luật sư Phạm Quốc Hưng
Trong phần tòa xét hỏi các bị cáo, thẩm phán Hoàng Minh Thịnh liên tục truy hỏi bị cáo Thoại vì sao từ chối tham gia vụ án nhưng vẫn mua dao cho Dương; chính Thoại nói: "Thù ai thì giết người đó" nghĩa là Thoại cũng đồng tình với dự tính của Dương trong việc giết người dù không đi cùng trong đêm 7-7. Luật sư Phạm Quốc Hưng, người bào chữa cho Thoại, đã bất ngờ đứng lên phản đối cách xét hỏi của thẩm phán vì cho rằng ép bị cáo theo hướng có tội.
Bị cáo chính nhận hết tội lỗi, xin lỗi đồng phạm
Nguyễn Hải Dương, bị cáo chính trong vụ án từ đầu đến cuối bình tĩnh khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội. Dương hoàn toàn đồng ý với bản cáo trạng và không có một ý kiến phản đối nào. "Tôi đã giết 6 người", đó là lời khẳng định của Dương.
Nói lời cuối cùng trước khi nhận bản án, ngoài xin lỗi gia đình nạn nhân, Dương xin lỗi hai đồng phạm là Thoại và Tiến vì một phút nông nổi mà gây liên lụy cho nhiều người.
"Bị cáo không oan nhưng ức"
Bị cáo Vũ Văn Tiến được luật sư viện dẫn rất nhiều căn cứ để được giảm án tử. Luật sư nêu ra 5 tình tiết giảm nhẹ tội cho Tiến vì Tiến yếu đuối, bị Dương gây áp lực về tinh thần nên phải làm theo. Đây cũng là tình tiết lạ trong vụ án vì bị cáo không kêu oan mà kêu "ức" vì bị lôi kéo.
4 luật sư bào chữa đều mở đầu bằng lời xin lỗi
Mở đầu phần bào chữa cho các bị cáo, cả 4 luật sư đều nói lời xin lỗi chân thành đến gia đình người bị hại. Vì tính chất đặc biệt nghiêm trọng của vụ án, các luật sư đều ý thức rõ hành vi của 3 bị cáo, tội lỗi bị cáo đã gây ra. Dù công việc của các luật sư là bảo vệ quyền lợi bị cáo, nhưng họ vẫn hiểu rằng vụ án này đã quá rõ ràng, tội ác này không thể tha thứ.
Khán giả bền bỉ
Ước tính có đến 4000 người dân tham dự phiên xử hôm nay tại Bình Phước. Bất chấp ánh nắng như thiêu đốt và bụi cát bay mù mịt, các khán giả này vẫn ngồi yên tại sân xử suốt từ 4 giờ sáng đến gần 8 giờ tối để theo dõi diễn biến phiên tòa. Nhiều người còn lặn lội từ xa đến, trèo lên cây để dự vì "bao nhiêu năm mới có một vụ như thế này".
Ba bị cáo đều không có tiền bồi thường
Theo yêu cầu của gia đình người bị hại, các bị cáo phải bồi thường tổn thất tinh thần số tiền 480 triệu đồng nhưng cả 3 bị cáo đều cho biết mình không có tiền. Dương nói: "Bị cáo không có tiền, nếu có bị cáo sẽ bồi thường".
Tuyên án trong bóng tối
Thời gian HĐXX nghị án kéo dài đến hơn 1 giờ đồng hồ, từ 17h đến 18h10, phần đọc bản án cũng kéo dài hơn 1 tiếng đồng hồ từ 18h15 đến 19h20. Sân tòa lúc này đã tối om do vị trí xử án là bãi đất trống đến 4 ha, không có hệ thống chiếu sáng rộng khắp. Ban tổ chức phiên tòa phải phát thông báo người dân đề phòng kẻ gian lợi dụng bóng tối trộm cắp còn chủ tọa khá vất vả để đọc bản án trong ánh sáng hạn chế của chiếc đèn bàn.
Một vụ giết người ở Bình Phước xảy ra vào sáng 7/7 khiến dư luận bàng hoàng, chấn động. Mọi người xót xa trước cái chết thương tâm của gia đình nạn nhân bao nhiêu thì lại bức xúc tột độ, muốn cơ quan điều tra bắt ngay được hung thủ và trừng trị nghiêm hình bấy nhiêu.
Theo_Eva
Gia đình bị hại chết lặng khi nghe cáo trạng thảm án ở Bình Phước Sáng 17.12, đại diện Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bình Phước giữ quyền công tố tại phiên tòa công bố bản cáo trạng truy tố 3 bị cáo Dương, Tiến, Thoại. Người thân nạn nhân chết lặng khi nghe cáo trạng tại tòa. Theo cáo trạng, khoảng tháng 10/2013, Nguyễn Hải Dương có quan hệ tình cảm với chị Lê Thị Ánh...