Nhìn lại toàn cảnh đợt dịch thứ 4 ở TP HCM
Trải qua nhiều tháng cực kỳ khó khăn với đợt dịch thứ 4, đến nay, TP HCM đã có 4 tuần liên tiếp là vùng xanh.
Toàn bộ 22 quận, huyện, thành phố đều là vùng xanh, không còn vùng vàng, vùng cam, vùng đỏ.
Từ đầu năm 2020 đến nay, Việt Nam trải qua 4 đợt dịch. Trong đó, đợt dịch thứ 4 kéo dài nhất và gây thiệt hại nặng nề nhất cho Việt Nam với sự xuất hiện của biến chủng Delta.
TP HCM là tâm dịch của cả nước, mất mát, đau thương bao trùm thành phố trong đợt dịch thứ 4. Lần đầu tiên, kinh tế tăng trưởng âm kể từ sau giải phóng.
Biến chủng Delta được phát hiện tại TP HCM trên 2 người bệnh (BN4514, BN 4583) ở quận 7 vào ngày 18-5-2021 do Đơn vị nghiên cứu lâm sàng Đại học Oxford – Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới thực hiện.
Sau đó, kết quả giải trình tự gene mẫu bệnh phẩm từ chùm ca nhiễm truyền giáo Phục Hưng ở Gò Vấp và các ca khác trên địa bàn thành phố đều thuộc biến chủng này.
Diễn biến
Ngày 29-4-2021, thành phố ghi nhận ca nhiễm đầu tiên tại quận Bình Tân (từng tiếp xúc gần với trường hợp dương tính SARS-CoV-2 tại tỉnh Hà Nam)
Đến ngày 18-5-2021, thành phố phát hiện thêm 2 ca nhiễm cộng động tại quận 7 và TP Thủ Đức, đều là nhân viên kiểm toán trong cùng một công ty, đều do biến chủng Delta.
Ngày 27-5-2021, Bệnh viên Nhân dân Gia Định phát hiện 3 trường hợp có triệu chứng đến khám và được tầm soát, chẩn đoán nhiễm SARS-CoV-2.
Từ 3 trường hợp này, thành phố điều tra, truy vết hàng hoạt chùm ca nhiễm trong cộng động, điển hình là chùm ca liên quan đến điểm truyền giáo Phục Hưng tại Gò Vấp. Sau đó, tất cả các quận, huyện, TP Thủ Đức đều ghi nhận ca nhiễm trong cộng đồng.
Nếu vào thời điểm đầu tháng 5-2021, số ca mắc chỉ lẻ tẻ ở vài quận, huyện (tương đương cấp độ 1) thì chỉ sau 4 tuần, chỉ số lây nhiễm đã chuyển sang cấp độ 2 (từ 20-50 ca mắc/100.000 dân/tuần). Sau đó, số ca mắc trong tuần tiếp tục tăng nhanh từ 1.674 ca/tuần lên 3.317 ca/tuần. Giai đoạn này, thành phố đã lập thêm 2 bệnh viện dã chiến (900 giường) và chuyển công năng 9 bệnh viện trở thành bệnh viện điều trị Covid-19 (4.238 giường).
Dịch bệnh tiếp tục lan rộng, đến ngày 7-7-2021, chỉ số lây nhiễm trong cộng đồng đã chuyển sang cấp độ 3 (từ 50 đến dưới 150 ca mắc/100.000 dân/tuần). Đây cũng là thời điểm số ca nhập viện tăng nhanh từ 3.313 ca/tuần lên 11.069 ca/tuần, số ca từ vong có hiện tượng tăng dân mỗi ngày.
Nhiều bệnh viện dã chiến đã được thành lập trong đợt dịch thứ 4. Trong ảnh là Bệnh viện dã chiến điều trị Covid-19 tại Trường THPT Phú Nhuận; ảnh; Hoàng Triều
Dịch bệnh tiếp tục lân lan rất nhanh, đến ngày 16-7-2021, tình trạng dịch của thành phố tiếp tục chuyển sang cấp độ 4 (>150 ca/100.000 dân/tuần), số ca mắc mới mỗi ngày vượt con số 2.000.
Video đang HOT
Ở giai đoạn này, tất cả bệnh viện dã chiến và điều trị Covid-19 đều quá tải, mặc dù thành phố lập thêm 10 bệnh viện dã chiến, chuyển công năng 5 bệnh viện. Số ca tử vong tăng cao, đỉnh điểm là 340 ca/ngày vào ngày 23-8-2021.
Đáp ứng diễn tiến của dịch bệnh, số bệnh viện dã chiến liên tục được thành lập với 32 bệnh viện dã chiến (42.798 giường) và chuyển công năng 64 bệnh viện (17.062 giường).
Có thể nói, từ trung tuần tháng 7 đến trung tuần tháng 9-2021, cả TP HCM trải qua những ngày tháng hết sức khó khăn chưa từng có do dịch bệnh kéo dài suốt 2 tháng.
4 giai đoạn giãn cách
Giai đoạn 1 từ 0 giờ ngày 31-5 đến 18-6-2021: thực hiện giãn cách xã hội toàn thành phố theo Chỉ thị 15; riêng quận Gò Vấp và phường Thạnh Lộc, quận 12 thực hiện Chỉ thị 16.
Trong giai đoạn này, Bộ trưởng Bộ Y tế đã có quyết định thành lập Bộ phận thường trực đặc biệt của Bộ Y tế để hỗ trợ chống dịch tại TP HCM.
Giai đoạn 2 từ ngày 19-6 đến 14-8-2021: nhận dịnh tình hình dịch bệnh có khả năng bùng phát lan rộng, ngày 19-6-2021, Chủ tịch UBND TP HCM ban hành Chỉ thị số 10 về siết chặt và tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch trên địa bàn với tinh thần là áp dụng các biện pháp của Chỉ thị 16 trên phạm toàn thành phố, đồng thời chuẩn bị các kịch bản cho tình huống cao hơn và báo cáo xin ý kiến Thủ tướng Chính phủ.
Trước diễn biến nhanh, phức tạp của dịch bệnh tại các tỉnh trọng điểm kinh tế trong khu vực như Bình Dương, Đồng Nai, Long An và các tỉnh Bắc Trung Bộ và Tây Nam Bộ, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu thực hiện giãn cách xã hội tại 19 tỉnh, thành phố trong vòng 14 ngày kể từ ngày 19-7-2021.
Đến ngày 20-7-2021, Thủ tướng lập Tổ công tác đặc biệt của Chính phủ thực hiện công tác phòng, chống dịch tại TP HCM và các tỉnh, thành.
Ngày 6-8-2021, Chính phủ ban hành Nghị quyết 86 về các giải pháp cấp bách phòng, chống dịch, giao nhiệm vụ cho “TP HCM phấn đấu kiểm soát được dịch trước 15-9-2021″
Giai đoạn 3 từ 15-8 đến 30-9-2021:
Thực hiện Nghị quyết 86, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TP HCM ban hành Kế hoạch 2715 để thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch.
Ngày 22-8-2021, Chính phủ ban hành Công điện 1099, trong đó lấy phường, xã, thị trấn là “pháo đài”, người dân là “chiến sĩ” trong phòng chống dịch, giao TP HCM thần tốc xét nghiệm diện rộng để phát hiện sớm nhất các trường hợp F0.
Ngày 23-8-2021, Chính phủ ban hành tiếp Công điện 1102, theo đó, giãn cách xã hội là yếu tố quyết định để hạn chế tối đa lây nhiễm dịch bệnh.
Thực hiện Công điện 1099 và Công điện 1102, Chủ tịch UBND TP HCM đã ban hành Chị thị số 11 về tăng cường giãn cách xã hội và các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn.
Trong giai đoạn này, người dân khi lưu thông phải có giấy đi đường. Trong ảnh: Lực lượng chức năng kiểm tra giấy đi đường của người dân; ảnh Hoàng Triều
Từ ngày 23-8-2021, TP HCM đã tổ chức đợt cao điểm tăng cường thực hiện một số biện pháp giãn cách xã hội theo tinh thần Chỉ thị 16.
Đến ngày 15-9-2021, trước tình hình dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, Ban Thường vụ Thành ủy TP HCM quyết định kéo dài giãn cách đến 30-9-2021. Thành phố tiếp tục triển khai giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 ở mức độ nghiêm ngặt nhất.
Với sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Tổng Bí thư và lãnh đạo chủ chốt của Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch, sự hỗ trợ tích cực của ban, bộ, ngành Trung ương, các tỉnh, thành phố và đồng bào cả nước, đồng bào nước ngoài; sự nỗ lực, quyết tâm của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố, việc tăng cường thực hiện triệt để, nghiêm ngặt, quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch trên địa bàn, cao điểm từ 23-8 đến 30-9-2021 đã đạt được những kết quả quan trọng, TP HCM đã cơ bản kiểm soát được dịch bệnh.
Giai đoạn thứ 4 sau ngày 1-10-2021:
Từ việc đánh giá sát tình hình dịch bệnh trên địa bàn gắn với những tiêu chí kiểm soát của ngành Y tế, ngày 30-9-2021, Chủ tịch UBND TP HCM đã ban hành Chỉ thị 18 về tiếp tục kiểm soát, điều chỉnh các biện pháp phòng, chống dịch và từng bước phục hồi, phát triển kinh tế – xã hội trên địa bàn, đưa sinh hoạt của người dân bước sang trạng thái bình thường mới.
Đến thời điểm hiện nay, TP HCM đã 4 tuần liên tiếp là vùng xanh. Toàn bộ 22 quận, huyện, thành phố đều là vùng xanh, không còn vùng vàng, vùng cam, vùng đỏ.
Khoảng 1 tháng qua, dịch bệnh tại TP HCM liên tục chuyển biến theo chiều hướng tích cực. Số ca mắc mới trong tuần này chỉ 14,7 ca/100.000 dân.
10 bài học kinh nghiệm trong công tác phòng, chống dịch bệnh
Từ thực tế công tác phòng, chống dịch trên địa bàn thành phố và của một số nước trên thế giới, một số kinh nghiệm bước đầu được UBND TP HCM đúc kết.
Thứ nhất, sự lãnh đạo, chỉ đạo tập trung của lãnh đạo thành phố, huy động cả hệ thống chính trị cuảng tham gia và sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa các sở, ban, ngành và các quận, huyện, TP Thủ Đức một cách đồng bộ. Thực hiện hiệu quả chiến lược “mỗi phường, xã, thị trấn là một pháo đài, mỗi người dân là một chiến sĩ”. Trong đó, vai trò Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch quận, huyện, TP Thủ Đức và phường xã, thị trấn đóng vai trò quyết định.
Thứ hai, xây dựng hệ thống giám sát, cảnh báo dịch, xây dựng các tình huống và kịch bản diễn tập tương ứng từng cấp độ dịch là rất cần thiết và mang ý nghĩa quyết định cho sự chủ động khi ứng phó với dịch bệnh.
Kịp thời phát hiện địa bàn có nguy cơ để chủ động có giải pháp. Triển khai xét nghiệm trọng tâm, trọng điểm, thần tốc để bóc tách F0 trong xử lý ổ dịch; phối hợp linh hoạt giữa kỹ thuật PT-PCR và xét nghiệm nhanh kháng nguyên.
Vắc-xin là chiến lược lâu dài và hàng đầu trong phòng, chống dịch bệnh; ảnh: Hoàng Triều
Thứ ba, việc cách ly F0 để chặn dịch lây lan là cần thiết nhưng không nhất thiết phải cách ly tập trung, chỉ cách ly tập trung khi không đủ điều kiện cách ly tại nhà. Nhiều khu cách ly quy mô nhỏ gắn với địa bàn tốt hơn là cách ly tập trung quy mô lớn cấp quận, huyện hay thành phố.
Thứ tư, phát huy chiến lược điều trị theo 2 trụ cột: chăm sóc F0 dựa vào cộng động và điều trị tại bệnh viện. Huy động mọi nguồn lực để phát huy hiệu quả mô hình trạm y tế lưu động chăm sóc F0 tại nhà. Củng hộ hệ thống điều trị 3 tầng.
Thứ năm, huy động mọi nguồn lực trong xã hội cho công tác phòng, chống dịch, bao gồm: tăng cường phối hợp quân dân y, y tế công lập và tư nhân, Đông Tây ý kết hợp, phát huy hiệu quả vai trò của các cá nhân, doanh nghiệp và các tổ chức thiện nguyện.
Thứ sáu, phát huy sự phối hợp hiệu quả của lực lượng vũ trang, công an và y tế trong công tác đảm bảo an ninh, trật tự xã hội tại các khu cách ly tập trung và bệnh viện dã chiến trong thực hiện gói an sinh kết hợp công tác cách ly điều trị và chăm sóc tại nhà.
Thứ bảy, củng cố, kiện toàn và nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống y tế cơ sở, y tế dự phòng.
Thứ tám, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, bảo đảm công tác thu thập, tổng hợp và phân tích dữ liệu chính xác.
Thứ chín, vắc-xin là chiến lược lâu dài và hàng đầu trong phòng, chống dịch bệnh, bảo đảm độ bao phủ vắc-xin đến từng người dân.
Thứ mười, tăng cường công tác nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực ứng dụng các công nghệ mới trong giám sát, dự báo dịch bệnh, chăm sóc và điều trị F0 ở các tầng.
Thái Nguyên xét nghiệm với người về từ các địa phương có dịch phức tạp
Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 cùng với việc có nhiều ổ dịch mới trong cộng đồng, Thái Nguyên quyết định sẽ lấy mẫu xét nghiệm tất cả người đến/về từ các địa phương có dịch phức tạp.
Động thái nêu trên thể hiện trong Công văn số 5399/UBND-KGVX về việc tăng cường kiểm soát, lấy mẫu xét nghiệm để phòng, chống dịch Covid-19 được Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên Đặng Xuân Trường ký, gửi các cơ quan liên quan.
Công văn nêu rõ, hiện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã xuất hiện một số ổ dịch mới trong cộng đồng.
Thái Nguyên hỏa tốc xét nghiệm toàn bộ người về từ các địa phương có dịch phức tạp vì trên địa bàn xuất hiện nhiều ổ dịch mới trong cộng đồng (Ảnh minh họa).
Để tăng cường kiểm soát, ngăn chặn, không để dịch lây lan làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh và sức khỏe của người dân, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên yêu cầu các cơ quan liên quan tiếp tục thực hiện việc lấy mẫu xét nghiệm và cách ly người nghi mắc Covid-19 theo quy định đã ban hành.
Bên cạnh đó, cần triển khai thực hiện lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 trong 24 giờ đầu đối với tất cả những người đến/về từ các địa phương có dịch phức tạp như: TPHCM, Hà Nội, Bình Dương, Long An, Đồng Nai, Hà Nam, Bắc Ninh, Bắc Giang, Phú Thọ, Hà Giang...
Đối với những người đến/về từ các tỉnh thành phố còn lại, ngành y tế thực hiện lấy mẫu xét nghiệm tầm soát ngẫu nhiên. Kinh phí thực hiện lấy mẫu xét nghiệm từ nguồn ngân sách nhà nước.
UBND tỉnh Thái Nguyên khuyến cáo, những người không thuộc diện phải lấy mẫu xét nghiệm thì hạn chế tập trung đông người, không đến các khu vực công cộng như: chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, bến xe, trường học, quán ăn, khu công nghiệp... trong vòng 3 ngày kể từ khi vào tỉnh này.
Tỉnh Thái Nguyên giao các cơ quan liên quan tăng cường phối hợp, thực hiện rà soát, kiểm soát chặt chẽ di biến động dân cư; tiến hành truy vết các trường hợp nghi mắc Covid-19 trên địa bàn tỉnh...
Vì sao TPHCM phủ dày vaccine đủ 2 mũi vẫn phát hiện rất nhiều F0? Việc tỉ lệ phủ vaccine đủ 2 mũi cho người trên 18 tuổi rất cao nhưng vẫn có hàng trăm ca F0 được phát hiện mỗi ngày làm lấy lên câu hỏi: liệu dịch bệnh ở TPHCM đã được kiểm soát tốt chưa? Theo thông tin từ Bộ Y tế, đến tối ngày 3/11 TPHCM ghi nhận thêm 985 trường hợp nhiễm Covid-19....