Nhìn lại thế giới 2017: Mỹ tăng mạnh quân trên khắp thế giới
Theo số liệu vừa được công bố trên mạng tin Sputniknews của Nga ngày 17/12, chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã lập kỷ lục trong năm 2017 khi triển khai các đội đặc nhiệm tại 149 quốc gia trong năm nay, tăng 150% so với thời chính quyền của cựu Tổng thống George W. Bush.
Binh sỹ Mỹ. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Sau khi nhậm chức, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tăng cường an ninh bằng cách trao thêm quyền lực cho các chỉ huy quân đội tại những quốc gia có xung đột như Yemen và Somalia để tiến hành các chiến dịch tấn công mà không cần xin phép Lầu Năm Góc.
Trong 6 tháng đầu tiên dưới chính quyền của ông Trump, Lực lượng Tác chiến đặc biệt (SOCOM) đã triển khai các nhiệm vụ tác chiến cao gấp 5 lần so với 6 tháng cuối nhiệm kỳ của cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama.
Video đang HOT
Tuy nhiên, việc triển khai này đã khiến Mỹ phải dàn mỏng lực lượng phân bố trên khắp thế giới, đồng thời khiến các nhà lập pháp nước này quan ngại sâu sắc. Thượng nghị sỹ Lindsey Graham, thành viên Ủy ban Quân lực Thượng viện Mỹ, hồi tháng 10 vừa qua đã có phát biểu gây sốc rằng “Chúng tôi không biết chính xác quân đội Mỹ đang ở những đâu trên thế giới và đang làm những gì.”
Trong khi đó, theo ông William Hartung, Giám đốc Dự án An ninh và vũ khí của Trung tâm chính sách quốc tế của Mỹ, hầu hết người Mỹ đều ngạc nhiên khi biết rằng lực lượng đặc nhiệm của nước này đã được triển khai tới 3/4 các quốc gia trên thế giới.
Ông Hartung khẳng định “hầu như không có sự minh bạch về những gì họ (lính Mỹ) đang làm ở những quốc gia này, và liệu những nỗ lực của họ có giúp tăng cường an ninh hay gây thêm căng thẳng và xung đột. Đây là một sai lầm khủng khiếp nếu xét theo chiến lược quân sự toàn cầu của Mỹ sau vụ khủng bố ngày 11/9/2001. Chúng chỉ gây thêm nhiều thiệt hại và không có hiệu quả trong việc ngăn chặn chủ nghĩa khủng bố.”
Cùng chung quan điểm trên, Tư lệnh Bộ Chỉ huy SOCOM, Tướng Raymond Thomas, nhận định rằng không có dấu hiệu cho thấy Washington sẽ thu nhỏ hoạt động triển khai lực lượng đặc nhiệm trên toàn thế giới trong năm 2018.
Xu hướng triển khai lực lượng này tăng mạnh đang gây ra tình trạng quá tải không chỉ đối với nguồn lực của Lầu Năm Góc mà còn đối với khả năng của Bộ Ngoại giao Mỹ trong việc giải quyết xung đột bằng các biện pháp ngoại giao./.
Theo Vietnam
Hàn Quốc chi bộn tiền cho biệt đội lật đổ ông Kim Jong-un
Chính phủ Hàn Quốc đã chi khoản ngân sách đầu tiên trị giá 310.000 USD cho đơn vị mới thành lập với sứ mệnh lật đổ nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un dùng ống nhòm theo dõi hoạt động quân sự của Triều Tiên (Ảnh: Reuters)
Truyền thông Hàn Quốc dẫn các nguồn tin Bộ Quốc phòng cho biết chính phủ nước này ngày 5/12 đã quyết định phân bổ khoản ngân sách đầu tiên trị giá 340 triệu won (khoảng 310.000 USD) cho đơn vị đặc nhiệm mới được thành lập. Đơn vị này được giao nhiệm vụ lật đổ ban lãnh đạo Triều Tiên, trong đó có nhà lãnh đạo Kim Jong-un, đồng thời phá hủy các cơ sở quân sự trọng yếu của Bình Nhưỡng. Đây là một phần trong gói ngân sách trị giá 40 tỷ USD do chính phủ Hàn Quốc cấp cho quân đội năm 2018.
"Số tiền này (340 triệu won) sẽ được dùng để mua sắm các trang thiết bị cho lực lượng đặc nhiệm, bao gồm các máy bay không người lái tự sát, máy bay không người lái trinh sát và súng máy", Korea Herald dẫn lời một quan chức Bộ Quốc phòng Hàn Quốc giấu tên cho biết.
Bộ Quốc phòng Hàn Quốc được cho là sẽ tiếp tục tăng ngân sách dành cho đội đặc nhiệm với sứ mệnh lật đổ ban lãnh đạo Triều Tiên. Dự kiến 23,7 triệu USD sẽ được chi để nâng cao năng lực tác chiến của đội đặc nhiệm này.
Được thành lập từ ngày 1/12, đội đặc nhiệm của Hàn Quốc gồm khoảng 1.000 thành viên trực thuộc Bộ Chỉ huy quân đặc nhiệm Hàn Quốc. Họ được huấn luyện chuyên nghiệp theo mô hình của các đội đặc nhiệm nổi tiếng trên thế giới như biệt kích Rangers, Delta, SEAL hay Mũ nồi Xanh.
Theo kế hoạch ban đầu, quân đội Hàn Quốc dự tính sẽ khởi động đơn vị đặc nhiệm này vào năm 2019, tuy nhiên Seoul sau đó đã quyết định đẩy nhanh tiến độ trong bối cảnh mối đe dọa từ chương trình hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên ngày càng có xu hướng gia tăng.
Trước đó, Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Song Yong-moo lần đầu đề cập tới việc thành lập lữ đoàn đặc nhiệm từ tháng 9 sau khi Triều Tiên tiến hành vụ thử hạt nhân lần thứ 6. Khi đó, ông Song nói rằng đơn vị này sẽ bắt đầu đi vào hoạt động từ cuối năm nay.
Thành Đạt
Theo RT
1.000 tay súng IS nhục nhã đầu hàng vì bị thủ lĩnh bỏ rơi Nhờ 1.000 tay súng IS buông vũ khí đầu hàng mà quân đội Iraq dễ dàng giải phóng thành phố Hawija. Đây là dấu hiệu mới nhất cho thấy ngày tàn của nhóm khủng bố khét tiếng này chỉ còn tính trên đầu ngón tay. Khói bốc lên trong một cuộc giao tranh giữa quân đội Iraq và phiến quân IS ở Hawija...