Nhìn lại quá khứ
Tôi không thể biết được tương lai sẽ như thế nào, tôi chỉ có thể sống tốt cho hiện tại.
Khi còn ngồi trên ghế nhà trường THPT, tôi đam mê, yêu thích báo chí một cách cuồng nhiệt, tôi chỉ biết say mê hết mình mà không hề nghĩ đến bất cứ điều gì khác. Tôi cũng không biết lí do vì sao tôi lại yêu thích, đam mê báo chí đến như thế. Khi đó, tôi học Văn cũng bình thường lắm, không nổi bật nhưng cũng không đến nỗi quá tệ. Tôi xem môn Văn như những môn học bình thường khác, môn Văn không nằm trong danh sách những môn học mà tôi yêu thích và cũng không phải là sở trường của tôi. Tôi say mê với Toán, Lý, Hóa, Sử. Phần lớn thời gian tôi đều dành cho các môn này. Tôi thường hay mắt nhắm, mắt mở, ngủ gà, ngủ gật trên bàn học trong khi đang đọc một tác phẩm văn học nhưng tôi lại có thể thức thâu đêm để giải cho ra một bài toán khó. Trên bàn học của tôi lúc nào cũng ngổn ngang sách Toán, Lý, Hóa, từ những quyển cơ bản đến nâng cao, phương pháp học tốt, tuyển tập đề thi… trong khi đó sách liên quan đến môn Văn thì rất hạn chế. Kiến thức Toán , Lý, Hóa tôi nắm rất vững nhưng cuối cùng tôi quyết định đăng kí thi vào trường Đại Học Khoa Học Huế, ngành báo chí. Bạn bè cứ bảo sao tôi không đăng kí thi vào các ngành kinh tế, khoa học tự nhiên, tôi chỉ im lặng và mỉm cười. Nói thật, tôi cũng không biết quyết định của mình khi đó đúng hay sai, một khi tôi đã quyết định thì ai có nói gì đi nữa, tôi cũng không quan tâm cho mấy.
Niềm đam mê báo chí của tôi lại được động viên, khích lệ. Đó là lời động viên, khích lệ của thầy giáo dạy Văn năm tôi học lớp 12, tôi nhớ mãi câu nói của thầy “Báo chí là một ngành làm ra tiền chân chính nhất”. Thế là, không một chút do dự, tôi quyết định đăng kí thi ngành này. Tôi thi vào trường ĐHKH Huế với số điểm khiêm tốn. Nếu không thiếu một điểm thì có lẽ bây giờ tôi đã không ngồi viết những dòng hồi tưởng này. Thi trượt đại học, đôi lúc thấy buồn, thấy thất vọng, chán nản nhưng tôi vẫn theo đuổi đam mê. Tôi lại xét NV2 vào trường Cao đẳng phát thanh truyền hình II, cùng ngành, và trúng tuyển. Tôi rất vui nhưng lo lắng cũng nhiều lắm. Tôi mơ mộng, hão huyền. Tôi mơ tưởng vào một ngày nào đó, mình sẽ trở thành một nhà báo, một phóng viên, một phát thanh viên, chỉ nghĩ đến điều đó thôi cũng làm cho tôi cảm thấy sung sướng và hạnh phúc. Tôi thật là ngớ ngẩn. Hai tiếng “nhà báo” làm cho tôi rất tự hào. Mơ tưởng đẹp bao nhiêu tôi càng thấy hiện tại phũ phàng bấy nhiêu, tôi bắt đầu lo lắng với cái ngành mình đã chọn. Càng nghĩ, càng thấy mình đã sai ngay lúc đầu. Báo chí là một trong những ngành rất được mọi người yêu thích, được xã hội đề cao, kính trọng. Rất nhiều người mơ ước học báo chí mà không được. Thế mà tôi đã từ bỏ đấy. Chắc có lẽ, tôi không có duyên với báo chí.
Chỉ một khoảng thời gian ngắn thôi nhưng tôi đã trưởng thành hơn rất nhiều (Ảnh minh họa)
Tôi vào TP. Hồ Chí Minh học chưa đầy một tháng, cảm giác bơ vơ, lạc lõng nơi phố đông ồn ào, tấp nập. Cuộc sống hối hả, bon chen, xô bồ, tôi cảm thấy ngột ngạt, khó thích nghi. Lần đầu tiên đi xa, nỗi nhớ nhà không thể nào tả được, đêm nào cũng sụt sùi nước mắt vì nhớ ba, nhớ mẹ, nhớ mấy nhỏ em… nhưng đó chưa phải là lí do chính khiến tôi từ bỏ báo chí. Càng nghĩ tôi càng thấy mình không thích hợp với ngành này. Rất nhiều lí do nhưng chung quy lại, tôi không có “duyên” với báo chí. Sau nhiều đêm dằn vặt, đấu tranh nội tâm, cuối cùng, tôi quyết định bỏ học bất chấp cả lời khuyên của bạn bè, thầy cô. Tôi biết ba mẹ buồn, thất vọng về tôi. Ba mẹ không ép buộc tôi phải ở lại học, ba mẹ đồng ý cho tôi về. Tôi thấy mình có lỗi với ba mẹ rất nhiều, nhưng tôi không còn cách nào khác. Nhiều đêm nước mắt cứ âm thầm chảy, trong lòng dấy lên một nỗi thương yêu vô hạn. Ý chí, niềm tin, nghị lực cũng được hun đúc từ đấy.
Video đang HOT
Tôi trở về, sau đó vào thành phố Tuy Hòa làm thêm và mang quyết tâm thi lại. Tôi trải qua cuộc sống của một người công nhân may với bao vất vả, nhọc nhằn. Mới ngày nào đó, khoắc trên mình hai từ “sinh viên”, giờ đây tôi trở thành một người công nhân. Tôi đã cố gắng, chịu khó học hỏi rất nhiều nên cũng nhanh chóng sớm trở thành một trong những người công nhân may có tay nghề khéo léo. Hơn sáu tháng gắn bó với công ty, làm việc cùng với những cô, những chị, những anh, những em, những bạn bè cùng trang lứa, sáu tháng thôi, nhưng chất chứa trong tôi biết bao phiền muộn, trăn trở, suy tư. Có trải qua vất vả, gian khổ, đau buồn, tôi mới biết yêu thương, thông cảm với người khác nhiều hơn. Đây là khoảng thời gian đã dạy cho tôi rất nhiều điều bổ ích,những điều mà chưa bao giờ tôi được học ở trường. Đây chính là trường đời, chỉ một khoảng thời gian ngắn thôi nhưng tôi đã trưởng thành hơn rất nhiều.
“Chỉ cần có ý chí, quyết tâm là sẽ làm được”, tôi luôn tự nhủ với mình như vậy. Vừa làm, vừa tự ôn thi cuối cùng tôi cũng đã bước đầu thực hiện được mơ ước của mình. Tôi thấy mình thích hợp với nghề giáo nhất. Nghề giáo được xem là một trong những nghề thiêng liêng, cao quý nhất. Mặc dù, trong xã hội hiện nay, vị trí và vai trò của người giáo viên không được coi trọng như trước đây nhưng không ai có thể phủ nhận công lao to lớn của đội ngũ nhà giáo trong sự phát triển của đất nước. Phần lớn mọi người đều cho rằng, giáo viên là không vất vả, cuộc sống của người giáo viên luôn nhàn hạ, ổn định. Đa số, người giáo viên đều có cuộc sống ổn định nhưng vất vả, khó khăn hay không thì chỉ có người trong cuộc mới hiểu được.
Mới thoáng đó mà bây giờ cũng sắp hết năm ba, tôi cũng nhận thấy mình yêu nghề hơn, yêu môn Văn hơn. Thuở nào còn ngủ gật khi đọc sách, bây giờ đọc sách đã trở thành thói quen, sở thích của tôi. Cô giáo Văn tương lai, bây giờ tôi không nghĩ ước mơ của mình là ảo mộng, hão huyền nữa. Tôi đam mê, đam mê thật sự, đam mê vì những lý do chính đáng chứ không phải một niềm say mê mà không biết lý do vì sao. Yêu nghề cần lắm nhưng cũng chưa đủ, phải có duyên, có nghiệp nữa. Nghề và nghiệp luôn đi đôi. Nghề là do ta định, nghiệp là do thiên định. Trong biển người mênh mông, tôi được đặt ở vị trí nào? Trên dòng đời trôi chảy, tôi được trôi dạt về đâu… Tôi không thể biết được tương lai sẽ như thế nào, tôi chỉ có thể sống tốt cho hiện tại. Có hiện tại mới có tương lai. Điều tôi mong muốn lúc này là luôn làm cho ba mẹ vui lòng. Tôi sẽ không làm cho ba mẹ buồn hay thất vọng về mình nữa.
Theo 24h
Lòng tôi rối bời
Liệu tôi có thể trao gởi cuộc đời mình cho một con người mà mình không còn tin cậy nữa?
"Tui năn nỉ má đó, má về dùm tui đi. Vài bữa có tiền rồi tui gởi về cho. Má mà chộn rộn ở đây là hư bột, hư đường hết. Tui sắp cưới vợ rồi". Tôi không tin vào tai mình khi nghe những lời này. Càng ngạc nhiên không hiểu chuyện gì đang diễn ra trong phòng.
Tôi áp tai vào cửa sổ. Một giọng phụ nữ run run: "Má cũng đâu có muốn vậy... Nhưng ba con nặng quá rồi. Gọi điện thì con không nghe nên má mới phải bỏ ổng ở nhà một mình để lên đây... Đất cát cầm cố hết rồi, giờ má không hỏi mượn ở đâu được nữa...".
"Nhưng tui đâu phải cái máy in tiền mà suốt ngày mấy người đòi hỏi? Tui chán lắm rồi. Lần này nữa thôi nghen. Tui đã nói là tui từ dưới đất nẻ chui lên nên ba với má đừng có hiện hình về phá đám... Tui không có cái thứ cha mẹ rượu chè, bài bạc tới tán gia bại sản như vậy. Thôi, xách đồ lên. Đi. Trễ rồi".
Vừa nghe Vinh nói như vậy, tôi giật phắt người, vội vàng bước nhanh về phía nhà vệ sinh công cộng của khu nhà trọ. Ở đó, tôi vẫn có thể nhìn thấy Vinh chở một người rời khỏi nhà. Có lẽ anh chở bà ra bến xe để về quê...
Tôi đi công tác ở Hà Nội 1 tuần nhưng công việc xong sớm nên tách đoàn về trước 2 ngày. Tôi về sớm để bàn bạc với anh hai chuẩn bị đón ba mẹ tôi từ Mỹ về chơi và tổ chức lễ đính hôn cho chúng tôi. Vì muốn cho Vinh một bất ngờ nên dù về đến nhà đã hơn 8 giờ tối, tôi vẫn phóng ngay đến nhà trọ mà không báo cho anh.
Nhưng người bất ngờ không phải Vinh mà là tôi. Lúc gởi xe, bà chủ nhà trọ bảo tôi: "Hình như nhà cậu Vinh có khách ở quê lên chơi". Tôi thả bộ dọc con hẻm đi vào khu nhà trọ, vừa đi vừa đoán già đoán non, không biết khách nào ở quê lên vì Vinh rất ít khách khứa. Ba mẹ mất khi Vinh mới 14 tuổi, anh em tứ tán, ít khi liên lạc. 2 năm quen Vinh, tôi thấy anh có khách chỉ 1 lần. Đó là lần bà dì ở quê bị bệnh vào khám cách đây mấy tháng...
Anh ta còn có những điều bí ẩn gì mà tôi không nhìn thấy được hay không? (Ảnh minh họa)
Căn phòng trọ của Vinh nằm ở ngay đầu dãy nhà trọ cửa chỉ khép hờ. Tôi nhìn qua khe cửa thấy đồ đạc để lúm khúm dưới sàn nhà. Có tiếng người nói qua nói lại. Nghe vậy, tôi lưỡng lự rồi đứng nép vào bên hông nhà. Tôi nghe giọng Vinh to; còn giọng người phụ nữ thì nhỏ, đứt quãng...
Hóa ra người đàn bà ấy là mẹ của Vinh. Vậy mà anh bảo tôi ba mẹ đã chết hết, anh em thì ai lo phận ấy, anh phải bươn chải vào đời khi còn rất nhỏ... Tôi nhớ hôm nghe Vinh kể điều này ở quán cà phê cạnh trung tâm ngoại ngữ mà tôi và Vinh cùng theo học, tôi đã chảy nước mắt, vừa phục, vừa thương rồi dần dần yêu anh từ lúc nào không biết. Trong mắt tôi Vinh là một hình ảnh tuyệt đẹp của một người con trai giàu nghị lực vượt khó. Từ một đứa trẻ mồ côi vất vưởng đầu đường xó chợ, anh đã học hành, vươn lên, có một công việc ổn định, một vị trí nhất định trong xã hội. Điều đó đáng để nhiều người phải học tập, noi theo...
Thế mà giờ đây tôi vô tình phát hiện trong số những điều anh kể với tôi, có rất nhiều điều bịa đặt. Một người con mà không dám nhìn nhận những người đã sinh đẻ ra mình thì liệu có thể làm một người chồng, người cha tốt hay không?
Lòng tôi rối bời. Rất có thể Vinh có lý do riêng để làm như vậy nhưng dù là lý do gì đi nữa thì việc từ chối cha mẹ mình, thậm chí nói rằng họ đã chết thì quả là đại tội bất hiếu. Tôi không thể bảo trái tim mình ngừng yêu, không thể nói chia tay là chia tay nhưng thật sự là tôi rất hoảng sợ.
Tôi không hiểu hết người đàn ông của mình. Anh ta còn có những điều bí ẩn gì mà tôi không nhìn thấy được hay không? Liệu tôi có thể trao gởi cuộc đời mình cho một con người mà mình không còn tin cậy nữa?
Theo 24h
Tuyệt chiêu "cướp bồ" Kiếm một anh bồ "ổn ổn" đã khó, nhưng giữ anh ta trong cuộc tranh cướp còn khó hơn. Tôi vẫn từng rất phục nàng cò hương Victoria Beckham, vì cô ấy quá giỏi để giữ một anh chàng vừa đẹp, giàu lại đào hoa bậc nhất giữa rừng thị phi - Hollywood. Thực sự là kiếm một anh bồ "ổn ổn" đã...