Nhìn lại những trận đại hồng thủy nhấn chìm miền Trung
Hầu như năm nào, miền Trung cũng gặp bão lũ, gây thiệt hại nặng về người và của. Tuy nhiên, trận đại hồng thủy lớn nhất trong lịch sử phải kể đến vụ lũ lụt năm 1999.
Áp thấp nhiệt đới gây lũ lớn, nhấn chìm miền Trung
Cơn áp thấp nhiệt đới mới đây chưa kịp mạnh lên thành bão số 15 thì đã suy yếu nhưng hoàn lưu áp thấp nhiệt đới đã gây mưa lớn, nước lũ lên nhanh, khiến cac tinh Nam Trung Bô va Tây Nguyên lại chìm trong biển nước. Theo thống kê, lũ lụt đã làm ít nhất 25 người chết và mất tích, hơn 20.000 người phải sơ tán tránh nạn. Nhiều ngôi nhà, hoa màu bị lũ nhấn chìm.
Mưa lũ khiến người dân ở Quảng Nam phải chèo thuyền đi lại.
Thành phố Huế đang bị ngập lụt nặng nhất. Chỉ sau vài giờ mưa lớn, nhiều tuyến đường cùng các khu di tích lịch sử của cố đô bị chìm trong gần một mét nước. Phố cổ Hội An cũng bị biển nước bủa vây. Hàng chục nghìn ngôi nhà thuộc địa bàn các tỉnh từ Quảng Trị vào đến Ninh thuận cũng đang ngập trong nước, giao thông bị tê liệt.
Mưa gây ra lũ đã làm cho hàng loạt các hồ chứa nước thủy điện, thủy lợi đạt mức đỉnh, buộc phải xả lũ khiến tình trạng ngập lụt càng trở nên phức tạp. Chính quyền địa phương có lũ lụt đã phải tổ chức di dời hơn hai chục ngàn người dân ra khỏi vùng lụt.
Miền Trung chìm trong trận đại hồng thủy do bão Nari
Bão Nari (Bão số 11) là cơn áp thấp thứ 40, cơn bão nhiệt đới thứ 25 và cơn bão cuồng phong thứ 8 theo danh sách bão trong mùa bão Tây Bắc Thái Bình Dương 2013. Bão Nari là cơn bão đã đổ bộ vào Philippines làm chết 38 người, tàn phá cây cối, nhà cửa và gây ngập lụt. Vào đêm 14/10/2013, bão Nari đã đổ bộ Việt Nam và tàn phá dữ dội nhiều thành phố miền Trung.
Ngày 15/10/2013, hoàn lưu bão Nari kết hợp không khí lạnh gây ra trận đại hồng thủy, bủa vây các tỉnh miền Trung gồm Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế, Quảng Nam. Nhiều tuyến đường bị sạt lở, chia cắt; trong khi tại miền núi, nước ngập tới mái nhà, cô lập nhiều xã, huyện.
Trận lụt này mới diễn ra trong ngày đầu đã cướp đi sinh mạng, tài sản của nhiều người dân.
Tính đến thời điểm chiều 16/10, trên địa bàn huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) có ít nhất 6 người chết do lũ cuốn trôi, trong đó có 2 em học sinh, hàng trăm nhà dân ngập chìm trong biển nước. Có 4 người đang bị mắc kẹt trong vùng lũ, phải trèo lên ngọn cây.
Mưa lớn kèm lốc xoáy còn làm 2 người chết ở xã Quảng Sơn, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Trong khi đó ở đập Sói Mực, huyện Bố Trạch nước lũ dâng cao cuốn trôi 2 cô giáo đang trên đường đi dạy học.
Video đang HOT
Lũ lụt cũng khiến giao thông Bắc Nam ách tắc, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống dân cư địa phương. Trận lụt còn làm 350 ha lúa và 3.284 ha hoa màu bị ngập và cuốn trôi 104.000 mét khối đất từ khu vực thủy lợi và nhiều tuyến đường bê tông.
Bão Wutip gây trận lụt kinh hoàng nhất nhì thế kỷ
Ngày 30/9/2013, bão Wutip (bão số 10) hoành hành miền Trung, gây ra trận “đại hồng thủy” làm 9 người chết, 199 người bị thương, thiệt hại hàng nghìn tỷ đồng.
Một trong những người thiệt mạng trong trận lũ lụt do bão Wutip gây ra là Phó giám đốc Sở Công thương Nghệ An. Trong ảnh là cảnh trục vớt xe chở Phó giám đốc bị lũ cuốn.
Cơn bão này đã gây ra một cơn lũ kinh hoàng nhất sau gần nửa thế kỷ. Cơn lũ đi qua, nhiều gia đình lâm vào cảnh kiệt quệ. Họ phải gắng gượng đứng dậy khắc phục hậu quả cùng sự chung tay của cộng đồng.
Theo thống kê của các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Bình Thuận, Quảng Bình, tổng thiệt hại do bão Wutip và lũ lụt từ cơn bão này gây ra lên tới 11.000 tỷ đồng (tương đương 234 triệu USD). Trong đó, Quảng Bình, nơi tâm bão đi qua thiệt hại lớn nhất (8.000 tỷ). Nghệ An gần 1.300 tỷ đồng, chủ yếu do vỡ đập hồ chứa và xả lũ. Tại Thanh Hóa, Tĩnh Gia là vùng thiệt hại nặng nhất (ước tính 135 tỷ đồng) do đập Đồng Đáng và Thung Cối bị vỡ, nhấn chìm hàng nghìn ha lúa, hoa màu, diện tích nuôi trồng thủy sản, hơn 1.000 ngôi nhà…, cuốn trôi nhiều tài sản của người dân. Tại Quảng Nam, xả lũ thủy điện đã làm 8 xã của huyện Bắc Trà My bị cô lập. Có 6 trên tổng số 21 hồ thủy điện lớn ở miền Trung – Tây Nguyên gần đầy và xả tràn ở mức cao, như Đắk Mi 4A (Quảng Nam), Sông Ba Hạ (Phú Yên), Sê San 4 và Se San 4A (Gia Lai) ở mức 898 m3/s đến 4.200 m3/s.
Người dân mệt mỏi, ủ rũ sau mấy đêm trắng chạy lụt trở về nhà từ nơi di tản giờ lại vất vả để dọn dẹp lại đống đổ nát. Thi thoảng, từ trong những ngôi nhà ngấm bùn đất lại vọng ra tiếng kêu khóc não lòng: “Trôi hết rồi, còn chi nữa mô. Lấy chi mà ăn đây…”.
Năm 2011, mưa lớn liên tiếp gây lụt nặng, 55 người chết
Từ giữa tháng 10/2011, các trận mưa lớn liên tiếp đã gây ngập lụt nặng tại nhiều tỉnh thành miền Trung. Nước lụt đã nhấn chìm khoảng 170.000 căn nhà và 23.700 ha hoa màu. Lũ lụt cũng làm 55 người chết.
Tỉnh bị thiệt hại nặng nề nhất là Quảng Bình, nơi hàng nghìn ngôi nhà ngập trong nước. Cơ quan chức năng đã sơ tán khoảng 7.200 người ra khỏi khu vực nguy hiểm.
Lụt lội do mưa lớn gây nên cũng làm hư hại một số đoạn đường trên Quốc lộ 1, gây nên cảnh tắc nghẽn giao thông trong khi ít nhất 5 chuyến tàu chở khoảng 2.000 hành khách cũng bị mắc kẹt ở tỉnh Quảng Trị.
Đại hồng thủy 1999 – trận lũ lụt lịch sử
Có lẽ trận lũ lụt lớn nhất nhì lịch sử tại miền Trung phải kể đến trận đại hồng thủy năm 1999, cách đây 14 năm. Mưa lũ bắt đầu vào đêm 1/11/1999 và kéo dài suốt một tuần lễ. Cả miền Trung (từ Quảng Trị đến Bình Định) chìm trong biển nước, ác liệt nhất là Thừa Thiên – Huế và Quảng Nam.
Những cách tay đói lả nhận thức ăn tại Ngã ba Tuần – Thừa Thiên Huế trong ngày thứ 5 của trận lụt năm 1999. Ảnh: Tuổi Trẻ.
Cơn lụt lịch sử này là tổng hợp của đủ loại hình thiên tai xảy ra cùng một lúc (lũ ống, lũ quét ở miền núi, ngập lụt ở đồng bằng, triều cường, sóng lớn ở biển…) với tính chất và mức độ chưa từng có trong các tài liệu, số liệu khí tượng và thuỷ văn thế kỷ 20.
Tại Thừa Thiên – Huế, lượng mưa của hai ngày đêm đã 2.300mm, gần bằng lượng mưa của cả năm cộng lại; nước đầu nguồn sông Hương mỗi giờ dâng lên 1m, nước hạ nguồn sông Hương lên đến 5,94m (vượt báo động III đến 2,94m), chưa từng có trong các số liệu thuỷ văn hơn trăm năm qua.
Cả tỉnh Thừa Thiên Huế chìm trong biển nước, nhiều nơi chỉ còn thấy vài nóc nhà trong nước đỏ ngầu. Ảnh: Tuổi Trẻ.
Nguyên nhân gây mưa quá lớn là do sự tổng hợp cùng lúc của nhiều hình thế thời tiết: không khí lạnh phía bắc tràn vào, gặp dãi thấp xích đạo đi qua miền Trung, trên cao vừa có đới gió đông hoạt động, cùng lúc là áp thấp nhiệt đới gần bờ. Đó là hình thế “lý tưởng” phải hằng trăm năm mới “hội tụ” một lần, khiến cho thiên tai diễn ra cùng lúc trên toàn miền Trung và kéo dài suốt một tuần.
Trận lũ lịch sử năm 1999 đã nhấn chìm 20 huyện, thị xã Miền Trung, làm 595 người chết, 41.846 ngôi nhà, 570 ngôi trường bị sụp và trôi. Tổng thiệt hại ước tính gần 3.800 tỷ đồng, tính tại thời điểm năm 1999.
Nhiều khu vực miền Trung khi đó nhà cửa ngập hẳn trong biển nước, nhà nào cao thì chỉ còn thấy chút nóc nhà nhô lên giữa biển lũ đỏ ngầu. Thậm chí, toàn bộ nền đường sắt ở đoạn Cống Bạc, cửa ngõ phía Nam thành phố Huế cũng bị nước lũ cuốn trôi.
Lũ lụt kinh hoàng kéo dài nhiều ngày khiến nhiều người phải ngồi tránh lũ trên những nóc nhà suốt 3-4 ngày đêm, đói, lạnh và tưởng chừng kiệt sức. Nước chảy xiết ở các ngã đường, trâu bò lợn gà, tài sản và cả xác người trôi la liệt trong lũ.
Theo Kiên thưc
Nước lũ sông Côn ở Bình Định đang lên
Trong ngày 17.11, vùng đầu nguồn tỉnh Bình Định có mưa to, cộng với hồ Định Bình xả nước khiến lũ trên sông Côn bắt đầu dâng cao trở lại.
Hậu quả đợt lũ trước chưa khắc phục xong, tối 17.11 người dân sống ven sông Côn lại đối diện với trận lũ mới
Đến đầu giờ chiều 17.11, mực nước sông Côn tại trạm Vĩnh Sơn đã trên báo động 1 khoảng 0,96 m. Hồ Định Bình xả qua tràn với lưu lượng 720 m3/s. Dự báo đêm nay 17.11, lũ các sông Côn và các sông khác tại Bình Định còn tiếp tục dao động ở mức báo động 2 - 3, có nơi trên báo động 3.
Đến 17 giờ chiều 17.11, Phó chủ tịch UBND huyện Tây Sơn Đỗ Văn Sỹ cho biết nước lũ trên sông Côn đoạn qua huyện Tây Sơn đã dâng cao hơn so với trưa cùng ngày khoảng 1 m.
UBND huyện Tây Sơn đã thông báo cho người dân biết để kịp thời ứng phó. Nhiều người dân sống ven sông Côn đã sơ tán tài sản, người đến nơi an toàn.
Nhiều người dân ở huyện Tây Sơn kê bao lúa lên cao nhưng vẫn bị ngập vì lũ lớn ngoài sức tưởng tượng
Khối 1 thị trấn Phú Phong (huyện Tây Sơn, Bình Định) xơ xác sau lũ
Nhà một người dân thị trấn Phú Phong ở gần sông Côn sau lũ
Ngày 17.11, hàng cứu trợ của Báo Thanh Niên đã đến với bà con vùng lũ huyện Tây Sơn
Chiều 17.11, Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bình Định cho biết trên địa bàn tỉnh đã có 16 người chết, 1 người bị mất tích do đợt lũ vừa qua gây nên. Ngoài ra còn có 6 nhà bị sập, 84 nhà bị hư hư hỏng, 158 phòng học bị hư hỏng, 95 ha lúa bị mất trắng... Kho lúa giống của Trung tâm giống cây trồng Bình Định bị ngập hỏng 200 tấn lúa lai, 300 tấn lúa thuần. Giống dự trữ của các địa phương 500 tấn lúa thuần bị hư hỏng. Tổng thiệt hại do mưa lũ gây ra trên địa bàn tỉnh Bình Định đến chiều 17.11 ước tính là 1.813,3 tỉ đồng
Theo TNO
Miền Trung chìm trong lũ lớn Hôm qua 15.11, do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, các tỉnh miền Trung và Tây nguyên có mưa rất to, xuất hiện lũ lớn cộng với việc thủy điện xả lũ gây thiệt hại nghiêm trọng... Khu vực đầu cầu Diêu Trì (H.Tuy Phước, Bình Định) bị ngập sâu trong lũ - Ảnh: Võ Văn Minh Tại Bình Định, buổi sáng,...