Nhìn lại những lần Nhật Bản ‘ném phao’ cứu đồng yen
Nhật Bản đã chi từ 8 – 117 tỷ USD trong bốn lần can thiệp để kìm hãm đà tăng của đồng yen, Bloomberg ước tính.
Đợt can thiệp lớn nhất và gần đây nhất là từ ngày 31/10 đến 4/11/2011. Ảnh: WSJ
Trong 90 ngày qua, đồng nội tệ của Nhật Bản đã tăng vọt 9%, khiến thị trường đặt ra khả năng về một đợt can thiệp của chính quyền Tokyo để ghìm cương đà tăng của đồng yen.
Đợt can thiệp lớn nhất và gần đây nhất là từ ngày 31/10 đến 4/11/2011. Khi đó, đồng yen tăng lên mức cao kỷ lục tại 75,35JPY/USD trong ngày đầu tiên của đợt can thiệp.
Bộ trưởng Tài chính nước này cho rằng các “động thái đầu cơ” là căn nguyên của tình trạng này, khiến đồng tiền không phản ánh đúng các chỉ báo kinh tế nền tảng của Nhật Bản.
Video đang HOT
Sau đó, Bộ Tài chính đã bán ra 9,09 tỷ yen để mua vào USD. Sau khi tăng 4,5% trong 3 tháng trước, đồng tiền đã giảm giá 3,1%, tuy nhiên lại quay đầu leo dốc trở lại tăng 0,8% đến hết tháng 11/2011.
Trước đó là một đợt can thiệp khác vào ngày 4/8/2011. Chính quyền Tokyo đã rót 57,2 tỷ USD để khắc chế hoạt động của giới đầu cơ và biến động khó lường trên thị trường. Sau khi tăng 5,8% trong 3 tháng trước đó, đồng yen giảm 2,3% nhờ biện pháp trên, nhưng lại tăng 2,9% tính đến hết tháng 8/2011.
Đợt can thiệp vào tháng 3/2011 có bối cảnh khác. Bộ Tài chính đã bán ra 692,5 tỷ yen để mua 8,6 tỷ USD vào ngày 18. Đồng yen khi đó bật tăng mạnh so với đồng USD khi trận động đất 9 độ Richter xảy ra. Nhiều người cho rằng các doanh nghiệp Nhật Bản sẽ thu vốn về quê nhà.
Các nước thành viên khác trong nhóm G-7 cũng bán ra yen Nhật theo đề nghị của Tokyo. Yen giảm ngay 2,1% trong ngày, xuống thêm 3,1% tính đến cuối tháng 3/2011.
Đợt can thiệp đầu tiên diễn ra vào ngày 15/9/2010, khi Bộ Tài chính Nhật Bản bán ra 2,12 nghìn tỷ yen để mua vào 24,8 tỷ USD. Đồng yen tăng lên mức 82,88JPY/USD trong ngày, mức cao nhất kể từ năm 1995 tính đến thời điểm đó.
Theo Bizlive
Đồng Bitcoin được ưa chuộng tại các nền kinh tế suy thoái
Trong thời kỳ kinh tế suy thoái với những đồng tiền nội tệ mất giá thê thảm, ngày càng nhiều người tìm đến Bitcoin như là một tài sản an toàn.
Mới đây, Quỹ Tiền tệ thế giới (IMF) đã dự báo, Venezuela sẽ là nền kinh tế bị khủng hoảng tồi tệ nhất toàn cầu năm 2015. Với tỷ lệ lạm phát lên đến hơn 150% trong năm nay và lên đến hơn 200% trong năm 2016, người dân Venezuela đang phải đối mặt với tình trạng đồng nội tệ Bolivar còn rẻ hơn cả giấy ăn.
Ông Daniel Arraez - Chuyên gia Bitcoin cho biết: &'Chẳng ai muốn giao dịch với chúng tôi bằng đồng Bolivar nữa, bởi hiện nay, không còn ai tin vào khả năng quản lý của Chính phủ Venezuela'.
Đồng nội tệ mất giá, tỷ giá ngoại tệ trên thị trường chợ đen có thể đắt gấp 16 lần so với tỷ giá chính thức, ngày càng nhiều người dân Venezuela tìm đến những hình thức giao dịch khác, Bitcoin là một ví dụ điển hình.
&'Bitcoin đang dần trở nên phổ biến hơn, nó cho phép người mua và người bán có nhiều quyền kiểm soát hơn trong các hoạt động giao dịch. Bởi đồng tiền ảo này không được phát hành và không bị quản lý bởi ngân hàng Trung ương' - ông Daniel Arraez nói.
Cùng cảnh với Venezuela, một đất nước thiếu thốn tiền mặt và sụp đổ tài chính như Hy Lạp cũng đang nhìn thấy sự phát triển mạnh của những giao dịch tiền ảo Bitcoin.
Felix là một lập trình viên máy tính và là người vừa dành một năm để đi du lịch khắp thế giới. Điều đặc biệt anh ta sử dụng Bitcoin như một phương tiện thanh toán duy nhất trong chuyến đi của mình, hạn chế sử dụng tiền mặt tới mức thấp nhất.
Ông Felix Weis - Người dùng Bitcoin nói: &'Tôi đã dừng hoạt động thẻ tín dụng của mình. Tôi khuyến mại cho đối tác thêm 30% để họ thử dùng và thuyết phục họ chấp nhận Bitcoin, bởi tôi thật sự đặt niềm tin vào nó'.
Thanos Marinos - người đàn ông Hy Lạp ngoài 40 tuổi tự hào chia sẻ rằng, mình là người đầu tiên mang Bitcoin về quê hương cách đây một năm. &'Lúc bắt đầu, chúng tôi chỉ có 3 hoặc 4 giao dịch mỗi ngày, thế nhưng bây giờ con số này đang tăng một cách chóng mặt. Mỗi ngày, sàn của chúng tôi ghi nhận ít nhất 150 đến 200 giao dịch' - ông Thanos Marinos, người sáng lập sàn giao dịch Bitcoin Hy Lạp nói.
Tuy nhiên ông Thanos cũng chia sẻ, việc phát triển Bitcoin thành một hình thức giao dịch chính thức hiện vẫn còn nhiều trở ngại. Đặc biệt là khi trên toàn Hy Lạp hiện chỉ có 1 chiếc ATM dành cho các giao dịch Bitcoin.
Theo_VTV
Mỹ hối thúc Trung Quốc duy trì các cam kết về kinh tế Trung Quốc cần tái khẳng định cam kết hướng tới một nền kinh tế theo định hướng thị trường với động lực là chi tiêu tiêu dùng vì điều này có lợi cho Bắc Kinh cũng như nhiều nền kinh tế khác trên thế giới. Bộ trưởng Tài chính Mỹ Jack Lew. (Nguồn:TTXVN) Đó là nhận định của Bộ trưởng Tài chính Mỹ...