Nhìn lại những hình ảnh ‘mổ bụng’ P30 Pro để thấy Huawei sử dụng “công nghệ Mỹ” nhiều như thế nào
Chỉ một bảng mạch nhỏ chưa tới bàn tay, nhưng tầm quan trọng thì lớn khôn siết!
Đầu tuần này, Google đã thông báo sẽ không hợp tác với Huawei nữa, với bước đầu là rút giấy phép sử dụng hệ điều hành Android của hãng này sau khi Huawei bị cho vào ’sổ đen’ của Mỹ. Ngay sau đó, một loạt các công ty Mỹ khác cũng thông báo sẽ cắt đứt quan hệ với nhà sản xuất công nghệ này.
Đây là một tin rất đáng buồn với Huawei, vì mặc dù đây là một hãng ‘Trung Quốc’, nhưng trên thực tế thì sản phẩm của hãng có sự đóng góp của rất nhiều công ty khác nhau trên toàn Thế giới. Điều tương tự cũng đúng so với Apple, với rất nhiều linh kiện được nhập từ Samsung.
Chúng ta hãy cùng nhìn lại các hình ảnh ‘mổ bụng’ Huawei P30 Pro từ iFixit, cụ thể là thành phần bo mạch chủ để thấy được ‘vùng bùn’ mà Huawei đang lún xuống sâu đến mức nào.
Bo mạch chủ của smartphone dài chưa bằng một ngón tay người, nhưng là một thành phần phức tạp và có sự hợp tác chặt chẽ của rất nhiều công ty. Bộ thu phát sóng RF và chip âm thanh của P30 Pro được cung cấp bởi HiSilicon, một công ty Trung Quốc được Huawei sở hữu, nhưng đây là thành phần ‘nhà trồng được’ duy nhất tại đây.
Video đang HOT
Mô-đun thu nhận sóng điện thoại được phát triển bởi Skyworks, một công ty có trụ sở tại Massachusettes, Mỹ. Một vài con chip khác tại đây cũng được cung cấp bởi Qorvo, một công ty sản xuất bán dẫn khác tại Greensboro, North Carolina, Mỹ.
Ở mặt dưới, ta tìm thấy bộ nhớ trong được cung cấp bởi Micron Technologies, một công ty bán dẫn đã có mặt trên thị trường suốt 40 năm từ Idaho, Mỹ. Bộ nhớ này có thể có dung lượng lên tới 128GB, giúp hãng lưu trữ hệ điều hành và để người dùng lưu trữ hình ảnh, video và các ứng dụng của mình. Theo các báo cáo thì Huawei chiếm tới 13% lợi nhuận của Micron!
Và cuối cùng ta có thành phần DRAM, được thiết kế và sản xuất bởi SK Hynix, một công ty tại Hàn Quốc và cũng là đối tác của Apple. SK Hynix không phải là một công ty Mỹ, nên không bắt buộc phải dừng việc kinh doanh với Huawei.
Nhưng Trung Quốc trong một thời gian dài cũng cho rằng SK Hynix và các hãng Hàn Quốc khác đang thông đồng với nhau để tăng giá linh kiện bán cho các hãng Trung Quốc (trong đó có Huawei) để thao túng thị trường tại đây. Công ty này đã bác bỏ cáo buộc từ Trung Quốc.
Tương lai không mấy suôn sẻ cho Huawei
Đây mới chỉ là một bo mạch chủ, cho một sản phẩm duy nhất mà thôi. Trong năm ngoái, Huawei đã đưa ra danh sách các nhà cung cấp linh kiện chủ đạo cho mình, và trong đó có tới 33 công ty đến từ Mỹ. Bên cạnh việc Google ngừng giấy phép sử dụng Android của Huawei, những hãng lớn khác như Xilinx, Qualcomm, Broadcom và Intel cũng sẽ phải ngừng việc kinh doanh của mình với ‘Hoa Vỹ’.
NeoPhotonics, một hãng tại San José có một hợp đồng xây dựng hệ thống mạng với Huawei, có giá trị lên tới 44% thị phần của họ. Nếu như lệnh cấm của Mỹ không được giải quyết, thì chắc chắn công ty đó sẽ rơi vào cảnh khốn đốn.
Các chuyên gia cho rằng do những luật lệ ngặt nghèo này mà các công ty Trung Quốc sẽ chuyển sang phát triển các công nghệ để tự sử dụng. Đây là một quá trình tốn tiền, khó khăn và kết quả có thể sẽ không bằng được công nghệ Mỹ. Nhưng về lâu về dài, việc này sẽ giúp Trung Quốc tự chủ về công nghệ và phát triển tốt hơn.
Theo GenK
Nhà sáng lập Huawei: "Mỹ tạm hoãn lệnh cấm trong 90 ngày chẳng có ý nghĩa gì đối với chúng tôi"
Có lẽ khoảng thời gian 90 ngày này là chưa đủ để Huawei có thể tìm ra được các giải pháp thay thế?
Ngay sau Tổng thống Donald Trump ban hành lệnh cấm Huawei khỏi các công nghệ từ Mỹ, Huawei đã gặp phải những trở ngại đáng lo, điển hình là các công ty công nghệ tại Mỹ bao gồm cả Google, Microsoft, Qualcomm và cả Intel đều đã đồng loạt "nghỉ chơi" với Huawei. Tuy nhiên, do tình hình trở nên căng thẳng hơn, Mỹ đã tạm hoãn thực thi lệnh cấm đối với Huawei trong vòng 90 ngày, động thái này nhằm xoa dịu và trấn an những khách hàng của Huawei trên toàn thế giới.
Rất nhiều người dùng cho rằng khoảng thời gian 90 ngày này sẽ là một cứu cánh cho Huawei khi công ty sẽ có đủ thời gian để xoay xở cũng như đưa ra các giải pháp, ít nhất là tạm thời, để "cứu" chính mình khỏi bờ vực nguy hiểm lần này. Tuy nhiên, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi cho biết khoảng thời gian 90 ngày này thực sự không có ý nghĩa gì đối với Huawei.
"Chúng tôi đã bị kiểm soát tại Mỹ từ hơn 1 năm trước. Việc tạm hoãn thực thi lệnh cấm trong khoảng thời gian 90 ngày chẳng có nghĩa gì đối với chúng tôi. Chúng tôi đã sẵn sàng, nhưng chúng tôi vẫn trân trọng những công ty công nghệ Mỹ. Họ đã đóng góp rất nhiều cho chúng tôi. Rất nhiều chuyên gia tư vấn của chúng tôi đến từ các công ty công nghệ nổi tiếng ở Mỹ, điển hình là IBM." - Nhà sáng lập nên Huawei cho biết.
Nhà sáng lập Huawei, Ren Zhengfei
Khó khăn duy nhất của Huawei hiện tại chính là đến từ mảng sản xuất phần mềm, khi giờ đây Google đã rút giấy phép quyền sử dụng Android của Huawei, khiến công ty không thể truy cập các dịch vụ của Google, bao gồm cả nền tảng Android trong tương lai. Do đó việc cập nhật các thiết bị smartphone của Huawei và Honor sẽ là điều không thể.
Đã có nhiều thông tin về việc Huawei đã và đang triển khai một nền tảng hệ điều hành riêng biệt cho các thiết bị của mình có tên "HongMeng OS". Tuy nhiên, liệu Huawei sẽ có kế hoạch gì để phát triển nền tảng này cạnh tranh với Android và iOS, khi mà ở thời điểm ban đầu, ứng dụng là thứ nền tảng HongMeng OS sẽ không thể nào so sánh được với các đối thủ.
Theo GenK
Tổng hợp những thông tin đã biết về hệ điều hành riêng cho smartphone của Huawei - Hồng Mông OS Huawei có thể sẽ sớm phải sử dụng hệ điều hành tự phát triển trên những chiếc smartphone trong tương lai. Hồi tháng 3, giám đốc điều hành Richard Yu cho biết Huawei đang tự phát triển hệ điều hành của riêng mình, nhằm đề phòng trường hợp các công ty công nghệ Mỹ ngừng hợp tác. Và kịch bản tồi tệ đó...