Nhìn lại những giả thuyết gây tranh cãi về vụ án thẩm mỹ viện Cát tường
Cùng nhìn lại những giả thuyết gây tranh cãi nhất về vụ án thẩm mỹ viện Cát Tường và cách thức bác sĩ Tường dùng để phi tang thi thể nạn nhân trước khi tìm thấy xác chị Huyền.
Vậy là đã gần 10 tháng kể từ khi những thông tin đầu tiên về vụ án thẩm mỹ viện Cát Tường làm rúng động dư luận cho đến ngày chính thức tìm thấy xác chị Huyền – nạn nhân vụ án. Giờ đây, khi việc tìm kiếm nốt những phần thi thể bị mất của nạn nhân đang được tạm dừng, dư luận mới có dịp nhìn lại những giả thuyết gây tranh cãi nhất và có phần “rùng rợn” về cách thức bác sĩ Tường sử dụng để phi tang thi thể nạn nhân để giải thích cho lý do không tìm thấy xác chị Huyền suốt một thời gian dài.
Xác chị Huyền – nạn nhân vụ thẩm mỹ viện Cát Tường bị thiêu ở lò thiêu rác viện Bạch Mai?
Còn nhờ vào thời điểm cuối năm ngoái, khi những tình tiết về vụ án thẩm mỹ viện Cát Tường còn rất mơ hồ, nhiều người đã đặt ra nghi vấn liệu bác sỹ Tường có phi tang xác chị Huyền tại lò thiêu huỷ rác thải y tế trong bệnh viện Bạch Mai hay không?
Trả lời về giả thuyết này trên báo chí, thạc sỹ Vũ Tiến Dũng, Trưởng phòng tổ chức cán bộ bệnh viện Bạch Mai từng khẳng định: Bệnh viện Bạch Mai không hề có lò thiêu huỷ như tin đồn mà chỉ có một khu vực chứa rác thải y tế. Công đoạn xử lý rác thải y tế cũng được kiểm soát chặt, do hợp đồng của bệnh viện với công ty vệ sinh môi trường, những người không có trách nhiệm cũng không thể vào khu vực này.
Không thể có chuyện xác chị Huyền vụ thẩm mỹ Cát Tường bị thiêu ở bệnh viện Bạch Mai. Ảnh minh họa
Trên thực tế, nơi được cho là “lò thiêu huỷ” thực chất chỉ là nơi tập kết các xe chứa rác thải của bệnh viện, gần ngay con đường đi vào nhà tang lễ. Khu vực này phía trước là nơi đậu xe ô tô của các y bác sỹ trong bệnh viện, cách đó là cửa hàng tạp hoá, tuy không đông đúc như sân chính bệnh viện, nhưng cũng thường xuyên có người đi lại gần đó.
Theo một công nhân vệ sinh làm việc ở Bệnh viện Bạch Mai cho biết, rác thải đưa về đây đã được xử lý trước, phân loại và cho vào các túi nilon riêng. Rác thải sinh hoạt vào túi màu xanh, rác thải y tế thì cho vào túi trắng. Không có loại túi nào màu đen. Riêng bệnh phẩm như ruột thừa chẳng hạn sẽ do một công ty xử lý khác tên Hoàn Mỹ phụ trách. Tuy nhiên, số bệnh phẩm từ phòng mổ thường rất ít. Mỗi ngày, xe rác của công ty vệ sinh môi trường sẽ đến lấy rác khoảng chừng 2 lần. Nếu có phát hiện ra việc phân loại không đúng, nhân viên xử lý rác sẽ yêu cầu đưa ra ngoài.
Từ ngày xảy ra vụ án thẩm mỹ viện Cát Tường, nhiều người cũng có hoài nghi về việc bác sỹ Tường thủ tiêu xác nạn nhân tại khu tiêu hủy rác thải y tế của bệnh viện Bạch Mai, nhưng bản thân là người làm việc ở khu xử lý rác, nhân viên này khẳng định điều này là hoàn toàn không thể.
Bột ninh nhừ xương 10 phút và nghi vấn rợn người về vụ thẩm mỹ viện Cát Tường
Video đang HOT
Đã có nhiều giả thuyết về bí ẩn xác nạn nhân vụ thẩm mỹ viện Cát Tường không nổi suốt 10 tháng. Ảnh minh họa
Đã từng có một khoảng thời gian, loại bột ninh nhừ xương chỉ trong vòng 10 phút vốn từng “gây bão” về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm trở thành cơ sở cho một trong những giả thuyết ghê rợn nhất về cách thức kẻ thủ ác dùng để phi tang xác nạn nhân vụ thẩm mỹ viện Cát Tường.
Nguyên nhân của giả thuyết “rợn người’ này là bởi loại bột ninh nhừ xương này có chất làm phân hủy xác chết. Do đó, một số người làm trong ngành y từng ngờ rằng việc không tìm thấy xác chị Huyền có thể do bác sỹ Nguyễn Mạnh Tường đã dùng chất này để phân huỷ nhằm phi tang nhanh xác nạn nhân.
Xác chị Huyền từng bị nghi giấu tại chính hiện trường vụ án thẩm mỹ viện Cát Tường?
Theo những tin tức về vụ án thẩm mỹ viện Cát Tường vào thời điểm cuối tháng 12 năm ngoái, người nhà nạn nhân và tiến sĩ Vũ Văn Bằng (Hội liên hiệp khoa học và kỹ thuật) đã từng đến nhà riêng của bị can và cả thẩm mỹ viện Cát Tường để kiểm tra những điểm nghi vấn bằng máy bức xạ từ với hi vọng tìm thấy xác chị Huyền.
Tìm thấy xác chị Huyền là niềm an ủi lớn lao cho gia đình nạn nhân. Ảnh minh họa
Khi đó, tại nhà riêng của bác sĩ Tường, dù kiểm tra kỹ các ngõ ngách bằng máy móc nhưng ông Bằng không phát hiện thấy điểm nào khả nghi. Tuy nhiên, khi đến cửa thẩm mỹ viện Cát Tường, máy bức xạ từ liên tục quay hướng vào bên trong ngôi nhà. Ở khu vực nhà vệ sinh, tiến sĩ Bằng dò được 2 điểm khả nghi có dấu hiệu cốt người dưới nền nhà.
Được biết trước đó, ông Phạm Đức Quang (cậu ruột chồng nạn nhân) chia sẻ, do có thông tin bác sĩ Tường không ném xác chị Huyền xuống sông mà giấu ở thẩm mỹ viện Cát Tường và tại nhà riêng nên gia đình muốn đưa máy móc vào để xác định thông tin đó chính xác hay không.
Trên đây là một số giả thuyết gây xôn xao dư luận một thời về vụ án thẩm mỹ viện Cát Tường. Tính đến thời điểm này, tuy đã tìm thấy xác chị Huyền nhưng vẫn còn đó nhiều nghi vấn, giả thuyết mới cần được làm rõ để sớm khép lại vụ án thẩm mỹ viện Cát Tường.
Theo_Vietbao
Những dấu hỏi từ việc tìm thấy thi thể chị Huyền
Những nhà chuyên môn về pháp y đều đưa ra nhận định rằng xác chị Huyềnrất khó để nổi lên được. Chuyên viên khám nghiệm thì cho hay, xác chết nghi là của chị Huyền chết do ngạt nước. Xung quanh thông tin tìm thấy xác vẫn tồn tại nhiều dấu hỏi.
Với tinh thần trách nhiệm cao, Công an huyện Gia Lâm đã tiến hành trưng cầu giám định điều tra tại Viện Khoa học hình sự Bộ Công an. Tối 4/8, theo thông tin chính thức chúng tôi có được từ các cơ quan chức năng, các giám định viên của Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an đã giám định và có cơ sở truy nguyên ra xác của chị Huyền. Cơ sở của kết luận này là việc lấy mẫu ADN của mẹ đẻ và con chị Huyền. Sau khi giám định và so sánh với mẫu mà cơ quan điều tra trưng cầu giám định, kết quả cho thấy có mối quan hệ cùng huyết thống".
Sau khi Công an nhân dân đưa tin, một loạt các báo điện tử khác cũng đưa tinnày.
Tuy nhiên, tất cả các báo đều không cho biết thi thể chị Huyển được vớt thời gian nào, ở đâu, trong hoàn cảnh nào.
TS cũng chỉ cho biết khá mơ hồ về thời gian và địa điểm: "Trước đó, những người dân ở khu vực ven sông Hồng thuộc huyện Gia Lâm (Hà Nội) đã vớt được một số xác chết trên sông Hồng, trong đó có một xác nghi là của chị Huyền. Công an huyện Gia Lâm đã tiến hành trưng cầu giám định điều tra tại Viện Khoa học hình sự, Bộ Công an".
Dù tiếp cận thêm nguồn thông tin, song Dân trí cũng chỉ cho biết: "Phòng Cảnh sát hình sự - Công an thành phố Hà Nội xác nhận, thi thể chị Lê Thị Thanh Huyền đã được tìm thấy.
Trao đổi với PV, anh Nguyễn Hữu Huy - chồng chị Lê Thị Thanh Huyền - cho hay, gia đình anh chưa nhận được thông tin chính thức từ cơ quan chức năng".
Ngoài ADN, các đặc điểm nhận dạng có trùng khớp?
Theo tin do người thân nạn nhân cung cấp, thi thi thể có AND cùng huyết thống với gia đình chị Huyền chính là của "phụ nữ không đầu" nghi của chị Huyền, được tìm thấy tại bến đò Vân Đức, Gia Lâm, Hà Nội vào ngày 18/7.
Tuy nhiên, bà Nguyễn Thị Hiền - mẹ đẻ nạn nhân đến hiện trường khám nghiệm tử thi ngày hôm đó lại cho rằng, xác chết có nhiều điểm không giống chị Huyền. Bà Hiền nói: "Hôm đi thẩm mĩ ở Thẩm mĩ viện Cát Tường, con gái tôi mặc áo màu trắng có chấm bi đen nhưng chiếc áo của thi thể mới được tìm thấy lại không phải chấm đen mà có hình hoa."
Ngay nhận định của các chuyên gia trong lĩnh vực pháp y hàng đầu Việt Nam khi đó đều cho rằng khả năng xác chết đó là của nạn nhân vụ Cát Tường là rất thấp.
Ông Nguyễn Trọng Toàn, nguyên Viện trưởng Viện Pháp y Quân đội nhận định với trường hợp chị Huyền, do nạn nhân đã bị rạch bụng (mổ, phẫu thuật thẩm mỹ - PV) thì không nổi lên được.
Trả lời trên báo Gia đình và Xã hội, một cán bộ phòng giám định Công an TP Hà Nội cho biết, bước đầu xác định thi thể không đầu có nhiều điểm không trùng khớp với nạn nhân vụ TMV Cát Tường.
Theo đó, nạn nhân này chết trong khoảng 6 -7 tháng (trong khi nạn nhân Huyền đã chết được hơn 10 tháng).
Theo lời khai của Nguyễn Mạnh Tường (chủ TMV Cát Tường) thì chị Huyền đã tử vong trước khi ném xuống sông. Vậy nhưng, qua giám định thì nguyên nhân chết của nạn nhân này là do ngạt nước (chết sau khi xuống nước).
Vì sao chậm có kết quả ADN?
Theo đại tá Lê Việt Vùng, nguyên Giám đốc Trung tâm Giám định pháp y Viện Khoa học Hình sự Bộ Công an thì với "công nghệ ngày nay chỉ khoảng 2-3 ngày nếu làm nhanh là đã có kết quả ADN". Như vậy, thi thể chị Huyền phải mới được phát hiện gần đây. Vậy sau hơn 10 tháng, người ta mới có thể tìm được thi thể chị Huyền?
Ngược lại, nếu thi thể chị Huyền được tìm thấy từ trước đó, vì sao đến tận bây giờ mới có kết quả ADN?
Ông Phạm Đức Quang (cậu chồng chị Huyền) cho biết, theo lịch hẹn thì ngày 5/8, gia đình sẽ được nhận kết quả xét nghiệm ADN từ cơ công an. Lúc đó, mọi câu hỏi trên mới có thể được giải đáp.
Chiều 19/10/2013, chị Huyền đến thẩm mỹ viện Cát Tường trên đường Giải Phóng (Hà Nội) hút mỡ bụng, nâng ngực và đã tử vong. Người trực tiếp làm phẫu thuật là bác sĩ Nguyễn Mạnh Tường. Đêm hôm đó, Tường cùng bảo vệ Đào Quang Khánh đã mang xác chị Huyền tới cầu Thanh Trì vứt xuống sông Hồng phi tang.
Sáng 14/4/2014, trong phiên tòa sơ thẩm, TAND TP Hà Nội đã tuyên trả hồ sơ vụ án "Cát Tường" để yêu cầu điều tra bổ sung, do phát sinh một số vấn đề về chuyên môn y tế không thể làm rõ tại tòa. Vụ án được dư luận xã hội đặc biệt quan tâm không chỉ bởi liên quan đến vấn đề y đức, mà còn bởi đây là trường hợp khá hy hữu khi cho đến nay, mặc dù cơ quan chức năng và gia đình đã nỗ lực tìm kiếm nhưng vẫn chưa tìm thấy thi thể chị Lê Thị Thanh Huyền bị các đối tượng ném xuống sông Hồng...
Nếu xác chết trên là của chị Huyền, thì nó sẽ là bằng chứng quan trọng trong việc xét xử đúng tội đối với bác sĩ Nguyễn Mạnh Tường và đồng phạm Đào Quang Khánh.
Theo Đời sống Pháp luật
Mẹ chị Huyền: Đã nắm được tin tìm thấy thi thể nhưng... Bà Nguyễn Thị Hiền, mẹ đẻ của nạn nhân vụ thẩm mỹ viện Cát Tường cho biết, bà nắm được thông tin tìm thấy thi thể của chị Huyền. Sau đó, bà liên hệ với cơ quan chịu trách nhiệm giám định ADN. Tuy nhiên cơ quan này cho biết, sẽ có buổi làm việc với gia đình vào sáng nay (5.8) để...