Nhìn lại những cuộc đối đầu kinh điển AoE Việt – Trung trong quá khứ
Đại chiến AoE Việt – Trung luôn thu hút được rất nhiều sự quan tâm của cộng đồng hai nước.
Theo thông tin mới nhất mà chúng tôi nhận được, đoàn AoE Trung Quốc sẽ có mặt tại thủ đô Hà Nội sớm hơn 1 ngày so với dự kiến, cụ thể là vào khoảng 19 giờ thứ Ba ngày 10/11/2015.
Cuộc đại chiến AoE Việt – Trung lần 2 đã tới rất gần. Sau 4 năm, chúng ta lại có cơ hội đối đầu trực tiếp với người Trung Quốc tại một giải đấu tầm cỡ. Để hâm nóng không khí, chúng ta cùng điểm lại 5 cuộc đối đầu kinh điển giữa AoE Việt Nam và AoE Trung Quốc trong quá khứ nhé.
Đoàn AoE Trung Quốc đã trở lại nhưng có lợi hại như xưa?
ShenLong vùi dập huyền thoại AoE Việt Nam Long Thiếu Gia 9-0
Nếu là một game thủ AoE đời đầu, chắc hẳn bạn sẽ không thể không biết đến cái tên Long Thiếu Gia, anh từng là nhà vô địch tuyệt đối của AoE Việt Nam. Trong thời kỳ đỉnh cao của mình, Long Thiếu Gia không có đối thủ khi đánh đời 3, đặc biệt là các kèo đấu R Shang, R Assyrian.
Cộng đồng Việt còn ca ngợi Long Thiếu Gia bằng câu: “Đất Hà Thành Long Tranh Hổ Đấu, Long Thiếu Gia Cân Hết Anh Tài”.
Thế nhưng, bước ngoặt sự nghiệp AoE đỉnh cao của Long Thiếu Gia đến khi anh nhận lời thi đấu cùng một game thủ AoE Trung Quốc – ShenLong.
Ở thời điểm đó, chúng ta không biết nhiều thông tin về ShenLong, chỉ biết rằng đây là một cao thủ của nước bạn và có khả năng đánh cung R rất khủng. Trước khi trận đấu diễn ra, tất cả đều tin rằng tuy có khó khăn nhưng Long Thiếu Gia sẽ giành chiến thắng.
Mặc dù vậy, thực tế đã trái ngược hoàn toàn, Long Thiếu Gia vẫn thi đấu rất tự tin và chắc chắn, thế nhưng ShenLong còn xuất sắc gấp bội. Kết quả, nhất đại cao thủ AoE Việt Nam đã phải chịu một thất bại thảm hại với tỷ số 0-9 (0-3 Shang, 0-3 Assyrian, 0-3 Random). Ngay cả trong thể loại solo Random sở trường của Việt Nam, Long Thiếu Gia cũng không có được dù chỉ là 1 game thắng.
Nhất đại cao thủ AoE Trung Quốc – ShenLong.
Cú sốc này đã đánh gục hoàn toàn niềm kiêu hãnh của Long Thiếu Gia, sau đó ít lâu anh quyết định giải nghệ, từ bỏ Đế Chế. Tuy rằng sau này thi thoảng Long Thiếu Gia có xuất hiện trở lại nhưng vĩnh viễn không thể tìm lại được phong độ đỉnh cao của mình.
Còn ShenLong, có lẽ không cần nhắc nhiều nữa, game thủ AoE mạnh nhất Trung Quốc, vô đối ở tất cả các giải đấu trong nước khi đó. Vậy nên, việc Long Thiếu Gia thua ShenLong cũng chẳng có gì lạ.
AoE Việt Nam thắng Guild mạnh nhất Trung Quốc trong kèo đấu 4 vs 4 Shang
Trong lần hiếm hoi sang Trung Quốc du đấu (10/2011), AoE Việt Nam đã làm nên một chiến tích lẫy lừng, đánh bại Guild mạnh nhất nước bạn khi đó Kịch Tình Tế Nguyệt trong 1 game đấu 4 vs 4 Shang.
Ở thời điểm đó, Việt Nam gần như không có cửa trước AoE Trung Quốc trong tất cả các kèo đấu cung R, chưa kể thần đồng Chim Sẻ Đi Nắng, người đánh cung hay nhất Việt Nam vì một số lý do nên không sang Trung Quốc thi đấu được.
Guild Kịch Tình Tế Nguyệt trước khi đối đầu với tuyển Việt Nam đã có tới 6 chiến thắng liên tiếp, qua đó sớm giành chức vô địch giải đấu. Thế nhưng, điều mà không một ai ngờ tới, guild mạnh nhất Trung Quốc, guild có sự góp mặt của huyền thoại ShenLong đã phải vã mồ hôi trước tuyển AoE Việt.
Video đang HOT
Đoàn AoE Việt Nam sang Trung Quốc thi đấu.
Trong trận đấu đầu tiên, khi mà time line bên phía Trung Quốc đã đè rất mạnh, team Việt Nam chỉ còn lại duy nhất Linda là khỏe (đã bật 4 và lên được ngựa xọc đôi). Chắc hẳn ai nhìn vào thế trận đó cũng đã biết được Việt Nam cầm chắc phần thua. Tuy nhiên, sự cố đã xảy ra, ShenLong bất ngờ bị disconnect và trận đấu lập tức dừng lại.
Mặc dù tuyển Việt Nam đã chủ động nhận thua, tuy nhiên thật bất ngờ khi đội bạn đã xác nhận là hòa và đánh lại, một tinh thần vô cùng fair play của guild Kịch Tình Tế Nguyệt. Mặc dù vậy, trong trận đánh lại, chúng ta đã nhanh chóng thua khi ShenLong quá bá đạo. Tỷ số là 1-0 nghiêng về các game thủ Trung Quốc trong kèo 4 vs 4 Shang.
Bước sang trận đấu thứ hai, với tinh thần không còn gì để mất, các game thủ Việt đã có một trận đánh để đời. Trong khi cánh Dinosaur Tiểu Bạch Long hoàn thành nhiệm vụ cầm chân đối phương, thì cánh Linda Yugi còn làm được nhiều hơn thế. Liên tục nắm thế chủ động, nhà Yugi hầu như không bị bất cứ sự công phá nào của đối phương. Nhờ đó, khả năng phát triển tay to đã có đất dụng võ, ShenLong trong trận đấu này đã bị đánh tan tành và time line chỉ còn lại khoảng 15, 16.
ShenLong (màu cam) đã bị vùi dập không thương tiếc trong trận đấu này.
Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn cho thấy sự bá đạo của mình khi dần dần lấy lại thế trận. Nhưng việc bị mất đi quân át chủ bài là ShenLong đã khiến đội hình bên bạn trở nên rối loạn, họ không dám tấn công mà chỉ thủ trong nhà. Tận dụng cơ hội đó, Yugi nhanh chóng bật 4.
Lực khỏe, vàng nhiều, Yugi đã cùng lúc đánh kẹp cả cung C, xọc đôi và pháo to. Tuy nhiên, team Việt Nam cũng không dám đẩy cao đội hình tấn công ngay, thay vào đó các game thủ chọn giải pháp đánh chắc thắng chắc. Có vẻ như khi lên tới đời 4 thì lợi thế đã không còn thuộc về người Trung Quốc, họ quá mải mê với những loại quân gỗ mà quên mất một điều rằng, ở thời kỳ này thì vàng mới là yếu tố sống còn.
Cuộc loạn đả hỗn chiến của game thủ của cả hai bên.
Yugi, linda cũng như dinosaur rất thoải mái trong việc khai thác tài nguyên quý hiếm này. Và kết quả, đội quân thiện chiến bao gồm pháo to, pháo bẹt, xọc đôi, ngựa C đã đẩy lùi tất cả vật cản đường để mang lại trận thắng lịch sử, một chiến thắng kinh thiên động địa cho tuyển AoE Việt Nam trước guild mạnh nhất Trung Quốc – Kịch Tình Tế Nguyệt.
Các bạn sẽ hiểu được tầm vóc của chiến thắng này nếu như biết được rằng, trong các trận đấu thể thức 4 vs 4 Shang trước đó, dù đối thủ là ai thì chúng ta cũng chỉ đặt chỉ tiêu cầm cự càng lâu càng tốt mà thôi.
Chung Kết solo Random giải Lenovo 2011 (Chim Sẻ Đi Nắng 2 – 3 ShenLong)
Với sự trưởng thành vượt bậc về kĩ năng, cộng đồng Việt Nam khi đó rất hi vọng và tin tưởng vào chiến thắng của Chim Sẻ Đi Nắng trước ShenLong trong kèo đấu sở trường solo Random.
Hi vọng đó càng được củng cố khi CSĐN cầm quân tuyển Phonecian đối đầu với Choson của ShenLong game 1. Một kèo quá chênh lệch, và dù đã rất cố gắng liên tục đâm Y nhưng bất kể đơn vị quân nào của ShenLong sang nhà đều bị CSDN hù hết. Trận đấu kết thúc chóng vánh, tỷ số là 1-0 cho game thủ Việt.
Nhưng ngay sau đó, ShenLong đã cho thấy rằng mình là game thủ không dễ bắt nạt. Cầm Roma đối đầu với Minoan, sớm bị CSĐN đâm Y và bung nhà, ShenLong giữ dân cực tốt và liên tục quấy phá nhà đối thủ. Nhiều lúc những tưởng CSĐN đã đè timeline nhưng càng đánh thế trận càng nghiêng về game thủ Trung Quốc. Cuối cùng, dù lên được cung A nhưng CSĐN vẫn phải chấp nhận chịu thua. Và sau khi quan sát bản đồ, chúng ta thấy dân ShenLong làm việc ở khắp mọi nơi, tỷ số là 1-1.
Thậm chí, trận đấu tiếp theo CSĐN cầm Pal vs Yamato còn khó tin hơn nữa. Em lên đời trước đối thủ phải 2 phút (trong game), đánh chuẩn bài nhưng vẫn không tài nào thắng nổi. Nhiều người nhận định rằng em sai lầm ở việc chỉ đánh 1 BL và dâng nhà phù cũng như nhà cung. Nhưng ai có thể biết được ShenLong lên chậm, đối đầu với Lạc đà mà vẫn trâu chém và không cần thủ phù như vậy.
Trận đánh quá dị của ShenLong.
Trận đấu thứ 4, thật may mắn khi CSĐN vào Shang còn ShenLong cầm Egpt. Thế nhưng, một lần nữa ShenLong lại đánh cực tốt. Nhà anh rất xấu, rừng xa nhà nên dân sớm phải di chuyển nhiều. Mặc dù vậy, anh vẫn có được thế trận ngang ngửa với Shang giàu có, bài đẹp của CSĐN. Tuy nhiên, CSĐN cũng không phải tay vừa, chiến thuật Hỗn Mã của em một lần nữa mang về chiến thắng. Tỷ số được cân bằng 2-2.
ShenLong vẫn tỏ ra nhỉnh hơn CSĐN một chút.
Các cao thủ Việt đứng xem ShenLong thi đấu có cùng nhận xét rằng, trận CSĐN cầm Shang nếu không đánh Hỗn Mã thì gần như thua chắc, ShenLong đánh quá khủng khiếp.
Cả hai buộc phải bước vào trận chung kết định mệnh. Tất cả đều hồi hộp xem kèo thi đấu là gì? Nhưng thật đen đủi khi ShenLong cầm Hittile còn CSĐN cầm Carthaginian. Và dù cố gắng lên đời, dâng nhà K công pháo Lạc Đà. Nhưng ShenLong thủ nhà quá tốt và trâu cung.
CSĐN đã đánh rất chuẩn bài.
Đồng thời game thủ Trung Quốc vòng 1 R ra ngoài làm khổ những chú dân chưa có bánh xe của đối thủ. Và chỉ sau một thời gian ngắn, số lượng cung của ShenLong đã áp đảo hoàn toàn. Kết quả cuối cùng, ShenLong lên ngôi vô địch sau chiến thắng nghẹt thở 3-2 trước thần đồng AoE Việt CSĐN.
Nhưng ShenLong còn chuẩn hơn.
Theo Gamek
Những điểm đến huyền thoại của dân chơi game xứ Hà Thành trước đây
Vì nhiều lý do khác nhau, các địa điểm này giờ chỉ còn là những ký ức đẹp trong lòng mọi người mà thôi.
Có thể với cộng đồng game thủ eSports Hà Nội ngày nay, những cái tên như Tam Giác Bách Khoa, Nét Chùa, Net Việt... sẽ vô cùng xa lạ. Thế nhưng, ở thời kỳ đầu, khi game PC cũng như game PS mới xuất hiện tại Việt Nam, đó chính là những điểm đến nổi tiếng, nơi quy tụ hàng loạt các anh tài ở tất cả các thể loại game như Đế Chế, StarCraft, WarCraft, PES...
Vì nhiều lý do khác nhau, các tụ điểm huyền thoại này đã bị dẹp bỏ và dần dần rơi vào quên lãng. Thế nhưng, trong ký ức của những game thủ đời đầu, Tam Giác Bách Khoa, Nét Chùa hay Net Việt sẽ vẫn mãi là kỉ niệm đẹp không thể nào quên. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua một số thông tin về chúng nhé!
Tam Giác Bách Khoa
Vào những năm 2001-2005, khi được hỏi đâu là tụ điểm lớn nhất của dân chơi game Hà Thành thì chắc chắn câu trả lời sẽ là Khu Tam Giác Bách Khoa. Sở dĩ có tên gọi như vậy là bởi tụ điểm game này được xây dựng trên một mảnh đất hình tam giác, bên cạnh con sông Sét "thơ mộng" (sông Sét nay đã được bê tông hóa với hệ thống cống ngầm chảy phía dưới, còn bên trên chính là con đường Trần Đại Nghĩa hoành tráng ngày nay.
Để các bạn dễ hình dung hơn, khu Tam Giác Bách Khoa giờ chính là tòa nhà B1 bây giờ, đối diện KTX và siêu thị Minh Châu.
Ở thời kỳ hưng thịnh của mình, Tam Giác Bách Khoa tập trung rất nhiều quán game PC, quán net, quán PES... và tựa game được yêu thích nhất, nhiều người chơi nhất tại đây chính là Đế Chế (AoE). Chỉ cần đi ngang qua khu này, bạn sẽ được thưởng thức những tiếng leng keng của ngựa chém, tiếng uỳnh uỳnh của pháo cũng như tiếng thét bi thương khi nông dân phải nằm xuống. Đan xen với đó là những tiếng nổ giòn tan của khẩu 46 trong Haftlife.
Đế Chế là tựa game được yêu thích nhất tại khu Tam Giác Bách Khoa.
Thậm chí, theo ý kiến của nhiều "tiền bối" 8x, một khi đã là sinh viên Bách Khoa yêu thích game, không ai là không một lần tìm đến Tam Giác Bách Khoa để "thử lửa". Tại đây, ngoài việc chơi game giá rẻ, sinh viên còn được thưởng thức những bữa ăn "no đến tận bữa sau" với giá hết sức rẻ, chỉ vào khoảng 3.000đ đến 4.000đ. Thậm chí, chủ hàng khi đó cũng hết sức thoải mái khi sẵn sàng cho sinh viên "ghi nợ" mà chẳng lấy một đồng tiền lãi nào. Tất nhiên, việc cơm giá rẻ, cửa hàng lại được đặt trong tụ điểm game nên chất lượng cũng như khâu vệ sinh đều tệ.
Hình ảnh quen thuộc của những game thủ đời đầu.
Đến năm 2006, khu Tam Giác Bách Khoa đã bị giải tỏa với mục đích phục vụ cho kế hoạch xây dựng, cải tạo của trường Đại Học Bách Khoa. Mặc dù vậy, theo ý kiến của những tiền bối trước đây, sở dĩ Tam Giác Bách Khoa bị xóa sổ là bởi ngoài game ra nó tụ tập rất nhiều tệ nạn xã hội như Lô đề, cờ bạc, cá độ, cho vay cầm đồ... Các sinh viên khi bước vào đây rất khó tránh khỏi sa ngã, hư hỏng cả cuộc đời nên các nhà chức trách mới quyết định phải thẳng tay dẹp bỏ.
Thế nhưng, dù nói thế nào đi chăng nữa, Tam Giác Bác Khoa sẽ vẫn mãi là niềm tự hào, là biểu tượng và là ký ức đẹp trong lòng cộng đồng game Việt.
NetChùa
Sau thời Tam Giác Bách Khoa, cộng đồng game thủ Việt lại có thêm một tụ điểm "ăn chơi" khác cực kì nổi tiếng, đó chính là NetChùa. Đây là một Cyber Game đặt tài tầng 3 Trung tâm giải trí Hà Nội Starbowl được chính thức đưa vào hoạt động ngày 18/3/2006.
Mặc dù vậy, trái ngược với sự "dân dã, giản dị" của Tam Giác Bách Khoa, NetChùa được đầu tư rất lớn với dàn máy tính cấu hình cao Pentium 4 - 3.0 Ghz, Ram 1GMb, Video Card 256 (cực khủng vào thời điểm đó).
Ngoài ra, cách dịch vụ tại đây cũng tốt hơn nhiều lần so với Tam Giác Bách Khoa. Thế nhưng, giá thành chính là một trở ngại lớn đối với các sinh viên khi đến với NétChùa. Thành ra, Cyber Game này được đánh giá là phục vụ cho các người chơi có tiền, có nhu cầu chơi những game cấu hình cao hơn như Counter-Strike, FIFA, StarCraft, WarCraft III...
Sau Đế Chế, StarCraft là tựa game chiến thuật được yêu thích nhất tại Việt Nam.
Trong một thời gian dài, NetChùa liên tục được lựa chọn để tổ chức những giải đấu lớn tầm cỡ khu vực cũng như thế giới, tiêu biểu có thể kể đến là kì World Cyber Games 2006. Các anh tài StarCraft, WarCraft III, FIFA, Counter Strike thời bấy giờ cũng thường lựa chọn NetChùa làm địa điểm luyện tập.
NetChùa là nơi luyện tập của rất nhiều anh tài WarCraft III.
Thế nhưng, do vị trí không thuận lợi cũng như sự cạnh tranh gắt gao tới từ các phòng máy khác, cuối cùng NetChùa cũng đã phải đóng cửa. Mặc dù vậy, mô hình quán game chuyên nghiệp mà NetChùa áp dụng đã mở ra một kỉ nguyên mới để các phòng máy sau đó học tập theo.
Ngoài ra, chúng ta có thể kể đến một số tụ điểm ăn chơi khác của giới game thủ Hà Nội nay đã không còn như Net Việt Cyber Game (Hoàng Cầu), Cyzone 1 (Tây Sơn).
Theo Gamek
Phỏng vấn Tuấn Tiền Tỷ: AOE Việt Trung sẽ bắt đầu vào ngày 11/11 Và mới đây thì chúng tôi đã liên hệ được với bình luận viên Tuấn Tiền Tỉ để anh có thể chia sẻ 1 chút thông tin về giải đấu này. Như chúng ta đã biết thì sắp tới sẽ có giải đấu Việt-Trung, giải đấu lớn nhất trong cộng đồng AoE từ trước đến nay và nó đang nhận được rất nhiều...