Nhìn lại những biến tấu của cơm nguội và bánh tráng: Làm được cả trà sữa trân châu, viên chiên…
Sức sáng tạo của các bạn trẻ đúng là “không phải dạng vừa”. Chỉ với cơm nguội và bánh tráng mà có thể biến tấu ra quá trời món ngon.
Có thể nói, khoảng thời gian nghỉ dịch là lúc khả năng sáng tạo bếp núc của các bạn trẻ được khai phá hết mức. Không được la cà hàng quán như trước đây, đồ ăn ship đến nhà cũng rất khó khăn. Để “giải quyết” cơn thèm ăn vặt này, nhiều bạn trẻ đã tận dụng 2 nguyên liệu có sẵn tại nhà là cơm nguội và bánh tráng để biến tấu thành hàng tá món ăn vặt như pizza, snack, tokbokki, trà sữa trân châu,… Cứ ngỡ những biến tấu này sẽ không ăn nhập nhau nhưng khi thưởng thức thì lại ngon ngoài sức tưởng tượng, khiến dân tình phải thi nhau làm theo. Giờ thì hãy cùng nhìn lại xem có bao nhiêu món ngon được biến tấu từ cơm nguội và bánh tráng nhé!
CƠM NGUỘI
Với các bạn trẻ thì cá viên chiên là món ăn vặt không thể thiếu. Bởi món ăn này có giá thành tương đối rẻ, hương vị thơm ngon, có thể mang đi khắp nơi vừa ăn vừa trò chuyện. Trong thời gian giãn cách kéo dài, vì quá nhớ hương vị của cá viên nên các bạn trẻ đã phải dùng cơm nguội để làm cá viên.
Ảnh: @caphenytv, @kimlyldn, @phamtrang.2401
Nghe có vẻ phức tạp nhưng món ăn này chỉ cần 3 nguyên liệu chính là cơm nguội, bột năng và trứng gà. Bạn chỉ cần trộn cơm nguội với bột năng cùng 2 quả trứng gà, thêm ít hành lá hoặc cà rốt nếu thích, sau đó vo viên tròn vừa ăn, chiên ngập dầu với lửa nhỏ và ăn kèm với tương ớt là giống hệt như mua ngoài hàng.
Món cá viên chiên chỉ cần 3 nguyên liệu chính và khá dễ làm (Ảnh: @kimlyldn)
Tokbokki
Tokbokki phiên bản “real” vốn được làm từ bột gạo, nên phiên bản cơm nguội cũng cho ra hương vị giống đến 80%. Do vậy, món tokbokki cơm nguội chính là biến tấu ăn khách nhất trong thời gian nghỉ dịch.
Tokbokki từ cơm nguội có 2 phiên bản là tokbokki truyền thống và tokbokki chiên giòn (Ảnh: @goc.cua.hang, @np.hthu)
Tuy nhiên, cách làm tokbokki sẽ tốn nhiều thời gian hơn so với cá viên chiên. Nhưng bù lại, thành phẩm thì vô cùng ngon mắt, nhìn không khác gì đang đi ăn ở 1 quán Hàn Quốc. Đầu tiên, bạn phải nghiền hoặc xay nhuyễn phần cơm nguội. Sau đó cho thêm bột năng vào nhào đến khi bột không còn dính tay và cắt thành từng khúc nhỏ, mang đi luộc. Phần nước sốt chỉ cần trộn tương ớt, dầu hào, nước mắm, nước và đường là đã hoàn thành. Ngoài ra, bạn cũng có thể cho thêm các topping khác như xúc xích, trứng luộc, cải thảo để giống phiên bản “real” nhất.
Ảnh: @goc.cua.hang
Bột chiên trứng
Video đang HOT
Bên cạnh cá viên chiên, tokbokki thì bột chiên trứng thơm nức mũi cũng là món khiến nhiều bạn trẻ thèm thuồng và phải tận dụng cơm nguội có sẵn trong bếp để sáng tạo ra. Cách làm bột chiên cũng tương tự như tokbokki, bạn chỉ cần nghiền nhuyễn phần cơm nguội, cho thêm bột năng vào và nhào bột đến khi không dính tay. Sau đó cán bột đến độ dày vừa phải, cắt thành từng miếng vừa ăn và đem chiên vàng đều cả 2 mặt. Cuối cùng là đập vào 1 quả trứng, cho thêm hành lá, đu đủ sống bào sợi, rưới thêm nước tương pha ngọt nữa là “đúng bài”.
Ảnh: @bearvietnamofficial
Pizza
Nghe thì hơi bất khả thi bởi pizza là 1 món ăn cầu kì, đòi hỏi nhiều nguyên liệu và cách làm cũng khá phức tạp. Thế nhưng, vì không thể ngăn cản được cơn thèm, nhiều bạn trẻ đã “lăn” vào bếp để làm phiên bản pizza đơn giản nhất có thể trong mùa giãn cách.
Đế bánh pizza bằng cơm nguội cũng ngon không kém (Ảnh: @goc.cua.hang)
Đầu tiên, bạn cho cơm nguội, trứng gà cùng các loại gia vị vào tô và trộn thật đều hỗn hợp. Sau đó, bạn tán đều hỗn hợp ra chảo, chờ đến khi hỗn hợp phình lên thì lật úp và đợi cho vàng đều 2 mặt. Để giống nhất với bánh pizza của các cửa hàng bán, bạn có thể xếp xúc xích đều trên mặt bánh, cho thêm phô mai, tương ớt, mayonnaise vào tùy thích.
Ảnh: @goc.cua.hang
Nếu nhà đã hết các loại bánh để nhâm nhi mỗi tối thì bạn có thể bắt tay vào làm ngay món bánh quy mặn từ cơm nguội này. Mặc dù chỉ là 1 phiên bản kiểu khác nhưng xét về hương vị thì bánh quy cơm nguội không thua kém bất cứ loại bánh quy “xịn xò” nào. Để làm món bánh này, bạn cho cơm nguội, bột mì, trứng gà, gia vị lần lượt vào tô rồi trộn đều lên. Sau đó, bạn dùng màng thực phẩm bọc kín lại và ủ trong vòng 30 phút. Đến khi bột nở thì bắt đầu cán mỏng, cắt thành từng miếng vừa ăn, xiên vài lỗ ở giữa mỗi miếng bánh và chiên cho đến khi snack vàng giòn. Bạn cũng có thể rắc thêm bột ớt hoặc bột phô mai tuỳ theo khẩu vị.
Ảnh: @goc.cua.hang
BÁNH TRÁNG
Trà sữa trân châu
Không cần phải giới thiệu nhiều vì trà sữa trân châu từ lâu đã trở thành món uống được nhiều lứa tuổi yêu thích, đặc biệt là các bạn trẻ. Trong mùa giãn cách, để “giải quyết” cơn thèm, nhiều bạn trẻ đã tận dụng bánh tráng để làm ra những viên trân châu 1 cách siêu tốc. Cụ thể, bạn chỉ cần nhúng bánh tráng vào trong nước cho thật mềm, sau đó đặt trên dĩa hoặc thớt rồi cuộn lại thành những thanh dài, dùng kéo cắt thành từng viên nhỏ là đã xong. Ngoài ra, bạn cũng có thể nấu trân châu chung với đường đen để làm món sữa tươi trân châu đường đen.
Trân châu làm từ bánh tráng vừa nhanh lại siêu ngon (Ảnh: @tebefood)
Snack
Bên cạnh trà sữa trân châu thì bánh tráng còn biến tấu thành những phiên bản snack giòn rụm. Món ăn vặt này thích hợp cho mọi hoàn cảnh vì nguyên liệu hầu như nhà nào cũng có, chỉ cần 5 phút là đã có ngay món ăn vặt thơm ngon. Bạn có thể cắt nhỏ bánh tráng và mang đi chiên giòn, sau đó chấm với các loại sốt, hoặc lắc đều với bột phô mai. Thậm chí, nếu nhà có khoai lang tím, bạn cũng có thể tán nhuyễn khoai, kẹp giữa 2 miếng bánh tráng, mang đi chiên sẽ cho ra snack có nhân ăn cực kì “bánh cuốn”.
Ảnh: @caphenytv
Tokbokki
Không chỉ được làm từ cơm nguội mà tokbokki còn có thể làm từ bánh tráng. Đặc biệt hơn, tokbokki làm từ bánh tráng sẽ có độ dai và hương vị khá lạ miệng. Sau khi món ăn này được nhiều người thực hiện thì từ khoá “tokbokki bánh tráng Việt Nam” cũng nhận được lượt tìm kiếm đáng kể trên các trang mạng xã hội ở Hàn Quốc và được đông đảo người dân xứ sở kim chi chế biến thử.
Tokbokki truyền thống làm từ bánh tráng từng “gây sốt” thời gian dài (Ảnh: @haeatclean)
So với cơm nguội thì làm tokbokki làm từ bánh tráng sẽ nhanh gọn hơn. Bạn chỉ cần nhúng bánh tráng vào nước cho mềm, sau đó cuộn lại, cắt thành những thanh vừa ăn và cho vào phần nước sốt, thêm các topping tuỳ thích là có thể thưởng thức.
Ngoài ra, còn có phiên bản tokbokki phô mai cũng rất thơm ngon (Ảnh: @minn.cookie)
Thời gian giãn cách đã mang lại khó khăn về nhiều mặt, nhất là trong việc tìm nguyên liệu nấu ăn. Thế nhưng, các bạn trẻ đa tài đã tận dụng bánh tráng để làm phần vỏ của há cảo. Đầu tiên, bạn cần chuẩn bị phần nhân thịt tuỳ theo sở thích, sau đó chồng từ 2 – 3 lớp bánh tráng để tạo độ dày, nhúng vào nước đến khi mềm dẻo. Cuối cùng chỉ cần cho phần nhân vào giữa, tạo hình tuỳ ý và mang đi hấp chín.
Ảnh: @hungbabyngo
Món ngon cuối tuần: Sáng tạo với món há cảo làm bằng bánh tráng
Bánh tráng không chỉ là nguyên liệu trong các món ăn như chả giò, chả ram, bánh tráng trộn,... mà còn có thể được dùng để làm nên món há cảo vô cùng độc đáo.
Há cảo là món ăn truyền thống của người Trung Quốc. Nó bao gồm hai thành phần: Vỏ bánh và nhân bánh. Vỏ bánh thường được làm từ bột mì, bột há cảo, bột năng, còn nhân bánh thì khá đa dạng, làm từ các nguyên liệu như thịt, tôm, các loại rau, củ quả... Há cảo có thể được hấp hoặc chiên, đều rất ngon.
Cách làm há cảo không khó nhưng cần chút khéo léo ở khâu gói bánh, tránh bị bung, rách vỏ. Thông thường người ta sử dụng vỏ bánh làm sẵn để tiết kiệm thời gian nhồi bột, cán mỏng. Tuy nhiên nếu không mua được vỏ bánh làm sẵn bạn có thể sử dụng bánh tráng mà vẫn cho ra những chiếc há cảo đẹp mắt, ngon miệng.
Nguyên liệu:
-Bánh tráng: 200 gr
-Thịt heo xay: 300 gr
-Tôm tươi (đã bóc vỏ, bỏ chỉ đen): 200 gr
-Hành lá cắt nhỏ: 50 gr
-Gừng băm nhuyễn: 10 gr
-Tỏi băm nhuyễn: 5 gr
-Bột bắp: 1 muỗng cà phê
-Chanh: 1/4 quả
-Gia vị: Tương ớt, sa tế, muối, đường, hạt nêm, nước tương, dầu mè, giấm đỏ
Cách chế biến:
- Tôm rửa sơ qua nước muối pha loãng rồi rửa lại với nước sạch, để ráo, cắt hạt lựu.
- Cho vào tô các nguyên liệu gồm thịt heo xay, tôm, hành lá cắt nhỏ, gừng băm nhuyễn, tỏi băm nhuyễn cùng với gia vị gồm: 1 muỗng cà phê đường, 1/2 muỗng cà phê muối, 1/3 muỗng cà phê hạt nêm, 1 muỗng cà phê dầu mè và 1 muỗng cà phê bột bắp, trộn đều. Để hỗn hợp trong ngăn mát tủ lạnh khoảng 15 phút cho thấm.
- Đặt bánh tráng lên mặt phẳng sạch, thấm ít nước vào bánh tráng cho mềm. Lấy lượng nhân vừa phải và bắt đầu gói bánh. Bạn có thể gói bánh theo nhiều hình dạng khác nhau, tùy sở thích và độ khéo léo.
- Xịt hoặc quét dầu ăn vào xửng hay đĩa hấp trước khi xếp há cảo vào để tránh bị dính. Bóp chặt miệng miếng há cảo lần nữa trước khi hấp. Đậy kín nắp nồi, hấp trong khoảng 10-15 phút sẽ thấy vỏ bánh trong, phần tôm chín đỏ là được
- Pha nước chấm há cảo: Cho vào bát con 1 muỗng canh nước lọc, 1 muỗng canh nước tương, vắt 1/4 quả chanh, 1 muỗng cà phê tương ớt và 1/2 muỗng cà phê ớt sa tế, trộn đều. Ở bước này bạn có thể gia giảm các loại gia vị sao cho vừa miệng.
Thành phẩm:
Há cảo tôm thịt làm bằng bánh tráng có lớp vỏ bánh dai dai hoà cùng vị mềm ngọt tự nhiên của tôm và thịt heo xay, ăn kèm nước tương mặn cay đậm đà đảm bảo cả nhà đều thích.
Nhà có cơm nguội thì nên làm gì cho ngon: Chẳng lẽ cứ rang cơm mãi sao? Có rất nhiều món ăn ngon và hấp dẫn có thể chế biến từ cơm nguội như: cơm cháy, cơm nắm hay thậm chí là cháo.Cùng vào bếp làm ngay món này nhé, Cơm vốn là một món ăn không thể thiếu trong bữa cơm của người Việt chúng ta. Chắc hẳn chị em nào cũng từng gặp trường hợp lỡ nấu nhiều...