Nhìn lại những bí ẩn trong vụ Boeing 777 mất tích
Trong suốt 5 ngày tìm kiếm, hàng loạt dấu hiệu được cho là có liên quan đến chiếc máy bay Boeing 777-200 của Malaysia đã được phát hiện, tuy nhiên đến nay manh mối về chiếc máy bay này vẫn dừng ở con số 0.
Toàn cảnh vụ máy bay Malaysia mất tích bí ẩn
Vụ mất tích máy bay Boeing 777-200ER, số hiệu MH370 của Malaysia với 239 người vào rạng sáng 8/3 là sự kiện gây chấn động dư luận thế giới. Đây cũng là một trong những vụ mất tích máy bay bí ẩn nhất, với nhiều điều bất thường.
Tính đến chiều 12/3, theo thông tin từ Bộ GTVT Malaysia, đã có 42 tàu và 39 máy bay của 12 quốc gia tham hoạt động tìm kiếm.
Hàng loạt “dấu vết” ở Malaysia
Vào chiều tối 11/3, cả thế giới xôn xao trước bản tin của hãng Reuters cho hay, một quan chức Malaysia tin rằng đã lần ra dấu vết chiếc Boeing 777 bằng radar ở eo biển Malacca (bờ Tây Malaysia).
Thông tin này phù hợp với phỏng đoán trước đó cho rằng máy bay dường như đã quay lại trước khi mất tín hiệu.
Trước thông tin trên, phía Việt Nam đã yêu cầu Malaysia trả lời chính thức.
Tuy nhiên, trong ngày 12/3, chỉ huy không quân của Malaysia đã lên tiếng phủ nhận, cho rằng đó chỉ là tin đồn. Việt Nam và các quốc gia khác tiếp tục tìm kiếm.
Hy vọng tiếp tục lóe lên, khi đêm 11/3, một nhóm ngư dân Malaysia đã tìm thấy một xuồng cứu sinh có chữ “Boarding” trong tình trạng hư hại nặng nghi có liên quan đến chiếc máy bay mất tích ở gần eo biển Malacca.
Chiếc xuồng cứu sinh chưa kịp vớt đã bị chìm xuống biển
Tuy nhiên, không may khi lực lượng Thi hành Luật biển Malaysia có mặt để hỗ trợ đưa lên tàu thì chiếc xuồng này đã chìm xuống đáy biển.
Trong ngày 12/3, Malaysia đã nhận được hơn 9 báo cáo mới về việc có người đã nhìn thấy đèn hiệu và nghe thấy tiếng động cơ máy bay ở khu vực đông bắc Malaysia.
Theo báo cáo của 9 người này, chiếc máy bay đã được nhìn thấy vào khoảng từ 1h30 đến 1h45 sáng (giờ địa phương) ngày 8/3.
Video đang HOT
Trong một diễn biến khác, có tới 19 người đã ký vào một bản xác nhận rằng điện thoại của người thân họ trên chuyến bay MH370 vẫn đổ chuông nhưng không có ai trả lời.
Lý giải về điều này, chuyên gia phân tích mạng Jeff Kagan đã lên tiếng giải thích rằng, điều này hoàn toàn có thể xảy ra. Đơn giản khi đó mạng lưới chỉ đang gửi một tín hiệu đến điện thoại để cho biết hệ thống đang tìm kiếm. Vì vậy không thể coi đây là bằng chứng.
Tìm thấy nhiều vệt dầu loang, cột khói
Khoảng 16h26 ngày 8/3, máy bay AN26 của Việt Nam đã phát hiện trên vùng biển có dấu hiệu nghi là vệt dầu dài 20km, tọa độ 7,55 độ vĩ Bắc, 103,1852 độ kinh Đông. Vệt dầu nằm trong vùng biển do Việt Nam quản lý không lưu.
Sau đó, máy bay AN26 tiếp tục phát hiện một cột khói bốc lên từ biển.
Đến 17h20 ngày 8/3, máy bay AN26 tìm thấy dấu hiệu nghi là vệt dầu thứ hai, cách mũi Cà Mau khoảng 250km.
Vệt dầu loang kéo dài trên biển được xác định không phải từ chiếc máy bay mất tích
Đến sáng 9/3, vệt dầu này được ghi nhận đã loang rộng, kéo dài khoảng 80km, trên vùng biển cách mũi Cà Mau khoảng 250km và cách nơi máy bay Malaysia bắt đầu mất tín hiệu khoảng 100km.
Việc phát hiện vệt dầu được thông báo cho phía tìm kiếm cứu nạn Singapore và Malaysia triển khai xác minh.
Ngày 10/3, giới chức Malaysia xác nhận, kết quả phân tích vệt dầu loang chỉ là loại dầu từ các tàu thủy, không phải nhiên liệu máy bay.
Mảnh nghi đuôi máy bay… chỉ là khúc gỗ
Trong 2 ngày 9 và 10/3, nhiều tàu và máy bay cứu hộ đã nhìn thấy hoặc thu được những mảnh vỡ trên vùng biển nghi vấn. Trong đó một vật được trông thấy từ máy bay giống như phần đuôi của một chiếc máy bay.
Tuy nhiên khi các tàu cứu hộ vội vã tiến tới tọa độ được thông báo, thứ họ tìm thấy chỉ là những khúc gỗ tròn được buộc lại với nhau.
Liên tiếp phát hiện “vật thể lạ”
Lúc 14h40 ngày 9/3, Sở Chỉ huy tìm kiếm cứu nạn hàng không nhận được thông tin từ phía Singapore, cho biết máy bay tìm kiếm của nước này phát hiện vật thể khả nghi trôi trên biển tại tọa độ 08 độ 21″36′ E – 103 độ 13″30N, cách đảo Thổ Chu 100km về phía Nam Tây Nam.
Ngay lập tức, thủy phi cơ DHC6 từ Cam Ranh, máy bay AN 26 từ Tân Sơn Nhất và tàu cảnh sát biển 2003 (CSB 2003) được cử ra xác minh.
Đến 15h45 cùng ngày, Ông Jacky Ly Thang, trưởng phòng hợp tác Quốc phòng Đại sứ quán Mỹ đã đến Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn Việt Nam thông báo: lực lượng tìm kiếm của Mỹ xác minh vật thể khả nghi do máy bay Singapore phát hiện không liên quan đến máy bay mất tích.
Vật thể lạ màu trắng trên biển chỉ là một miếng xốp
Lúc 10h53 ngày 11/3, máy bay Casa 8981 của Việt Nam phát hiện vật thể lạ có chiều dài khoảng 3m ở tọa độ 7 độ 59′17″-103độ 103′44′05″ cách đảo Thổ Chu khoảng 80 hải lý.
Tuy nhiên đến chiều cùng ngày, quá trình tìm kiếm xác định vật thể lạ nói trên chỉ là một miếng xốp.
Cũng trong ngày 11/3, Malaysia thông báo cho phía Việt Nam về vật thể lạ được cung cấp từ vệ tinh của Mỹ (nằm trong khu vực do Campuchia quản lý).
Tuy nhiên sau đó, Thiếu tướng Đỗ Minh Tuấn, Phó tư lệnh Quân chủng Phòng không-Không quân khẳng định, vật thể này không phải rơi ra từ chiếc máy bay mất tích của Malaysia.
Ngoài ra, trong quá trình tìm kiếm, một máy bay của Vietnam Airlines bay qua khu vực Huế cũng đã nhận được một tín hiệu SOS, tại vị trí lệch về phía Bắc sân bay Phú Bài. Sau đó thông tin được thông báo tới các máy bay qua khu vực.
Tuy nhiên, các máy bay sau đó qua khu vực này đã không tiếp nhận thêm được tín hiệu nào.
Đ.Tâm (tổng hợp)
Theo_VietNamNet
Đề phòng "chạy" để được luân chuyển
Chúng ta cũng phải đề phòng "chạy" để được luân chuyển, nhất là sắp đến Đại hội Đảng có liên quan đến nhân sự cấp ủy vì thế phải "chạy" để lọt vào danh sách.
LTS: Thực hiện chủ trương luân chuyển cán bộ, Bộ Chính trị, Ban Bí thư vừa có quyết định luân chuyển đợt một gồm 44 nhân sự. Trong đó có 25 nhân sự giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy, 19 nhân sự giữ chức Phó Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố. Tuần Việt Nam xin giới thiệu bài viết của ông Nguyễn Đình Hương (nguyên Phó trưởng Ban Tổ chức Trung ương) xung quanh vấn đề nêu trên.
Luân chuyển cán bộ là một chủ trương đúng, phù hợp với quy luật phát triển của cán bộ trước đây cũng như trong thời kỳ đổi mới. Từ trước Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (năm 1986), Đảng đã có chủ trương điều cán bộ từ cơ quan trung ương về nhận vai trò lãnh đạo chủ chốt ở địa phương. Và ngược lại, điều cán bộ giữ chức vụ lãnh đạo các tỉnh, thành lớn về nhận công tác tại cơ quan Trung ương.
Ông Nguyễn Đình Hương. Ảnh: Lê Anh Dũng
Tôi còn nhớ Đại hội Đảng lần thứ IX (năm 2001) có chủ trương luân chuyển cán bộ để tạo nguồn cho nhân sự Ban chấp hành Trung ương khóa X, theo đó điều động 18 cán bộ từ Trung ương xuống giữ chức phó bí thư các tỉnh. Và đến đại hội X (năm 2006), nhiều cán bộ luân chuyển đã được giới thiệu bầu vào Ban chấp hành Trung ương.
Chủ trương luân chuyển cán bộ có tác dụng làm cho người lãnh đạo được thử thách trong thực tế công việc, đồng thời giúp cán bộ có sự hiểu biết toàn diện hơn. Cán bộ phụ trách một ngành ở Trung ương thì kiến thức thường chỉ chuyên sâu một vài việc, còn khi đưa xuống tham gia cấp ủy địa phương qua thực tiễn sẽ có sự hiểu biết nhiều lĩnh vực hơn.
Trong thực tế công tác điều động và luân chuyển cán bộ lãnh đạo có trường hợp không thành công, song cũng nhiều trường hợp thành công. Như trước đây một số cán bộ khi điều từ cơ quan Trung ương về TP Hà Nội và TP.HCM, sau khi được sự tín nhiệm bầu làm Bí thư và được Đại hội Đảng các khóa bầu vào Bộ Chính trị, có những đồng chí đã được giữ chức vụ lãnh đạo chủ chốt của Đảng và Nhà nước.
Từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV (năm 1976), công tác luân chuyển cán bộ là một trong những kênh quan trọng để tạo nguồn cho cán bộ cấp chiến lược sau này. Cụ thể như việc điều một số cán bộ có triển vọng về giữ các chức vụ lãnh đạo chủ chốt ở hai thành phố lớn, qua thử thách thấy được tài năng và sự tín nhiệm trong Đảng bộ, trong nhân dân để chuẩn bị đưa vào danh sách cán bộ dự bị cho các chức danh lãnh đạo chủ chốt của Đảng và Nhà nước. Trong bài phát biểu của cố Tổng bí thư Lê Duẩn về công tác cán bộ, có một ý mà tôi nhớ mãi: "Đức tài là sợi chỉ đỏ xuyên suốt, lấy hiệu quả công việc làm thước đo đánh giá đức tài của cán bộ".
Chúng ta cũng phải đề phòng "chạy" để được luân chuyển. Ảnh minh họa
Tuy nhiên, trong công tác điều động luân chuyển cán bộ cũng không phải tất cả đều đạt kết quả như mong muốn. Trong dân gian lưu truyền câu nói: Tiến về bộ, thoái về ban. Có cán bộ chủ trì một địa phương, uy tín đã giảm sút lại điều về giữ chức phó ban Đảng. Luân chuyển cũng có trường hợp chỉ để "tráng men", nghĩa là chỉ để được coi như đã kinh qua công tác địa phương.
Trong dân gian lưu truyền câu nói: Tiến về bộ, thoái về ban. Có cán bộ chủ trì một địa phương, uy tín đã giảm sút lại điều về giữ chức phó ban Đảng. Luân chuyển cũng có trường hợp chỉ để "tráng men", nghĩa là chỉ để được coi như đã kinh qua công tác địa phương.
Các cơ quan có trách nhiệm nên tổng kết rút kinh nghiệm về công tác luân chuyển cán bộ ở một số nhiệm kỳ gần đây, xem cái gì tốt, cái gì chưa tốt. Qua kiểm nghiệm thực tế cho thấy đây là chủ trương đúng, việc luân chuyển góp phần quan trọng tạo điều kiện giúp cho cán bộ có sự hiểu biết toàn diện và tiếp cận với thực tiễn một cách chân thực và nhạy bén.
Đảng ta trong nhiều văn kiện đã khẳng định trách nhiệm người đứng đầu. Vì vậy công tác luân chuyển nhân sự về một địa phương hoặc lên cơ quan trung ương nơi đang gặp nhiều khó khăn, bức xúc, nếu phân công nhân sự đó giữ trách nhiệm chủ trì thì sau 3 năm luân chuyển dễ thấy được hiệu quả công việc hơn. Nếu chỉ giữ vị trí cấp phó ở nơi công việc chung chung thì quả thực khó có khả năng đánh giá đã làm được việc gì giúp địa phương, để lại dấu ấn gì trong nhân dân sau thời gian luân chuyển.
Khâu rất quan trọng là khâu tuyển chọn cán bộ đưa đi luân chuyển. Làm tốt khâu này sẽ tránh được những sai sót đáng tiếc, ví dụ như không hợp nhau nên quyết định cho đi luân chuyển để sau này bố trí công tác nơi khác. Văn kiện Đại hội XI (năm 2011) của Đảng ta đã nêu "tình trạng chạy chức, chạy quyền, chạy tội, chạy bằng cấp, huân chương chưa được khắc phục".
Như vậy, chúng ta cũng phải đề phòng "chạy" để được luân chuyển, nhất là sắp đến Đại hội Đảng có liên quan đến nhân sự cấp ủy vì thế phải "chạy" để lọt vào danh sách cán bộ luân chuyển. Không loại trừ trong đó có thành phần "4C" không đủ tiêu chuẩn. Các cơ quan giúp cấp ủy tuyển chọn cán bộ luân chuyển phải thật khách quan vô tư thì mới tuyển chọn được cán bộ đủ tiêu chuẩn luân chuyển.
Một khâu quan trọng nữa là đánh giá cán bộ sau thời gian luân chuyển.Thông thường cán bộ sau 3 năm được điều luân chuyển về giữ chức phó bí thư phụ trách công tác xây dựng Đảng đã giúp đảng bộ địa phương làm được vấn đề gì, đem lại hiệu quả thiết thực và được tập thể cấp ủy đánh giá là tốt hay không? Vì trong thực tế, nhiều cán bộ được luân chuyển về địa phương đã có đóng góp thực sự để lại dấu ấn. Nhưng ngược lại cũng có cán bộ qua 3 năm luân chuyển về tham gia lãnh đạo trong cấp ủy địa phương, chỉ giữ cho không để xảy ra khuyết điểm gì phải chê trách, còn hỏi có đóng góp được gì thì khó nói...
Theo tôi, không thể có 100% cán bộ luân chuyển đều đạt kết quả như mong muốn, nếu chỉ đạt 80% cán bộ luân chuyển phát huy được hiệu quả cũng đã là tốt lắm rồi. Tôi rất tin nhiệm kỳ của Đại hội Đảng XI, công tác cán bộ nói chung và công tác luân chuyển cán bộ về tăng cường cho các địa phương sẽ đem lại kết quả góp phần chuẩn bị nhân sự cho Đại hội XII, tăng thêm số cán bộ trẻ tạo nguồn cho các nhiệm kỳ sau.
Theo_VietNamNet
4 bộ trưởng, trưởng ngành sẽ trả lời chất vấn Văn phòng Quốc hội cho biết theo lịch trình, phiên chất vấn của Quốc hội sẽ diễn ra từ chiều 12/6 đến hết ngày 14/6. Quang cảnh Quốc hội tiến hành lấy phiếu tín nhiệm. (Ảnh: An Đăng/TTXVN) Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và 4 vị bộ trưởng, trưởng ngành sẽ trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc...