Nhìn lại năm 2016 qua những bức ảnh
Từ những biến động chính trị cho tới các thảm họa thiên nhiên và chủ nghĩa khủng bố, những bức ảnh báo chí đã nói lên diện mạo tổng quát của thế giới trong năm qua.
Theo báo New York Times, năm 2016 là một năm có rất nhiều biến động. Từ chuyện tỉ phú Donald Trump bất ngờ đắc cử Tổng thống Mỹ, chuyện người Anh lựa chọn rời khỏi Liên minh châu Âu (EU), tới chuyện Tổng thống Philippines gây sốc với chiến dịch loại trừ tội phạm ma túy, và những thay đổi khó lường của tình trạng biến đổi khí hậu…
Có một bài học rất rõ ràng: Những biến động về kinh tế và văn hóa luôn gây ra những hậu quả. Và nhiều chuyên gia kinh tế vẫn khẳng định rằng tự do thương mại và toàn cầu hóa sẽ là những xu hướng không thể ngăn cản.
Chúng ta sẽ cùng nhìn lại những dấu ấn đáng chú ý trong năm 2016 thông qua các bức ảnh báo chí dưới đây.
Ngày 5-1-2016, tổng thống Barack Obama không cầm được nước mắt khi lên án tình trạng bạo lực súng đạn ở Mỹ – Ảnh: New York Time
Chị Germana Soares, 24 tuổi bên cậu con trai 2 tháng tuổi Guilherme bị chứng bệnh đầu nhỏ. Brazil đã hứng chịu dịch virút Zika do muỗi truyền bùng phát mạnh – Ảnh: New York Times
Một chiến binh chống chính phủ trong khu vực do lực lượng nổi dậy kiểm soát ở ngoại ô của thủ đô Damascus, Syria. Chiến tranh đã kéo dài tại quốc gia này trong gần 6 năm trời – Ảnh: AFP
Chiếc ghế của thẩm phán Antonin Scalia được phủ vải đen tại Tòa án tối cao của Mỹ sau khi ông qua đời ngày 13-2-2016 – Ảnh: New York Times
Một chuyến tàu chở người di cư khởi hành từ Hi Lạp. Thỏa thuận được ký kết hồi tháng 3 năm nay giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Liên minh châu Âu (EU) đã giúp ngăn chặn bớt làn sóng di cư đổ vào châu Âu – Ảnh: Reuters
Một người đàn ông gầy giơ xương vì đói ăn trong khu trại tị nạn. Kể từ cuối 2013, Nam Sudan trải qua một cuộc nội chiến với rất nhiều vụ cưỡng hiếp tập thể, thảm sát dân thường và không kể hết số người phải bỏ xứ ra đi – Ảnh: New York Times
Từ trái qua: Thượng nghị sĩ Marco Rubio, tỉ phú Donald Trump, thượng nghị sĩ Ted Cruz và thống đốc bang Ohio, John Kasich tại một cuộc tranh luận trực tiếp giữa các ứng viên tổng thống đảng Cộng hòa ngày 3-3-2016. Sau đó chỉ còn mỗi ông Trump giành chiến thắng – Ảnh: New York Times
Video đang HOT
Thực phẩm được phân phát tại một trại tị nạn. Việc đóng cửa tuyến đường chính tới Đức khiến hơn 40.000 người di cư bị mắc kẹt tại Hi Lạp – Ảnh: EPA
“Tôi không muốn đất của tôi bị biển lấy mất”, bà Tabwena Kaokatekai ở Bắc Tarawa đã trồng những cây đước nhằm ngăn chặn tình trạng xói mòn bờ biển. Biến đổi khí hậu và nước biển dâng đang đe dọa tới sự tồn tại của quốc đảo Kiribati – Ảnh: New York Times
Cảnh tượng kinh hoàng sau các vụ nổ bom ở sân bay Brussels của Bỉ ngày 22-3-2016. Tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tuyên bố nhận trách nhiệm trong vụ tấn công đã khiến 15 người thiệt mạng cùng 2 kẻ đánh bom liều chết – Ảnh: AP
Tổng thống Brazil Dilma Rousseff tại văn phòng làm việc. Dù tranh đấu đến phút cuối, bà vẫn bị buộc tội vào cuối tháng 8 và phải rời bỏ quyền lực – Ảnh: New York Times
Người dân được sơ tán khỏi một tòa nhà sau khi các đợt bom không kích đánh vào khu vực do lực lượng nổi dậy kiểm soát ở Aleppo, Syria ngày 23-4-2016. Một thỏa thuận ngừng bắn tại Syria đã sụp đổ vào cuối tháng tư năm nay – Ảnh: AFP
Ông Felix Condori, thị trưởng của vùng Llapallapani và từng là một ngư dân, đứng ở nơi từng một thời là cái hồ lớn thứ hai của Bolivia – Ảnh: New York Times
Người dân thương tiếc tiễn biện chiếc xe chở thi hài huyền thoại đấm bốc Muhammad Ali tới nghĩa trang Cave Hill tại quê nhà của ông ở Louisville – Ảnh: Reuters
Những người tuần hành kêu gọi người dân Anh bỏ phiếu ủng hộ việc rời khỏi EU – Ảnh: New York Times
Một khu tưởng niệm nạn nhân bị sát hại trong vụ tấn công khủng bố ở hộp đêm Pulse tại Orlando, Florida. Đây là vụ xả súng đẫm máu nhất trong lịch sử nước Mỹ – Ảnh: New York Times
Một khu trại tại Khaldiya, Iraq dành cho những người phải rời bỏ nhà cửa do chiến tranh ở Iraq. Hàng chục ngàn dân thường đã phải di tản do các cuộc chiến của quân đội chính phủ giành lại những phần lãnh thổ bị IS chiếm đóng – Ảnh: New York Times
Quân trang và vũ khí bị bỏ lại sau cuộc đảo chính bất thành chống lại tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan tại Istanbul ngày 16-7-2016 – Ảnh: Getty Images
Khu tưởng niệm có hình một em bé bị sát hại trong vụ tấn công bằng xe tải vào ngày Quốc khánh Pháp tại thành phố Nice ngày 14-7-2016 – Ảnh: New York Times
Em bé 5 tuổi Omran Daqneesh được cứu sống khỏi một vụ không kích nhưng trên thân thể em đầy bụi và vết máu. Hình ảnh đau thương của em bé Syria này đã lập tức khiến dư luận toàn thế giới bàng hoàng về thực trạng khốc liệt tại Syria – Ảnh: Mahmoud Raslan/Aleppo Media Center
Những người di cư, hầu hết là từ Eritrea, đã nhảy xuống nước khi được cứu sống. Các tổ chức phi chính phủ và tàu hải quân Ý đã cứu được khoảng 3.000 người trong ngày 29-8-2016 ở ngoài khơi Sabratha, Libya – Ảnh: AP
Một nhân viên cứu hộ đi giữa đống đổ nát sau trận động đất xảy ra tại vùng Amatrice, Ý vào ngày 1-9-2016 làm gần 300 người thiệt mạng – Ảnh: EPA
Jimji, em bé 6 tuổi gào khóc gọi “Cha ơi!” khi những người khác đang chuẩn bị đưa thi thể cha em đi mai táng. Cha của Jimji đã chết trong chiến dịch loại bỏ tội phạm ma túy gây tranh cãi của tổng thống Philippines Rodrigo Duterte – Ảnh: New York Times
Một người đàn ông buồn bã khi bà Hillary Clinton thất bại trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ – Ảnh: New York Times
Tổng thống Barack Obama tiếp Tổng thống đắc cử Donald Trump tại phòng Bầu dục của Nhà Trắng – Ảnh: New York Times
Người dân tụ tập bên ngoài tòa nhà Trump Tower ở New York để phản đối việc ông Trump đắc cử – Ảnh: AFP
Một cậu bé bên thi thể người cha bị IS sát hại ở một bệnh viện dã chiến gần thành phố Mosul của Iraq ngày 23-11-2016 – Ảnh: New York Times
Một cửa hiệu hớt tóc treo ảnh cựu chủ tịch Cuba Fidel Castro, người đã lãnh đạo Cuba gần nửa thế kỷ. Ông Fidel từ trần ngày 25-11 ở tuổi 90 – Ảnh: New York Times
Một tay súng đã ám sát đại sứ Nga tại Thổ Nhĩ Kỳ, ông Andrey G. Karlov, tại một buổi triển lãm nghệ thuật tại Ankara, Thổ Nhĩ Kỳ ngày 19-12-2016 – Ảnh: AP
(Theo Tuổi Trẻ)
Obama tin có thể tái đắc cử lần ba, Trump bác bỏ
Tổng thống Mỹ sắp mãn nhiệm Barack Obama tin ông có thể chiến thắng nếu được tranh cử lần ba, tuy nhiên tổng thống đắc cử Donald Trump bác bỏ điều này.
Ông Obama và ông Trump lần đầu chỉ trích lẫn nhau sau cuộc gặp thân thiện ở Nhà Trắng. Ảnh: US Weekly
Lập luận rằng người dân Mỹ vẫn ủng hộ tầm nhìn của mình về những thay đổi tích cực cho nước Mỹ, ông Obama hôm nay khẳng định ông có thể giành chiến thắng trong cuộc chạy đua năm nay nếu được phép tham gia, CNN đưa tin.
"Tôi tự tin về điều này vì tôi tin rằng nếu được tranh cử một lần nữa, tôi có thể huy động phần lớn người dân Mỹ ủng hộ mình", ông Obama nói trong một cuộc phỏng vấn.
Ông chủ Nhà Trắng cho hay ông biết mình được ủng hộ qua các cuộc trò chuyện với người dân ở khắp đất nước, thậm chí cả những người không đồng tình, họ đều có thể nói rằng tầm nhìn mà ông đưa ra là "đúng đắn".
Tổng thống Mỹ đương nhiệm cũng ám chỉ rằng chiến dịch tranh cử của bà Hillary Clinton đã không đưa ra lập luận đủ mạnh hướng tới người dân, những người chưa cảm nhận được lợi ích của sự phục hồi kinh tế.
Ngay sau đó tổng thống đắc cử Trump đã phản ứng trước phát ngôn của ông Obama.
"Tổng thống Obama nói ông nghĩ mình có thể giành chiến thắng trước tôi. Ông nói thế nhưng tôi nói 'Không Đời Nào!'. Còn các vấn đề như mất việc làm, IS, Obamacare...", ông Trump viết trên Twitter.
Khánh Lynh
Theo VNE
Đảng viên Cộng hòa yêu cầu Trump bỏ tù bà Hillary Clinton Các chính trị gia Đảng Cộng hòa sẽ bàn giao một bản kiến nghị đến tân Tổng thống Donald Trump, yêu cầu tiếp tục điều tra hình sự đối với bà Hillary Clinton. Bà Hillary Clinton. Một trong những tác giả của bản kiến nghị là chính trị gia bảo thủ Roger Stone cho rằng, cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã "vi...