Nhìn lại một năm rưỡi trên ghế Tổng TTCP của ông Phan Văn Sáu
Tại vị trong thời gian ngắn, chỉ khoảng một năm rưỡi, Tổng Thanh tra Chính phủ (TTCP) Phan Văn Sáu đã để lại một số dấu ấn đậm nét so với các vị tiền nhiệm, dù không có nhiều phát ngôn đáng chú ý.
Nhậm chức vào tháng 4.2016 khi đang giữ cương vị Phó ban Kinh tế T.Ư (trước đó nữa là Bí thư An Giang), Tổng TTCP Phan Văn Sáu (sinh năm 1959 tại xã Long Thuận, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp) đã nhấn mạnh trong lễ nhậm chức: “Tôi thấy đây là niềm vinh dự to lớn, cũng là nhiệm vụ nặng nề buộc tôi phải cố gắng nhiều hơn nữa cùng các đồng chí gánh vác nhiệm vụ quan trọng mà Đảng, Quốc hội và Chính phủ giao phó”.
Sau một năm rưỡi tại vị Tổng TTCP, ông Phan Văn Sáu vì lý do “ sức khỏe và gia đình” đã được Bộ Chính trị đồng ý cho chuyển về làm Bí thư Sóc Trăng thay ông Nguyễn Văn Thể, người từng có thời gian giữ chức Thứ trưởng Bộ GTVT (từ năm 2013 – 2015). Trong một diễn biến khác, ông Trương Công Nghĩa cũng đã được Thủ tướng đề nghị miễn nhiệm chức danh Bộ trưởng Bộ GTVT sau khi ông này được Trung ương điều vào làm Bí thư Thành ủy Đà Nẵng. (Ảnh: I.T)
Ông Phan Văn Sáu hứa cùng các Phó Tổng Thanh tra và toàn thể cán bộ, công chức, viên chức cơ quan TTCP phát huy truyền thống tốt đẹp của ngành, thành tích quan trọng của các vị tiền nhiệm ngành Thanh tra để lại.
“Bản thân sẽ cố gắng học tập, trau dồi về mặt chuyên môn cũng như đạo đức cùng các đồng chí lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức của ngành quyết tâm đoàn kết, thống nhất, năng động, sáng tạo, đổi mới, kỷ cương, dân chủ, phát huy truyền thống để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của ngành được giao góp phần vào sự phát triển chung của đất nước”, tân Tổng TTCP khi đó khẳng định.
Cơ quan TTCP trước khi ông Phan Văn Sáu tiếp quản phải đối mặt với nhiều thách thức, đặc biệt là khi hai người tiền nhiệm là ông Trần Văn Truyền và Huỳnh Phong Tranh đều vấp phải những vấn đề lùm xùm.
Đặc biệt, nguyên Tổng TTCP Trần Văn Truyền còn phải chịu án phạt kiểm điểm của tổ chức Đảng do có những sai phạm trong kiểm kê tài sản và vấn đề nhà đất.
Với nguyên Tổng TTCP Huỳnh Phong Tranh, Bộ Nội vụ đầu năm 2017 có kết luận chỉ ra ông này đã ký quyết định bổ nhiệm 6 trường hợp sai quy định trong giai đoạn ông chuẩn bị nghỉ hưu.
Vừa ngồi lên ghế nóng Tổng TTCP, trong năm đầu tiên, nguyên Phó ban Kinh tế T.Ư Phan Văn Sáu đã cho toàn ngành Thanh tra triển khai với gần 6.600 cuộc thanh tra hành chính và 250.000 cuộc thanh tra chuyên ngành.
Riêng năm 2017, TTCP đảm nhiệm nhiều cuộc thanh tra quy mô lớn, đặc biệt là trách nhiệm phối hợp với Ngân hàng Nhà nước thanh tra hoạt động tín dụng và đầu tư tài chính tại các tổ chức tài chính, ngân hàng thương mại có tỷ lệ nợ xấu lớn, có nguy cơ mất vốn, tài sản.
Các cuộc thanh tra tại Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và các đơn vị liên quan trong việc quản lý, sử dụng đất đai, tập trung việc chuyển đổi sử dụng đất từ đất quốc phòng, an ninh sang mục đích khác ở Hà Nội, TP.HCM, Cần Thơ, Đà Nẵng, Khánh Hoà… cũng được tiến hành.
Video đang HOT
Chỉ tại vị trong một thời gian khá ngắn, tuy nhiên Tổng TTCP Phan Văn Sáu đã để lại một số dấu ấn với nhiều cuộc thanh tra ở quy mô lớn. (Ảnh: Thanhtra.gov.vn)
Ngoài ra, TTCP liên tục được giao những “điểm nóng” như dự án trên bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng), nghi vấn nhập lậu thuốc chữa ung thư tại VN Pharma, quá trình cổ phần hoá Hãng Phim truyện Việt Nam, “biệt phủ” của giám đốc sở ở Yên Bái…
Trong năm 2016, TTCP trực tiếp tiến hành nhiều cuộc thanh tra lớn như thanh tra Tổng công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí (PVC) – nơi ông Trịnh Xuân Thanh từng làm Tổng giám đốc, Chủ tịch HĐQT và để xảy ra nhiều sai phạm, thua lỗ hơn 3.200 tỷ đồng.
Cùng năm, TTCP kết luận thanh tra việc đầu tư các dự án Nhiên liệu sinh học có vốn góp của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và các đơn vị thành viên; việc đầu tư xây dựng dự án Nhà máy sản xuất xơ sợi Polyester Đình Vũ.. Riêng với dự án Đình Vũ, cơ quan thanh tra nêu dự án lỗ hơn 1.400 tỷ đồng.
Trong cuộc làm việc với Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hồi tháng 4.2017, ông Phan Văn Sáu đề nghị cơ quan này “có ý kiến” để sửa đổi, bổ sung Luật Thanh tra, giúp nâng cao vai trò, vị thế, hiệu quả hoạt động của ngành.
Gần đây nhất, tại cuộc họp giao ban công tác chiều 15.8.2017, Tổng TTCP Phan Văn Sáu yêu cầu các cục, vụ, đơn vị chú ý chấn chỉnh vấn đề phát ngôn làm lộ lọt thông tin nội bộ của một số cán bộ trong cơ quan.
Đến đầu kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XIV diễn ra vào 10.2017, thông tin từ Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, ông Phan Văn Sáu đã có đơn gửi Bộ Chính trị xin thôi giữ chức Tổng TTCP với lý do sức khỏe và gia đình. Ngay sau đó, Bộ Chính trị đồng ý để ông Phan Văn Sáu chuyển về làm Bí thư Sóc Trăng.
Tổng Thanh tra Chính phủ các thời kỳ gần đây Ông Quách Lê Thanh làm Tổng Thanh tra Nhà nước, sau đó đổi tên thành Tổng TTCP từ tháng 8.2002 – đến tháng 6.2006. Ông Trần Văn Truyền làm Tổng TTCP từ tháng 6.2006 – tháng 8.2011. Ông Huỳnh Phong Tranh làm Tổng TTCP từ tháng 8.2011 – tháng 4.2016. Ông Phan Văn Sáu làm Tổng TTCP từ tháng 4.2016 – tháng 10.2017.
Theo Danviet
Chủ nhiệm UB Kiểm tra TƯ muốn chặn kiểu làm BOT "tay không bắt giặc"
Chủ nhiệm UB Kiểm tra Trung ương Trần Quốc Vượng, Bí thư Tỉnh uỷ Sóc Trăng Nguyễn Văn Thể cùng chia sẻ những lo ngại về chuyện lùm xùm tại các dự án BOT giao thông thời gian qua. Ông Vượng khuyến cáo, không thể làm các nhà đầu tư nản. Ông Thể cũng buồn khi việc huy động nguồn lực cho phát triển đang bị ảnh hưởng nhiều từ những chuyện vừa qua...
Sáng 24/10, các vị đại biểu Quốc hội có phiên thảo luận tại tổ về tình hình kinh tế, xã hội.
BOT là chủ trương đúng đắn
Chủ nhiệm UB Kiểm tra Trung ương Trần Quốc Vượng khẳng định BOT là chủ trương đúng, vấn đề là cần ngăn chặn việc lợi dụng, làm sai.
Phát biểu tại tổ thảo luận của mình, Chủ nhiệm UB Kiểm tra Trung ương Trần Quốc Vượng cho rằng, những kết quả đạt được trong thời gian qua là do có sự tập trung lãnh đạo sát sao của Đảng, Quốc hội và sự điều hành quyết liệt của Chính phủ, cũng như sự vào cuộc của nhân dân, doanh nghiệp.
Theo ông Vượng, năm 2017, các cơ quan chức năng đã tập trung xử lý và có một số quyết sách đối với nhiều vấn đề đã để lâu chưa làm được. Đơn cử như vấn đề xử lý nợ xấu, các tổ chức tín dụng yếu kém, các dự án thua lỗ đều được đặt lên bàn các cơ quan cao nhất cả.
Đặc biệt, Chủ nhiệm UB Kiểm tra trung ương nhấn mạnh, công tác phòng chống tham nhũng thời gian qua đã được đẩy mạnh, tạo niềm tin cho nhân dân. Điều này cũng là biện pháp làm cho các hoạt động xã hội đi vào nền nếp, cảnh tỉnh, phòng ngừa, răn đe. Nhờ đó mà môi trường sản xuất tốt hơn nên các chỉ số cạnh tranh quốc tế đánh giá chúng ta có nhiều chỉ số tăng điểm.
Đề cập đến câu chuyện "nóng bỏng" về BOT, Chủ nhiệm UB Kiểm tra trung ương khẳng định, đây là chủ trương đúng. Tuy nhiên, việc chỉ nói mặt không được làm các nhà đầu tư BOT nản là không ổn. Bởi đây là kênh huy động nguồn lực xã hội rất quan trọng, các nước cũng làm như thế.
Tuy nhiên, ông Vượng lưu ý cách làm sao cho hiệu quả. "Quan trong là ngăn chặn được tình trạng lợi dụng BOT để làm không đúng, "tay không bắt giặc", phải thực sự có nguồn vốn của anh mới được làm", Chủ nhiệm UB Kiểm tra trung ương nói.
Ông Trần Quốc Vượng cũng đề nghị cần có cơ chế đột phá để huy động nguồn vốn trong dân. Hiện dân vẫn giữ rất nhiều từ vàng, USD, tiền đồng.
Đề cập đến mục tiêu tăng trưởng FDP năm 2017 đạt 6,7%, ông Trần Quốc Vượng cho rằng, để đạt được mức trên thì phải phấn đấu quyết liệt. Nếu đạt được thì quá mĩ mãn nhưng không đơn giản. "Phải đột phá chứ không bình bình. Tuy nhiên quan trọng vẫn là phát triển bền vững, không tăng trưởng bằng mọi giá. Ta đang đi lên theo hướng đó. Nên nếu xấp xỉ thôi mà bền vững thì tốt", ông Vượng nhấn mạnh.
Ông Vượng cũng lưu ý sự phát triển kinh tế trong thời gian qua vẫn dựa nhiều vào FDI. "Hiện nay FDI đang là thành phần rất quan trọng nhưng cứ không nên để lâu dài vì nội lực nền kinh tế mới là quan trọng. Làm sao FDI bổ sung cho nội lực của chúng ta phát triển. Ta nói nội địa hóa, phát triển công nghiệp phụ trợ chính là chỗ này. Nếu ông Samsung rút đi thì còn gì cho mình, dù hiện tại thì tốt. Nhưng về lâu dài thì cần phân tích kỹ", ông Vượng nói.
Nguồn huy động vốn ảnh hưởng nhiều từ chuyện BOT
Bí thư Sóc Trăng Nguyễn Văn Thể (áo vest đen) phát biểu tại phiên thảo luận tổ.
Bí thư tỉnh uỷ Sóc Trăng Nguyễn Văn Thể đánh giá cao kết quả phát triển kinh tế xã hội đạt được cho đến thời điểm này để lần đầu tiên sau 10 năm khả năng năm nay cả nước hoàn thành đầy đủ cả 13 chỉ tiêu đề ra, trong đó có chỉ tiêu quan trọng, cơ bản là tăng trưởng GDP.
Tốc độ tăng trưởng 7,46% đạt được trong quý III được xem là đột phá khi quý I tốc độ tăng GDP thậm chí thấp nhất trong 3 năm trở lại đây, quý II cũng không cao hơn nhiều khiến ai cũng lo lắng.
Mục tiêu quý IV phải đạt mức 7,31% để đảm bảo tăng trưởng cả năm đạt chỉ tiêu 6,7%, theo ông Thể là khả thi, nhiều khả năng đạt được khi quy luật là quý cuối của năm, tốc độ tăng trưởng thường ở mức cao nhất.
Bí thư Sóc Trăng bày tỏ lo ngại về vấn đề thu xếp vốn cho hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản tới đây. Ông Thể phân tích, hiện ngân sách vẫn đang "nặng gánh" với việc chi thường xuyên khi đã nỗ lực trong việc tinh giản biên chế, sắp xếp bộ máy tinh gọn mà hiệu quả mang lại chưa cao. Phần chi cho đầu tư phát triển, hoàn thiện hạ tầng còn lại rất ít. Trong khi đó, nguồn vốn huy động xã hội giữ vai trò rất lớn cho việc làm hạ tầng thì hiện lại đang bị ảnh hưởng rất nhiều từ câu chuyện BOT giao thông.
"Không có đầu tư hôm nay sẽ ảnh hưởng cho nhiều năm sau đó. Vậy thì cần sử dụng vốn nhà nước một cách tiết kiệm hiệu quả. Còn với vốn tư nhân, cần tập trung trí tuệ để đề ra được giải pháp thu hút vốn trong dân, vốn nhàn rỗi, tạo điều kiện có lợi nhuận cho doanh nghiệp vì nếu không doanh nghiệp dù có tiền cũng không thể đầu tư cho xã hội" - ông Thể nói.
Đại biểu Bùi Thanh Sơn (Đắk Nông) - Thứ trưởng Bộ Ngoại giao cũng khẳng định kết quả tăng trưởng kinh tế đạt được của năm nay là điểm sáng, so sánh thì mức tăng GDP của Việt Nam chỉ thấp hơn Ấn Độ (7,1%), Trung Quốc (6,9%), tức là đứng thứ 3 thế giới.
Tuy nhiên, ông Sơn lo ngại vì việc tăng trưởng, xuất khẩu phụ thuộc nhiều vào khu vực FDI mà riêng Samsung đã góp vào cơ cấu xuất khẩu 50 tỷ USD. Điều đó cho thấy doanh nghiệp nội địa của Việt Nam năng lực cạnh tranh còn rất thấp.
Ông Sơn khuyến nghị, cần tận dụng tối đa cơ hội tạo ra từ tuần lễ cấp cao APEC tới đây. Ông Sơn thông tin, hiện Đà Nẵng không còn chỗ để nhận thêm đại biểu vào dự hội nghị. Cơ sở vật chất hiện chỉ đáp ứng được tối đa 1.500 đại biểu trong khi đã có 1.200 suất dự hội nghị đã "chốt cứng".
"Phía Philippines vừa gọi điện cho tôi nói Chủ tịch Quốc hội nước này muốn đến dự hội nghị, và họ sẵn sàng nộp tiền tham gia nhưng thực sự là không còn chỗ, không dám nhận. Cách đây một tháng còn thừa rất nhiều chỗ nhưng khi nghe tin có nhiều nguyên thủ các quốc gia lớn tham dự hội nghị, cả Tổng thống Mỹ Donal Trump, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến dự và phát biểu thì lượng đại biểu đăng ký tăng vọt, hội trường không còn chỗ trong khi mỗi suất vào dự sự kiện phải nộp tiền" - ông Sơn thông tin.
P.Thảo
Theo Dantri
Chiều nay, Thủ tướng đề nghị miễn nhiệm Bộ trưởng GTVT, Tổng TTCP Theo chương trình làm việc của Quốc hội, chiều nay 24.10, vào lúc 16h15, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc sẽ đọc tờ trình đề nghị phê chuẩn việc miễn nhiệm chức vụ Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải đối với ông Trương Quang Nghĩa và chức vụ Tổng Thanh tra Chính phủ đối với ông Phan Văn Sáu. Ông Phan...