Nhìn lại một năm đầy biến động của kinh tế Việt
Năm Giáp Ngọ đã đến, mang theo những dự cảm tốt lành về một năm hồi phục kinh tế mạnh mẽ hơn. Dân trí điểm lại một năm vừa qua với nhiều biến động của nền kinh tế nước nhà.
Sự tái lập của Ban Kinh tế và Ban Nội chính TW
Ông Nguyễn Bá Thanh (trái) và ông Vương Đình Huệ (phải) đứng đầu các ban Nội chính và Kinh tế TW
Từ ngày 28/12/2012, Bộ Chính trị đã ban hành các quyết định 158-QĐ/TW về việc thành lập Ban Nội chính Trung ương và Quyết định số 160-QĐ/TW thành lập Ban Kinh tế Trung ương, và chính thức công bố rộng rãi vào 2/1/2013.
Chức vụ Trưởng ban Nội chính Trung ương do ông Nguyễn Bá Thanh, Ủy viên Trung ương Đảng nắm giữ và chức Trưởng ban Kinh tế Trung ương do ông Vương Đình Huệ đảm nhiệm.
Đến tháng 5/2013 vừa rồi, Ban Bí thư, Ban Tổ chức Trung ương chủ trì với Ban Nội chính Trung ương đã yêu cầu 63 tỉnh, thành đều phải có ban nội chính gồm ba phòng chức năng: văn phòng, theo dõi công tác nội chính, và theo dõi công tác phòng chống tham nhũng.
Trong năm đầu thành lập, Ban Nội chính và Ban Kinh tế TW chưa có nhiều hoạt động cụ thể. Có thể, hai Ban này sẽ thể hiện đậm nét hơn vai trò của mình trong nỗ lực kiểm soát tham nhũng và tư vấn về chiến lược phát triển kinh tế nước nhà trong giai đoạn tới.
Bất động sản có dấu hiệu “thấy đáy”
Báo cáo tại phiên họp Chính phủ hôm 24/12/2013, Bộ trưởng Bộ Xây Dựng Trịnh Đình Dũng cho biết, giá bất động sản đã giảm đến giá trị thực, phù hợp với khả năng thanh toán của nền kinh tế. Mức giảm bình quân từ 10 – 30%, có dự án giảm tới 50%.
Video đang HOT
Trước đó, cũng nhiều ý kiến cho rằng thị trường bất động sản đã chạm đáy và đang trên đà phục hồi. Tờ New York Times mới đây cho rằng, bất động sản Việt Nam đã thoát đáy khi các dấu hiệu kinh tế vĩ mô hồi phục và cam kết của chính phủ cải tổ hệ thống ngân hàng và nếu Việt Nam hoàn tất ký kết Hiệp định Đối tác thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP), nền kinh tế và thị trường bất động sản sẽ tăng tốc.
Trên thực tế, hoạt động xây dựng và mua bán đã gia tăng trong thời gian gần đây ở nhiều phân khúc như chung cư bình dân, văn phòng, mặt bằng bán lẻ, khách sạn, giá bất động sản cũng lần đầu tiên tăng sau nhiều năm.
Sự cáo chung của Vinashin
Sự cáo chung của Vinashin và sự ra đời của SBIC với nhiệm vụ tập trung vào ngành đóng tàu
Cuối tháng 10/2013, Bộ Giao thông Vận tải đã công bố quyết định chính thức xóa bỏ mô hình Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin) và chuyển sang thành lập Tổng Công ty Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam, với tên giao dịch quốc tế hoàn toàn mới là SBIC. Như vậy, Vinashin, vôn đang nơ đâm đia, đa bi chinh thưc khai tư đê chuyên sang mô hinh hoat đông mơi.
Tai thơi điêm thanh lâp, SBIC co vôn điêu lê 9.520 ty đông, tương đương khoang 452 triêu USD. Trong khi đo, Vinashin đa chim trong bai toan nơ không lô lên đên 4 ty USD va hoan toan mât kha năng chi tra. Do đo, tai cơ câu tâp đoan nay la môt trong nhưng ưu tiên cua Chinh phu Viêt Nam trong nhưng năm gần đây.
Doanh nhân Việt Nam được “định danh” trong Hiến pháp
Hiến pháp 1992 sửa đổi được Quốc hội Khoá XIII thông qua, trong đó Điều 51 xác định nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng XHCN với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế; kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Các thành phần kinh tế đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Các chủ thể thuộc thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh theo pháp luật. Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện để doanh nhân, doanh nghiệp và cá nhân, tổ chức khác đầu tư, sản xuất kinh doanh; phát triển bền vững các ngành kinh tế góp phần xây dựng đất nước. Tài sản hợp pháp của cá nhân, tổ chức đầu tư, sản xuất kinh doanh được pháp luật bảo hộ và không bị quốc hữu hoá. Đây là lần đầu tiên vai trò, vị trí của doanh nhân được ghi nhận trong Hiến pháp.
TTCK rúng động kỷ lục vì tin đồn thất thiệt ông Trần Bắc Hà bị bắt
Tin nhảm về việc ông Trần Bắc Hà bị bắt đã gây ra cú shock lớn nhất năm với TTCK trong ngày 21/2
Tin đồn ông Trần Bắc Hà bị bắt “bung” ra trước phiên giao dịch ngày 21/2/2013 đã tác động mạnh đến tâm lý giới đầu tư, khiến hoạt động xả hàng giá sàn lan rộng, kéo sập các chỉ số. VN-Index mất 18 điểm, vốn hóa toàn thị trường “bốc hơi” gần 34.000 tỷ đồng (khoảng 1,6 tỷ USD).
Cuối chiều cùng ngày, BIDV cho biết đã báo sự việc tới Tổng cục An Ninh II Bộ Công An. Theo nhận định của ông Trần Bắc Hà, những kẻ tung tin đồn đã trục lợi ít nhất 500-700 tỷ đồng. Tuy nhiên, phải đến nửa năm sau, các hung thủ này mới bị bắt gọn, trong đó 2 cá nhân bị phạt 10 triệu đồng/người và 1 người bị phạt 15 triệu đồng.
Bước dài trong tái cấu trúc DNNN
Năm 2013 đánh dấu những bước tiến mới của quá trình tái cấu trúc DNNN thông qua việc Bộ Giao thông Vận tải ngày 31/10 công bố chính thức chấm dứt mô hình Tập đoàn của Vinashin và thay vào đó thành lập Tổng công mới – TCT Công nghiệp Tàu thủy (SBIC).
Dấu mốc tiếp theo là sự kiện Đề án tái cơ cấu Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) giai đoạn đến năm 2015 được phê duyệt với việc, SCIC sẽ phải rút vốn khỏi 376 doanh nghiệp nhưng được giữ vốn đầu tư dài hạn tại TCT Tái bảo hiểm Quốc gia Việt Nam; FPT Telecom, Dược Hậu Giang và Vinamilk.
Để công tác thoái vốn được thuận lợi, Bộ Tài chính cho biết dự kiến sẽ cho phép các DNNN được bán vốn dưới mệnh giá nhằm gia tăng thanh khoản và đẩy nhanh tiến độ.
VAMC ra đời và những hoạt động mua nợ đầu tiên
Trước áp lực của gia tăng nợ xấu, sáng 26/7, Công ty Quản lý tài sản của các Tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) đã chính thức khai trương tại Hà Nội. Công ty được thành lập với vốn điều lệ ban đầu là 500 tỷ đồng, người đại diện theo pháp luật là ông Đặng Thanh Bình – Chủ tịch Hội đồng quản trị.
Theo số liệu do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình cung cấp, hiện VAMC cũng đã mua 32 nghìn tỷ đồng nợ xấu từ các tổ chức tín dụng, từ nay đến hết năm 2013 sẽ đảm bảo mua 35 nghìn tỷ đồng như mục tiêu đề ra.
Dân trí
Theo Dantri
Chính thức xóa tên Vinashin từ 2014
Chiều 30/12, tại Hà Nội, diễn ra lễ công bố Tổng Cty Công nghiệp tàu thủy (SBIC) trên cơ sở tái cơ cấu Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin).
Vinashin chính thức bị xóa tên
SBIC chính thức hoạt động từ 1/1/2014 với logo mới và hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con (gồm công ty mẹ và 8 công ty con là các doanh nghiệp chủ lực trong ngành đóng tàu).
Tại buổi lễ, lãnh đạo SBIC công bố kế hoạch: Năm 2014, tổng giá trị sản lượng tăng 120% so với năm 2013, giá trị tổng sản lượng dự kiến 7.458 tỷ đồng. Trong buổi làm việc với SBIC vào sáng cùng ngày, Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng chỉ đạo SBIC phải công khai minh bạch trong hoạt động để tạo sự đồng thuận.
Theo Sỹ Lực
Trào lưu "khai tử" tập đoàn Trào lưu gắn mác "tập đoàn" của các doanh nghiệp hiện nay đang ở giai đoạn thoái trào. Hoặc tên "tập đoàn" bị "khai tử" và thay vào đó là tổng công ty, hoặc vẫn tồn tại tên gọi "tập đoàn" nhưng người nghe không thấy còn "oách" như mấy năm về trước... Bắt đầu từ năm 2010, dù không sở hữu nguồn...