Nhìn lại mối quan hệ bấp bênh giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ
Việc máy bay Nga xâm phạm không phận Thổ Nhĩ Kỳ không phải mới xảy ra lần đầu tiên nhưng chắc chắn việc Ankara bắn rơi Su-24 của Moscow ngày hôm qua là hành động “liều lĩnh” nhất từ trước đến nay trong mối quan hệ vốn đã chẳng mấy “ngọt ngào” này.
Trước vụ việc chiến đấu cơ Nga bị quân đội Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi, căng thẳng giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đã gia tăng nhanh chóng sau khi một chiến đấu cơ của Nga bị cho là vi phạm không phận Thổ Nhĩ Kỳ hai lần. Phía Nga cho rằng chiếc Su-30 chỉ vô tình lọt vào không phận Thổ Nhĩ Kỳ do thời tiết xấu và lỗi định vụ. Trong khi Tổng thống Erdogan bác bỏ lời giải thích đó và cho rằng Nga đang có nguy cơ mất đi một người bạn tốt cũng như cảnh báo về sự can thiệp của NATO.
Trước đó, Thổ Nhĩ Kỳ đã bày tỏ sự không hài lòng đối với Nga khi Tổng thống Erdogan đã tới thăm Moscow hồi tháng 8 nhưng lại không hề được thông báo trước về việc can thiệp quân sự của Nga vào Syria. Dù ban truyền thông của Tổng thống Nga luôn khẳng định mối quan hệ giữa hai nước là “mối quan hệ toàn diện, có nền móng vững chắc, đem lại nhiều lợi ích chung”, song Tổng thống Erdogan vẫn một mực tuyên bố mình đã mất hết kiên nhẫn và sẽ sử dụng Điều 5 trong Hiệp ước NATO, theo đó “bất kỳ cuộc tấn công nào vào Thổ Nhĩ Kỳ cũng có nghĩa là nhằm vào NATO”.
Nga và Thổ Nhĩ Kỳ vốn đã có nhiều bất đồng quan điểm. Nguồn: Todayszaman
Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đã có một lịch sử “va chạm” kéo dài nhiều thế kỷ, nhưng trong những năm gần đây căng thẳng giữa hai nước đã phần nào lắng dịu. Trước cuộc xung đột Syria, quan hệ giữa hai bên thậm chí rất sáng sủa, mang tính hợp tác. Thổ Nhĩ Kỳ và Nga đã đạt được rất nhiều thỏa thuận như rỡ bỏ các yêu cầu về visa và tăng cường hợp tác thương mại lên mức 32,7 tỷ USD. Các vụ đầu tư lớn cũng được ký kết trên lĩnh vực năng lượng với một hợp đồng xây dựng nhà máy hạt nhân cho Thổ Nhĩ Kỳ trị giá 20 tỷ USD.
Video đang HOT
Mặc dù Ankara không mấy hài lòng về những hoạt động gần đây của Nga nhưng Thổ Nhĩ Kỳ cũng không thể làm được gì để đáp trả. Mối quan hệ giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ chủ yếu là quan hệ phụ thuộc hơn là độc lập khi Moscow là đối tác thương mại lớn thứ hai của Ankara và 60% lượng gas tự nhiên của nước này đến từ Nga. Điều đó khiến cho Thổ Nhĩ Kỳ dễ bị tổn thương nếu Nga bất ngờ ngừng cung cấp khí đốt cho Ankara.
Một vấn đề phức tạp khác đối với Thổ Nhĩ Kỳ là gần 2 triệu người Kurd. Tổng thống Putin tháng trước tuyên bố rằng ông dự định tăng cường năng lực cho lực lượng người Kurd và Mỹ cũng coi dân tộc này như đồng minh. Mặt khác, Thổ Nhĩ Kỳ lại cho rằng Lực lượng Bảo vệ dân tộc Kurd là những kẻ khủng bố.
Thổ Nhĩ Kỳ lo lắng khi phải đối mặt với hai lực lượng người Kurd, một ở Syria do Đảng Dân chủ lãnh đạo và một ở Iraq là nơi an toàn cho các chiến binh Đảng Lao động người Kurd. Ankara cũng lo lắng về đường biên giới hơn 800 km giữa Syria và Thổ Nhĩ Kỳ, do các đơn vị Bảo vệ dân tộc Kurd nắm giữ.
Nối dài thêm khoảng cách
Những can thiệp quân sự gần đây của Nga càng làm mối quan hệ giữa Moscow và Ankara thêm căng thẳng, càng nới rộng khoảng cách giữa hai bên. Sự hiện diện của Nga làm tăng cường vai trò của Assad, điều mà Thổ Nhĩ Kỳ không hề muốn xảy ra.
Dù không trực tiếp lên tiếng chỉ trích Nga nhưng Thổ Nhĩ Kỳ cũng “hả hê” phần nào khi trong giai đoạn đầu của các cuộc không kích chống IS của Nga đã nhận không ít “gạch đá” từ các nước châu Âu và Mỹ. Thủ tướng Anh David Cameron cáo buộc Nga đang hỗ trợ cho chính quyền Assad trong khi Mỹ cho rằng việc Nga can thiệp chỉ làm cho tình hình thêm xấu đi. Các nước Ả Rập cũng không mấy hài lòng trước hành động của Nga khi liên tiếp cáo buộc Moscow nhằm vào cả các nhóm Hồi giáo khác và khẳng định “hành động bạo lực của Nga đã phá tan con đường hướng tới các giải pháp về mặt chính trị”.
Tuy nhiên, Ankara tỏ ra không muốn mạo hiểm khi đối đầu trực tiếp với Moscow. Về phần mình, Tổng thống Erdogan cho biết ông sẽ huấn luyện và trang bị vũ khí thêm cho lực lượng nổi dậy Syria, đồng thời sẽ thiết lập một vùng cấm bay trên không phận Syria.
Trong chuyến thăm Moscow tháng trước, ông Erdogan đã đồng ý gạt bỏ những khác biệt sang một bên để hình thành một nhóm “bộ tam” với Mỹ và Liên Hiệp Quốc đề tìm ra giải pháp cho cuộc xung đột Syria. Tuy nhiên, so sánh hành động và tuyên bố gần đây của hai bên có thể thấy Nga và Thổ Nhĩ Kỳ vẫn không thể cùng tồn tại trên một trang giấy, đặc biệt là khi đề cập đến cách thức hành động, đối tượng hỗ trợ và mục tiêu tấn công.
Về cơ bản, lý tưởng và mục tiêu hành động của Nga và Thổ Nhĩ Kỳ quá khác biệt. Từ trước đến nay hai bên đã khó có thể cùng đứng trên một sân chơi và cuộc chơi này sẽ càng trở nên khó khăn hơn sau vụ việc quân đội Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ chiến đấu cơ Su-24 của Nga ngày hôm qua.
Bài viết được tham khảo nguồn tin CNN, một kênh truyền hình nổi tiếng của Mỹ, thuộc sở hữu tập đoàn Time Warner. CNN là một trong những kênh thông tin uy tín nhất thế giới.
Tuệ Minh (Lược dịch)
Theo infonet
Nga tăng cường thêm 12 chiến đấu cơ vào Syria
Nga đang xem xét khả năng đưa thêm 10-12 máy bay tiêm kích vào căn cứ không phận Hmeymim ở Syria để đảm bảo hộ tống cho 24 máy bay ném bom ở đây, theo báo Kommersant của Nga trích dẫn một nguồn tin quân sự.
Theo Sputnik, Nga đã và đang tiến hành các cuộc không kích chống lại Nhà nước Hồi giáo kể từ cuối tháng 9. Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố các máy bay ném bom của Nga hoạt động ở Syria bây giờ chỉ được hoạt động dưới sự hộ tống của máy bay tiêm kích.
Nga tăng cường 12 máy bay tiêm kích vào Syria. (Nguồn: Sputnik News)
"Từ bây giờ mỗi một chiếc trong 24 máy bay ném bom tại Syria sẽ được đi kèm với một máy bay tiêm kích" - tờ Kommersant đã cho biết hôm 25-11. Bên cạnh đó, theo các nguồn tin quân sự, Bộ Tổng tham mưa Nga đang xem xét triển khai thêm 10-12 chiến đấu cơ đến Syria.
Thổ Nhĩ Kỳ thừa nhận đã bắn hạ chiến đấu cơ của Nga với cáo buộc xâm phạm không phận. Tuy nhiên, Bộ Tổng tham mưu Nga và Bộ Tư lệnh quân chủng Phòng không Syria đã xác nhận chiếc Su-24 chưa hề đi vào không phận của Thổ Nhĩ Kỳ và bị bắn rơi ở Syria. Viên phi cơ sống sót khăng khăng rằng họ không nhận được bất kỳ cảnh báo nào từ Thổ Nhĩ Kỳ cũng như chiếc Su-24 chưa từng xâm phạm không phận lãnh thổ nước này.
Minh Tú
Theo_PLO
CNN: Với S400, bay qua không phận Syria "phải có sự cho phép của Nga" Bất kỳ máy bay nào ra vào không phận Syria sẽ phải có sự cho phép của Liên bang Nga Hệ thống tên lửa "đất đối không" S-400 sẽ được Nga đưa tới Syria có khả năng bao phủ lãnh thổ quốc gia Trung Đông, nghĩa là bất kỳ máy bay chỉ có thể ra vào không phận Syria "với sự cho phép...