Nhìn lại lịch sử sản xuất phần cứng của Microsoft
Khi nhắc đến Microsoft, phần lớn người dùng ngay lập tức nghĩ đến phần mềm. Nhưng suốt lịch sử phát triển của mình, gã khổng lồ phần mềm đã từng nhúng tay vào sản xuất khá nhiều thiết bị phần cứng. Phần lớn trong số đó chìm vào quên lãng, một số vì Microsoft chưa chăm chút kĩ sản phẩm mà chỉ sản xuất để thăm dò thị trường, một vài ý tưởng hay ho khác lại gặp khó khăn vì nền tảng công nghệ tại thời điểm ra mắt chưa đủ phát triển – đơn cử như tablet PC do Bill Gates giới thiệu hồi 2002. Tuy vậy, trong mớ phần cứng hỗn động này của Microsoft vẫn có một số sản phẩm từng thực sự tạo được dấu ấn trên thị trường.
1983: Microsoft Mouse
Được nhiều người dùng trìu mến gọi bằng cái tên “Quaí vật mắt xanh”, tại thời điểm ra mắt Microsoft Mouse được cung cấp kèm với Microsoft Word, Notepad. Sau khi tham khảo Apple LISA, Bill Gates lập tức nhận ra rằng tương lai của nền tảng PC nằm trong việc tạo ra giao diện (GUI) thân thiện với người dùng. Và Microsoft mouse là một trong những thành quả đầu tiên của định hướng này, được ra mắt để phục vụ hệ điều hành Windows 1.0 đầu tiên.
1994: Microsoft Natural Keyboard
Những năm 90 của thế kỉ trước chưa phải thời cực thịnh của thị trường PC, nhưng nhu cầu sử dụng máy tính cá nhân cũng đã lan rộng đủ để người ta bắt đầu lo đến các ảnh hưởng đến sức khỏe con người khi sử dụng máy tính thường xuyên, đặc biệt là các bệnh lí về xương cổ tay. Đó cũng là lí do bộ bàn phím do Microsoft ra mắt đã thu hút được rất nhiều sự chú ý và ít nhất cũng được ưa chuộng hơn thiết kế bàn phím cũ kĩ bán kèm máy mới. Được thiết kế nhằm tạo sự thoải mái cho cổ tay người dùng khi gõ phím, đồng thời giúp giữ đúng tư thế ngồi, các sản phẩm thuộc dòng này đều được nhiều người dùng ưa chuộng suốt vòng đời của mình, từ mẫu đầu tiên ra mắt năm 1994, các bản nâng cấp vào 1998, 1999 đến mẫu the Natural Ergonomic Keyboard 4000 của năm 2005. Gần đây nhất là thiết kế Arc Keyboard của năm 2010.
1996: IntelliMouse
Microsoft cho ra mắt IntelliMouse vào cuối năm 1996, đặt nền móng để phát triển hàng loạt mẫu chuột máy tính được yêu thích mãi đến sau này. Có thể nói những chức năng ta thường thấy trên các mẫu chuột hiện đại như nút cuộn, cảm ứng quang học, nút chức năng “back” và “forward”, thiết kế công thái học (tiện dụng cho từng bên tay của người dùng) phần lớn đều lấy cảm hứng từ các sản phẩm chuột của Microsoft. Tiêu biểu là mẫu chuột mang nhãn “Natural” đầu tiên Natural Wireless Laser Mouse 6000.
Suốt lịch sử công ty, Microsoft không ngừng cải tiến các ý tưởng sản xuất chuột máy tính, ngoài các chức năng thường thấy ở trên, còn phải kể đến các thiết kế như chuột gập Arc Mouse (2008), chuột biến hình Arr Touch (2010) hay chuột không nút bấm Touch Mouse (2011).
1996: SideWinder
Trong chúng ta hẳn có người còn nhớ thời mà gamepad và joystick vẫn được ưa chuộng cho PC gaming, và khi nhắc đến PC thì không thể không kể đến Microsoft. Dòng gamepad SideWinder tuy đã bị Microsoft khai từ từ 2003 do doanh số không được như mong đợi, nhưng các mẫu joystick gắn mác SideWinder Pro vẫn được nhiều người ưa chuộng mãi đến sau này. Hơn thế nữa, các sản phẩm chuột và bàn phím gắn mác SideWinder hiện nay vẫn là một trong những dòng sản phẩm gaming phổ biến.
1998: hệ thống điện thoại không dây
Ngày nay, chúng ta có đủ các công cụ không dây và có dây, phần cứng lẫn phần mềm để thực hiện cuộc gọi thoại từ bất kì đâu. Nhưng thời những năm 90 của thế kỉ trước, điện thoại MP-900 của Microsoft là một trong những sản phẩm đầu tiên có thể kết nối với PC và hệ thống mạng để thực hiện cuộc gọi “không dây”. Đáng tiếc, Microsoft cũng lại nhanh chóng khai tử sản phẩm này chỉ 1 năm sau khi ra mắt. Những người dùng yêu thích chiếc điện thoại này của mình cũng bị Microsoft bỏ rơi kể từ Windows XP trở đi.
1998: Loa DSS80
DSS80 là dàn âm thanh duy nhất từng được Microsoft bán ra thị trường. Ngoài hai loa vệ tinh, loa subwoofer của dàn này kiêm luôn cả chức năm của amplifier giúp người dùng tiết kiệm chi phí cho soundcard. Đây cũng là một trong những hệ thống âm thanh đầu tiên sử dụng kết nối USB. Tuy có chất lượng không đến nỗi tệ, một số lỗi liên quan đến việc điều chỉnh âm lượng, sản phẩm này có doanh số không mấy khả quan. Và Microsoft, lại như mọi khi, khi không thành công lập tức “bỏ của chạy lấy người”.
2001: Xbox
Video đang HOT
Giữa thời đại mà Sony, Sega and Nintendo đang thống trị thế giới game console, nhiều người đã bật cười khi Microsoft cố chen chân vào mảnh đất màu mỡ này bằng Xbox. Tuy vậy, nhờ một số lợi thế nhất định như việc là máy console đầu tiên có ổ cứng đi kèm để người dùng lưu game và các thông tin khác, cũng như việc Microsoft mua lại Bungie để phát triển dòng game Halo huyền thoại cho Xbox, sản phẩm này là một trong số ít những “thử nghiệm” thành công và tiếp tục được Microsoft cải tiến, hỗ trợ.
2004: Máy quét vân tay Microsoft
Từ sớm, Bill Gates đã nhận ra sự bất tiện cũng như rủi ro bảo mật của việc để người dùng tự đặt và nhớ mật khẩu cho các tài khoản của mình. Vì vậy ngay từ 2004, Microsoft đã phát triển máy quét vân tay để làm giải pháp thay thế mật khẩu truyền thống. Đáng tiếc, đây tiếp tục lại là một ý tưởng hay bị giết chết bởi sự hạn chế của công nghệ tại thời điểm ra mắt và sự luộm thuộm trong thiết kế của Microsoft. Được quảng cáo là có thể lưu 10 dấu vân tay cho mỗi tài khoản người dùng và lưu trên hệ thống Windows để giúp người dùng đăng nhập thuận tiện hơn, nhưng sản phẩm này lại không hề có một cơ chế mã hóa nào. Bất cứ ai cũng có thể tìm đến các file chứa thông tin vân tay, và với một vài công cụ đơn giản, toàn bộ quyền của các tài khoản khác trên máy sẽ nằm trong tay kẻ đó.
2005: Xbox 360
Dựa trên thành công của Xbox, Microsoft bắt đầu giới thiệu Xbox 360 vào khoảng 2003. Thế hệ Xbox 360 đầu tiên lại một lần nữa phản ánh sự luộm thuộm của Microsoft bằng việc gieo cho người dùng nỗi ám ảnh “Vòng tròn đỏ tử thần” (Red Ring of Death – RRoD). Lỗi tản nhiệt này đã gây hỏng một số lượng rất lớn máy Xbox 360 được bán ra, gây nhiều khó chịu cho người dùng và khiến Microsoft tiêu tốn gần 1 tỷ USD tiền bồi thường.
Cải tiến đáng kể của Xbox360 so với Xbox có lẽ phải kể đến ổ cứng rời phía trên nóc máy, giúp việc thay đổi hay mở rộng dung lượng lưu trữ thuận tiện hơn. Cũng nhờ thiết kế này, Xbox360 đang được Microsoft cải tiến theo hướng trở thành trung tâm giải trí của cả hộ gia đình, thay vì chỉ phục vụ như một máy gaming console đơn thuần.
2006: LifeCam
Hồi 2006, xu hướng chat qua video trở nên rất được ưa chuộng, và Microsoft lại quyết định nhảy vào cuộc chơi bằng dòng webcam LifeCamp. Các mẫu webcam này được tối ưu cho dịch vụ Window Live Mesenger và cho chất lượng hình ảnh cũng như âm thanh (từ microphone tích hợp) khá ổn. Nhờ một số chức năng thuận tiện khác như nút bấm giúp kết nối ngay lập tức, cho phép chụp ảnh và quay video…dòng sản phẩm này cũng dành được chỗ đứng nhất định trên thị trường. Ngày nay, Microsoft đã phát triển khá nhiều mẫu LifeCamp phục vụ các nhu cầu đa đạng của người dùng trên đủ các phân khúc thị trường, cộng thêm cả các bộ Lifechat Headset.
2006: Zune
Zune là câu trả lời của Microsoft cho iTunes của Apple. Đi kèm với dịch vụ cửa hàng âm nhạc trực tuyến ,Microsoft giới thiệu máy chơi nhạc Zune dung lượng 30GB để cạnh tranh với iPod, nghe có vẻ rất hứa hẹn. Kết quả là với sự luộm thuộm của mình, các lỗi phần cứng Microsoft để sót trên Zune khiến thế hệ đầu của sản phẩm này gần như ngay lập trức trở thành trò hề của thế giới công nghệ.
Lần này thì chưa vội bỏ cuộc, Microsoft tiếp tục phát triển Zune qua hai thế hệ phần cứng và ba thế hệ phần mềm, hỗ trợ từ game, nhạc đến các chức năng mua bán và chia sẻ nội dung số, thậm chí cả màn hình cảm ứng OLED trên Zune HD hồi 2009.
2007: Microsoft Surface 1.0
Các thiết bị cảm ứng mang tên Surface ban đầu chủ yếu phục vụ nhu cầu thương mại, thường được đặt trong các sảnh lớn của các khu thương mại hay giải trí. Các đặc điểm như màn 30 inch, hỗ trợ cảm ứng đa điểm 52 chạm cùng lúc và khả năng phân biệt vật thể (như ngón tay và xúc xắc) rõ ràng chỉ phát huy lợi thế trong các môi trường sử dụng này
Các ứng dụng đi kèm cũng rất hạn chế: trình duyệt ảnh, video và vài game do Microsoft viết. Vì vậy Surface 1.0 nhanh chóng kết thúc vòng đời hồi 2011, thay vào đó Microsoft sản xuất phần mềm Surface 2.0 cho máy Samsung SUR40. Hồi tháng 6 khi Microsoft giới thiệu dòng tablet-notebook Surface của mình, Surface 2.0 đã phải đổi tên thành PixelSense.
2010: Kinect
Nằm cuối danh sách là “hotboy” Kinect. Được giới thiệu từ tận cuối 2010, các trang tin công nghệ không ngừng ca ngợi “tiềm năng” của sản phẩm này suốt những năm vừa qua. Dù sao thì đây cũng là một trong những ý tưởng hay nhất không bị chết yểu bởi các lỗi vớ vẩn của Microsoft( dù rằng có tin đồn chất lượng đó xuất phát từ nguồn gốc… quân sự của Kinect). Được tổ chức kỉ lục thế giới Guiness ghi nhận vào năm 2011 là “thiết bị điện tử tiêu dùng bán chạy nhất”, tiềm năng sử dụng của Kinect khi đưa lên PC là cực lớn. Ngoài Xbox, có thể nói Kinect là thành tựu lớn nhất của Microsoft trong mảng phần cứng.
Kết
Trong danh sách trên không có tên Surface RT và Surface Pro là 2 sản phẩm phần cứng mới nhất đến từ gã khổng lồ phần mềm. Sở dĩ như vậy bởi chúng ta đã cố quá nhiều bài viết về chúng trong thời gian gần đây và có lẽ bạn đọc đã hiểu khá rõ chúng. Còn số phận chúng như thế nào, chỉ có thời gian mới có thể trả lời.
Theo Genk
Những tablet đang gây bão trong thời gian qua
Ngày nay, máy tính bảng đang dần trở nên phổ biến và được ưa chuộng hơn bởi những tính năng vô cùng hữu dụng mang lại. Giống như smartphone, các tablet đang được tích hợp những công nghệ hàng đầu với mục tiêu trở thành một thiết bị giải trí và làm việc hấp dẫn với người dùng.
Không cồng kềnh như một chiếc laptop hay có màn hình nhỏ như điện thoại, tablet hội tụ đầy đủ mọi tính năng của một thiết bị giải trí đa phương tiện. Bên cạnh đó thì máy tính bảng cũng là thiết bị đáp ứng tốt những nhu cầu của người dùng có thói quen lướt web, check mail hay xem video. Với sự ra mắt của hàng loạt cái tên đình đám trong thời gian gần đây như Surface RT, iPad 4 hay Nexus 10, một kỷ nguyên mới của máy tính bảng đang dần mở ra hứa hẹn sẽ phục vụ tốt cho cuộc sống của con người. Sau đây, Genk xin điểm qua một số tablet đáng chú ý trong thời gian qua.
1. Apple iPad 4
iPad 4 là phiên bản nâng cấp từ new iPad vừa được Apple ra mắt hồi tháng 3 vừa qua. Chiếc iPad thế hệ thứ 4 vẫn sở hữu màn hình 9,7 inch với chất lượng Retina cho độ phân giải 2048x1536 pixel cùng camera iSight 5 megapixel. Điểm đáng chú ý nhất trong thiết kế của iPad 4 là cồng kết nối Lightning tương tự như trên iPhone 5 nhằm thay thế cho cổng kết nối cũ 30 pin.
Về cấu hình, Apple đã mạnh tay nâng cấp hiệu năng vi xử lý của iPad 4 lên gấp đôi so với new iPad. iPad 4 sử dụng chip A6X mới nhất cho tốc độ xử lý đồ hoạ nhanh gấp đôi so với người tiền nhiệm A5X. Ngoài ra thì iPad 4 cũng có kết nối Wi-Fi nhanh hơn 2 lần kết nối Wi-Fi trên new iPad. Cấu hình mạnh mẽ nhưng iPad 4 vẫn giữ nguyên thời lượng pin 10 tiếng sử dụng và cũng hỗ trợ mạng 4G giống như new iPad.
Điểm mạnh của iPad 4 còn nằm ở sự hỗ trợ tuyệt vời từ kho ứng dụng cực kỳ chất lượng App Store của Apple. App Store sở hữu lượng ứng dụng văn phòng cực kỳ phong phú như Keynote, Pages và Numbers. Ngoài ra, còn có một số ứng dụng của bên thứ 3 như Documents to Go và ứng dụng sử dụng nền tảng lưu trữ đám mây Dropbox (sẽ cung cấp không gian lưu trữ tài liệu vô cùng lý tưởng). Bên cạnh đó, khả năng đồng bộ giữa Mac và iPad đã tốt hơn rất nhiều tạo nên một hệ sinh thái iCloud vô cùng hữu dụng với người dùng. Và các game di động đình đám nhất cũng được nhiều nhà phát triển "ưu ái" hỗ trợ cho nền tảng iOS trước tiên.
2. Asus Transformer Pad Infinity
Transformer Pad Infinity được trang bị màn hình IPS 10 inch độ phân giải 1.920x1.200 pixel bọc kính chịu lực Gorilla Glass và có độ sáng lên tới 600 nit, rất cao nếu bạn biết được rằng hầu hết các laptop chỉ có độ sáng màn hình ở mức 300-400 nit. Nhà sản xuất Đài Loan đã sử dụng hai vi xử lý khác nhau cho hai phiên bản hỗ trợ Wi-Fi và 4G LTE. Theo đó, bản Wi-Fi sử dụng chip Tegra 3 trong khi phiên bản 4G LTE lại cậy nhờ vi xử lý Snapdragon S4. Sản phẩm này có khối lượng và bề dày lần lượt là 590 g và 8,3 mm.
Ngoài ra, máy còn được tích hợp bộ nhớ RAM DDR3 1GB cùng pin công suất 25Wh. Dock bàn phím gắn ngoài có pin 19,5Wh giúp cho Transformer Pad Infinity hoạt động được thêm 5 tiếng. Tablet của Asus sử dụng camera trước và sau có độ phân giải là 2 và 8 Megapixel. Sản phẩm chạy Android Jally Bean và được tặng 8GB dung lượng miễn phí dịch vụ đám mây điện tử.
Phụ kiện quan trọng giúp Transformer Pad Infinity trở thành một thiết bị hỗ trợ tốt cho công việc chính là bàn phím QWERTY vật lý với trackpad cảm ứng và kết nối USB. Ngoài ra máy còn hỗ trợ khe cắm thẻ microSD, cổng kết nối Micro-HDMI và một dock kết nối cho phép đồng bộ giữa Transformer Pad Infinity và máy tính cá nhân.
3. Storage Options Scroll Extreme 9.7 Tablet PC
Nexus 7 là máy tính bảng rất xuất sắc trong tầm giá 200 USD nhưng nhiều người vẫn không đánh giá cao chiếc tablet này do màn hình hiển thị tương đối nhỏ. Scroll Extreme có thể giúp khắc phục nhược điểm này với chi phí chỉ đắt hơn Nexus 7 một chút. Thiết bị tablet này có màn hình cảm ứng điện dung 9,7 inch cho độ phân giải 1024x768 pixel và hoạt động trên nền hệ điều hành Google Android 4.0 Ice Cream Sandwich.
Sức mạnh của Scroll Extreme đến từ vi xử lý A10 Cortex A8 tốc độ 1.2 GHz, bộ nhớ RAM 1GB cùng chip xử lí đồ họa lõi kép Mali-400. Dung lượng lưu trữ của máy là 8GB. Scroll Extreme có hai camera là 0,3 MP ở mặt trước và 2 MP ở mặt sau.
Bên cạnh đó, Scroll Extreme sử dụng pin dung lượng 7.800 mAH cùng với chương trình xử lý phim ảnh mạnh mẽ được cài sẵn trên máy, người dùng có thể gắn Scrool Extreme vào tivi 3D HDTV hoặc màn hình máy tính bàn thông qua cổng HDMI. Ngoài ra, với sự hỗ trợ của nhiều cổng kết nối như USB 2.0, cổng đọc thẻ, người dùng có thể mở rộng khả năng sử dụng của chiếc tablet này.
Với trọng lượng 620g, người dùng hoàn toàn có thể yên tâm về tính cơ động của sản phẩm, đồng thời màn hình lớn và mức giá rẻ là những điểm quan trọng khiến Scroll Extreme trở thành một chiếc tablet rất phù hợp với các bạn học sinh hay sinh viên.
4. Microsoft Surface RT
Có thể coi tablet Surface là chiếc máy tính bảng hỗ trợ tốt nhất cho công việc tính đến thời điểm này. Bởi sản phẩm của Microsoft sở hữu thiết kế và bộ ứng dụng tiêu chuẩn đối với một chiếc tablet lai PC. Máy được trang bị chân chống tiện dụng cùng phụ kiện Touch Cover và Type Cover vừa là bàn phím cứng vừa là vỏ bảo vệ màn hình với mục tiêu trở thành một chiếc laptop thu nhỏ.
Để làm được điều đó, gã khổng lồ ngành phần mềm đã trang bị cho Surface RT bộ ứng dụng Microsoft Office Home & Student 2013 RT Preview bao gồm Word, Excel, PowerPoint và OneNote, Windows Mail & Messaging, SkyDrive, Internet Explorer 10, Bing, Xbox Music. Ngoài ra, người dùng có thể tải thêm ứng dụng dành cho Surface từ kho ứng dụng Windows Store đang được đầu tư phát triển khá tốt.
Các trang tin công nghệ đều đánh giá rất cao về hiệu suất và hệ điều hành Windows RT trên sản phẩm cũng như chất lượng của màn hình và hình ảnh hiển thị trên đó. Surface RT được trang bị màn hình rộng 10,6-inch với độ phân giải 1366x768 (tỷ lệ 16:9).
Bên cạnh đó, Surface RT sở hữu bộ thông số ấn tượng bao gồm chip Nvidia Tegra 3 lõi tứ, tốc độ 1.3GHz với phiên bản bộ nhớ 32GB và 64GB được hỗ trợ thêm khe cắm thẻ nhớ nhằm mở rộng dung lượng lưu trữ tối đa lên đến 128 GB. Tablet của Microsoft được trang bị dung lượng RAM khủng ở mức 2GB RAM cùng một số kết nối nhưu Wi-Fi, Bluetooth.... Điểm đáng tiếc là Surface không được hỗ trợ kết nối 3G hay GPS.
Việc trang bị cổng kết nối chuẩn USB 2.0 cũng được đánh giá là một ưu điểm vượt trội trên Surface khi mà người dùng có thể dễ dàng chuyển đổi dữ liệu từ máy sang USB và ngược lại.
5. Amazon Kindle Fire HD 7 inch
Amazon đã bắt kịp xu hướng thị trường khi trang bị cho Kindle Fire HD bộ vi xử lý lõi kép OMAP4460 xung nhịp 1.2GHz của Texas Instruments đi kèm nhân đồ hoạ Power VR SGX540. Kindle Fire HD cũng được trang bị RAM 1GB, hỗ trợ WiFi 802.11 b/g/n, Bluetooth và con quay hồi chuyển.
Ngoài ra, phiên bản 7 inch của Kindle Fire HD được trang bị màn hình IPS cho độ phân giải 1280x800 pixel với chất lượng hiển thị được đánh giá vào loại tốt.
Các sản phẩm của Amazon được đánh giá cao nhờ kho ứng dụng phong phú nhất là các đầu sách rất chất lượng. Với tính năng X-ray dùng cho ứng dụng đọc sách, người dùng có thể tìm kiếm nhiều thông tin hơn về các nhân vật, thuật ngữ và những dữ liệu lịch sử được đề cập trong một cuốn sách Kindle.
6. Fujitsu Stylistic M532
Fujitsu Stylistic M532 là tablet chạy Android 4.0 với màn hình 10 inch cho độ phân giải 1280x800 pixel cùng vi xử lý Nvidia Terga 3 bốn nhân tốc độ 1,4GHz tác chiến cùng dung lượng RAM 1GB. Dung lượng lưu trữ của tablet này ở mức 32GB. Điểm khác biệt lớn nhất giữa tablet của hãng Fujitsu với phần lớn tablet khác chính là thiết kế rất chắc chắn. Với độ mỏng ấn tượng chỉ có 8,6 mm, đây được coi là một trong những chiếc máy tính bảng mỏng nhất hiện nay.
Fujitsu Stylistic M532 được trang bị một bộ công cụ khá mạnh phục vụ tốt cho công việc như trao đổi email dựa trên lịch và danh bạ của người dùng, Citrix, VMware và Microsoft Virtual Desktop Infrastructure.
Nhắm tới người dùng văn phòng nên vấn đề bảo mật của M532 cũng được Fujitsu chú trọng khi cung cấp miễn phí phần mềm Norton Tablet Security với 1 năm sử dụng. Bên cạnh đó, kết nối cũng là một điểm mạnh của Stylistic M532 với 3G/UMTS, Wi-Fi và tích hợp GPS.
7. Acer Iconia Tab A510
Acer Iconia Tab A510 được trang bị màn hình 10,1 inch độ phân giải 1.280 x 800 pixel. Chiếc tablet của hãng sản xuất Đài Loan sở hữu vi xử lý Nvidia Tegra 3 lõi tứ tốc độ 1 GHz, bộ nhớ RAM 1 GB cùng dung lượng lưu trữ 32 GB. Máy không có cổng USB 2.0 như đời đầu nhưng bù lại có thân hình mỏng nhẹ hơn giúp người dùng thuận tiện trong mang vác.
Acer Iconia Tab A510 được giới thiệu có thời lượng xem video liên tục lên tới 12 tiếng. Model này trang bị camera phía sau 5 Megapixel phía sau và 1 Megapixel ở mặt trước. Máy cài đặt sẵn hệ điều hành Android 4.0 khi xuất xưởng.
Ngoài ra tablet của Asus còn tích hợp chức năng Acer Print cho phép người dùng thêm máy in thông qua mạng hoặc bằng cách quét mã vạch và sau đó in trực tiếp từ máy tính bảng. Ứng dụng Polaris Office 3.5 cho phép tạo và chỉnh sửa các tài liệu, bảng tính và bài thuyết trình cùng các ứng dụng đa phương tiện khác bao gồm Netflix, Amazon Kindle, Zinio, SoundHound, Zen Pinball và HW Solitaire ....
Acer Iconia Tab A510 sử dụng pin công suất khá lớn 9800mAh cung cấp 15 giờ hoạt động. Tuy nhiên chiếc tablet này khá tốn pin, thử nghiệm bật chế độ Wi-Fi và thiết lập máy trong chế độ Overnight với pin còn 75% đến sáng hôm sau pin giảm chỉ còn 41%. Kiểm tra tuổi thọ pin bằng Laptop Battery Test (lướt web liên tục qua Wi-Fi), Acer Iconia Tab A510 kéo dài 7 giờ 50 phút. Dài hơn 1 giờ 8 phút so với các máy tính bảng Android trung bình và lâu hơn 50 phút so với Asus Transformer Pad TF3001 (7 giờ).
8. Toshiba AT300
Toshiba AT300 có độ dày chỉ 8,95 mm, toàn bộ vỏ máy được bọc bằng nhôm khá sang trọng. Màn hình của chiếc tablet này được gia công bằng kính cường lực Gorilla Glass chống trầy xước. Toshiba AT300 sử dụng vi xử lý Nvidia Tegra 3 đi kèm với RAM 1 GB và màn hình 10,1 inch cho độ phân giải 1280x800 pixel. Tablet của hãng sản xuất Nhật Bản cũng được tích hợp camera mặt sau độ phân giải 5 megapixel và camera mặt trước 2 megapixel.
Đặc biệt, Toshiba đã quyết định cài đặt trước cho máy một loạt các ứng dụng hỗ trợ hữu ích như gói ThinkFree Office giúp chỉnh sửa các tài liệu văn phòng dựa trên nền tảng của Microsoft. Ngoài ra, người dùng có thể dễ dàng tải các tập tin lên Toshiba AT300 bởi máy được hỗ trợ nhiều giao tiếp kết nối như Wi-Fi b/g/n, Bluetooth 3.0, micro USB, micro HDMI, tùy chọn 3G và đầu đọc các loại thẻ SD.
9. Samsung Nexus 10
Giống như người anh em Nexus 7, một lần nữa Nexus 10 lại khiến toàn bộ cộng đồng công nghệ bất ngờ vì cấu hình mạnh mẽ khi được trang bị màn hình Super AMOLED 10 inch độ phân giải lên đến 2.650x1.600 pixel với mật độ điểm ảnh 299 ppi. Điều này giúp Nexus 10 vượt mặt iPad 4 (độ phân giải 2.048x1.536 pixel) để trở thành máy tính bảng có màn hình nét nhất hiện nay.
Các thông số kỹ thuật còn lại của Nexus 10 cũng vô cùng ấn tượng bao gồm bộ xử lý lõi kép Exynos 5 xung nhịp 1.7 GHz của Samsung dựa trên nền tảng Cortex A15 và GPU 4 lõi Mali-T604. Ngoài ra, máy cũng sở hữu dung lượng RAM 2GB, công nghệ NFC, camera phía sau 5MP, và camera trước 1,9MP.
Một điểm mạnh nữa là Nexus 10 sẽ chạy trên nền hệ điều hành Android 4.2 mới nhất của Goolge. Android 4.2 đã được bổ sung nhiều tính năng đáng giá hỗ trợ cho tablet Nexus 10 như bàn phím ảo cải tiến, có tính năng gõ thông minh Gesture Typing hay khả năng hỗ trợ nhiều tài khoản người dùng trên cùng một máy.
Ngoài ra, Android 4.2 cho phép các thiết bị có thể chia sẻ hình ảnh trực tiếp đến thiết bị khác qua kết nối không dây. Người dùng có thể chia sẻ phim, các đoạn video trên YouTube và bất cứ thứ gì hiển thị được trên điện thoại lên màn hình HDTV.
10. iPad mini
iPad mini đã được Apple công bố vào ngày 23 tháng 10 vừa qua cùng với iPad 4. Đây là sản phẩm nhận được rất nhiều kỳ vọng của người dùng. iPad Mini có màn hình độ phân giải 1.024 x 768 pixel tỷ lệ 4:3 tương tự như iPad 2. Cấu hình của iPad mini bao gồm chip lõi kép A5, camera 5 megapixel, camera phía trước iSight, cổng kết nối Lightning và thời lượng pin 10 tiếng sử dụng.
Apple cho hay iPad mini chạy tốt tất cả các ứng dụng của iPad cũ. Xét về mặt hiệu năng và thiết kế, iPad mini đều không có nhiều điểm đáng phải chê trách ngoại trừ mức giá bán còn được đặt tương đối cao. Vì vậy, nhiều người dùng vẫn tỏ ra băn khoăn trong quyết định chọn lựa một tablet với màn hình nhỏ giữa Nexus 7 và iPad mini.
Theo Genk
"Lính mới" Kindle nhà Amazon thách thức thị trường máy tính bảng Ngày 6 tháng 9 vừa qua Amazon đã tổ chức một buổi giới thiệu hoành tráng và có tầm chiến lược nhất trong lịch sử 18 năm qua về các thiết bị máy tính bảng mới của hãng. Nhà bán lẻ trực tuyến kiêm cung cấp dịch vụ web hàng đầu thế giới đã thuyết phục khán giả tham gia sự kiện bằng...