Nhìn lại lịch sử những cuộc gặp của lãnh đạo cấp cao Mỹ – Triều
Tổng thống Donald Trump không phải là Tổng thống Mỹ đầu tiên từng gặp gỡ một nhà lãnh đạo CHDCND Triều Tiên, nhưng ông là Tổng thống Mỹ đương nhiệm đầu tiên và duy nhất tính đến nay làm nên điều này.
Trước thềm hội nghị Mỹ-Triều lần 2, hãy cùng nhìn lại những cột mốc gặp gỡ giữa các nhà lãnh đạo và quan chức cấp cao Mỹ với Triều Tiên trong quá khứ.
Cựu Tổng thống Mỹ Jimmy Carter
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Il-sung và cựu Tổng thống Mỹ Jimmy Carter. Ảnh: KCNA
Năm 1994, ông Jimmy Carter trở thành cựu Tổng thống Mỹ đầu tiên trong lịch sử có chuyến thăm đến Triều Tiên, nơi ông đã đặt nền móng cho các cuộc đàm phán ngoại giao tiếp theo. Sau chuyến thăm đó, chính quyền của Tổng thống Bill Clinton và Triều Tiên đã ký Thỏa thuận chung nhằm đóng băng chương trình hạt nhân của Triều Tiên.
Phần lớn các chuyên gia đều nhất trí rằng đây là lần gần nhất Washington ký kết được một thỏa thuận thành công với Bình Nhưỡng. Triều Tiên đồng ý ngừng xây dựng lò phản ứng và sản xuất plutonium để được viện trợ nhu yếu phẩm, nhiên liệu và có lợi ích kinh tế khác.
Ngoại trưởng Mỹ Madeleine Albright
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-il gặp gỡ Ngoại trưởng Mỹ Madeleine Albright trong chuyến thăm của bà tới Bình Nhưỡng vào ngày 24-10-2000. Ảnh: Getty
Video đang HOT
Trước cuộc gặp thượng đỉnh lịch sử giữa Tổng thống Donald Trump và nhà lãnh đạo Kim Jong-un, chuyến thăm của Ngoại trưởng Mỹ Madeleine Albright năm 2000 dưới thời chính quyền ông Bill Clinton được coi là chuyến thăm cấp quan chức đương nhiệm cao nhất của Mỹ đến Triều Tiên.
Tại Bình Nhưỡng, bà đã có cuộc gặp gỡ với nhà lãnh đạo Kim Jong-il để mở rộng thỏa thuận đóng băng hạt nhân 1994 và chuẩn bị cho một chuyến thăm có thể diễn ra của Tổng thống Bill Clinton. Nhưng đáng tiếc, cuộc thảo luận đã thất bại.
Trước đó, cũng trong năm 2002, ông Jo Myong-rok, một Tướng quân đội của Triều Tiên đã đến Washington để gặp gỡ Tổng thống Bill Clinton sau khi có những dấu hiệu khả quan trong các cuộc thảo luận của Bình Nhưỡng với Seoul.
Cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton cùng nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-il trong cuộc gặp tại Bình Nhưỡng, Triều Tiên vào ngày 4-8-2009. Ảnh: KCNA
Trang Foreign Policy từng hé lộ rằng, Tổng thống Bill Clinton khi còn đương nhiệm đã cân nhắc khả năng tới Bình Nhưỡng để đạt thỏa thuận về tên lửa với Triều Tiên trong nhiệm kỳ tổng thống năm 2000. Đó chính là lý do ông cử Ngoại trưởng Mỹ Albright tới Bình Nhưỡng để thăm dò trước cho chuyến đi này.
Tuy nhiên, sau chuyến đi của bà Albright, quan điểm và thỏa thuận tên lửa giữa Mỹ và Triều Tiên được cho là quá khác nhau. Kết quả, cuộc gặp thượng đỉnh đã không diễn ra vì Triều Tiên không nhượng bộ thêm, còn chính quyền Clinton muốn sử dụng chuyến thăm một cách cẩn thận.
Năm 2009, ông Bill Clinton, lúc này là cựu Tổng thống Mỹ, đã có chuyến thăm đến Bình Nhưỡng để tham gia đàm phán về việc trả tự do cho hai nữ nhà báo Mỹ. Ông là nhân vật cao cấp nhất của Mỹ tới Bình Nhưỡng kể từ khi Ngoại trưởng dưới thời chính quyền ông, bà Madeleine Albright đặt chân đến đây năm 2000.
Chuyến đi diễn ra trong thời điểm căng thẳng giữa Triều Tiên và Mỹ lên cao sau các cuộc thử hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên và lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc.
Sự trở lại của ông Carter
Ông Carter trở lại Triều Tiên cùng nhiều cựu quan chức Mỹ. Ảnh: Getty
Năm 2010, cựu Tổng thống Jimmy Carter đã có chuyến thăm tiếp theo đến Triều Tiên nhằm đàm phán để thả một tù nhân Mỹ vượt biên trái phép vào nước này. Ông trở lại một năm sau đó cùng nhiều cựu lãnh đạo cấp cao khác của Mỹ với những hi vọng củng cố quan hệ giữa hai nước.
Kể từ đó, phải mất tới 8 năm, với rất nhiều diễn biến khác nhau, thế giới mới có cơ hội chứng kiến cái bắt tay lịch sử giữa Triều Tiên và Mỹ. Năm 2011, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-il từ trần. Ông Kim Jong-un, con trai ông, trở thành nhà lãnh đạo tiếp theo của đất nước này. Năm 2017, ông Donald Trump chính thức trở thành Tổng thống Mỹ, mở đường cho những chính sách mới trong quan hệ hai nước.
Tổng thống Mỹ Donald Trump bắt tay nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un trong cuộc gặp lịch sử tháng 6-2018. Ảnh: AP
Tháng 6-2018, hai nhà lãnh đạo đã có cuộc gặp thượng đỉnh đầu tiên tại Singapore. Đây là cuộc gặp mặt lịch sử, bởi trước đây chưa từng có một đời Tổng thống Mỹ nào gặp gỡ trực tiếp một lãnh đạo Triều Tiên. Tất cả các cuộc hội đàm trước đây đều phải mất nhiều tháng hoặc nhiều năm chuẩn bị, nhưng không đem lại kết quả khả quan.
Ngày 27 và 28-2 tới, mọi sự chú ý trên thế giới sẽ đổ dồn vào hội nghị thượng đỉnh lần 2 giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, diễn ra tại Hà Nội.
An Nhiên
Theo CAND
Cựu Tổng thống Mỹ Jimmy Carter cảnh báo "chiến tranh lạnh kiểu mới" với Trung Quốc
Cựu Tổng thống Mỹ Jimmy Carter cảnh báo, Mỹ và Trung Quốc có nguy cơ rơi vào một cuộc "chiến tranh lạnh kiểu mới", do đó kêu gọi hai bên cần tìm mục tiêu ở châu Phi.
Cựu Tổng thống Mỹ Jimmy Carter (Ảnh: EPA)
Theo AFP, bình luận nhân kỷ niệm 40 năm kể từ sự kiện bình thường hóa quan hệ Mỹ-Trung giữa ông và cựu lãnh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu Bình năm 1979, cựu Tổng thống Mỹ Carter đã bày tỏ quan ngại việc hai nước coi nhau là mối đe dọa ngày càng lớn.
"Nếu quan chức chính phủ cấp cao (Mỹ và Trung Quốc) giữ quan điểm nguy hiểm này, một cuộc chiến tranh lạnh kiểu mới giữa hai quốc gia là điều khó tránh khỏi", cựu Tổng thống Carter viết trong bài bình luận đăng tải trên Washington Post ngày 31/12.
Ông Carter cũng nhấn mạnh: "Ở thời điểm nhạy cảm này, những nhận thức, tính toán sai lầm hay việc không tuân thủ các quy tắc tương tác ở các khu vực như eo biển Đài Loan và Biển Đông có thể leo thang thành xung đột quân sự, kéo theo thảm họa toàn cầu".
Ông cho rằng, con đường "dễ nhất" để hợp tác giữa Mỹ và Trung Quốc là ở châu Phi, nơi cả Bắc Kinh và Washington đều tham gia các dự án phát triển hạ tầng, chiến dịch gìn giữ hòa bình, ngăn chặn bệnh dịch. Tuy nhiên, thực tế, đến nay, hai quốc gia vẫn cáo buộc lẫn nhau đang thao túng chính trị, lợi dụng khai thác kinh tế ở châu lục này.
Mỹ đã cảnh báo tới các nước đang phát triển về sự hỗ trợ tài chính của Trung Quốc. Washington cho rằng, Bắc Kinh đang dùng các dự án kinh tế để đẩy các nước này vào bẫy nợ. Tổng thống Kenya Uhuru Kenyatta mới đây buộc phải phủ nhận thông tin truyền thông nói rằng quốc gia Đông Phi này có nguy cơ mất quyền kiểm soát cảng chiến lược Mombasa vì các khoản nợ không thể trả cho Trung Quốc.
Minh Phương
Theo Dantri/ AFP
Những bức thư "tiếp lửa": Di sản giá trị của cựu Tổng thống Bush "cha" Một trong những di sản ít người biết của cựu Tổng thống George H.W. Bush là vai trò của ông trong việc duy trì truyền thống tốt đẹp giữa các đời tổng thống Mỹ hiện đại, đó là những bức thư của người đến trước dành cho người đến sau tại Nhà Trắng. Từ trái qua phải: Các cựu Tổng thống George H.W....