Nhìn lại lễ hội đầu năm 2018: Yên bình hơn, nhưng còn nhiều “sạn”
Đến hết rằm tháng Giêng (2.3 tức 15.1 âm lịch), cơ bản đã kết thúc các lễ hội lớn trong cả nước. Trong bức tranh toàn cảnh lễ hội năm nay, bên cạnh các điểm sáng thì vẫn còn tồn tại nhiều góc tối như: tranh cướp tại hội Phết Hiền Quan (Phú Thọ); rải tiền lẻ, đốt vàng mã…
Điểm sáng trong mùa lễ hội đầu năm
Sau những ngày Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018 là thời điểm người dân náo nức đi du xuân, khám phá những lễ hội lớn như: Lễ hội chùa Hương, lễ hội Yên Tử, hội Lim, hội Đền Trần… để cầu mong cho năm mới may mắn, sức khỏe, nhiều tài lộc. Một số lễ hội tại nhiều địa phương năm nay cũng nhận được nhiều phản hồi tích cực từ phía cộng đồng. Đáng chú ý là lễ hội Chém lợn tại đình làng Ném Thượng (phường Niệm Nghĩa, TP.Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh) diễn ra vào sáng ngày 21.2 (tức ngày mùng 6 tết) đã không còn cảnh máu me ở giữa sân đình. Hai năm trở lại đây, tục lệ chém lợn đã được đưa vào tổ chức kín trong nhà bạt và có sự bảo vệ của các lực lượng chức năng, tránh để người dân, du khách thấy cảnh máu me, phản cảm.
Cúng lễ xong, giò hoa tre được ban tổ chức Lễ hội đền Gióng (Sóc Sơn, Hà Nội) dỡ ra và phát cho người dân, nên không còn cảnh tranh cướp như những năm trước. Ảnh: HỒNG PHÚ
Cũng vào ngày mùng 6 tháng Giêng, hội chùa Hương (xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội) chính thức diễn ra thu hút hơn 12.000 lượt khách từ mọi miền đến trẩy hội. Tuy nhiên, khác với những năm trước, năm nay không còn hiện tượng du khách chen lấn, xô đẩy, đường lên chùa Hương thông thoáng. Ban tổ chức cũng chuẩn bị khoảng 4.500 chiếc đò để đưa du khách di chuyển dọc theo dòng suối Yến đến địa điểm tổ chức lễ hội. Ngoài ra, tình trạng rác thải cũng được khắc phục khi các sọt rác được bố trí dày đặc và liên tục có nhân viên dọn vệ sinh thu dọn thường xuyên nên cảnh quan lễ hội khá sạch sẽ. Du khách có thể thoải mái đi bộ vãn cảnh chùa cũng như thực hiện các nghi lễ tâm linh.
Không riêng chùa Hương, lễ hội Gióng đền Sóc (Sóc Sơn, Hà Nội) cũng là một trong những địa điểm tâm linh được du khách thập phương hành hương dịp đầu năm mới. Năm nay, lễ hội đền Sóc đón nhận 8 lễ vật được các xã trong huyện Sóc Sơn cung tiến như giò hoa tre, ngựa, voi chiến, trầu cau, ngà voi… Điểm thay đổi lớn nhất của hội Gióng năm 2018 là không còn tình trạng nhốn nháo, lộn xộn tranh cướp lộc. Các hành vi bạo lực gây nguy hiểm cho người tham gia lễ hội cũng không còn tồn tại.
Du khách thảnh thơi dự hội chùa Hương (Hà Nội). Ảnh: H.P
Ngoài công tác tổ chức lễ hội, người dân cũng có cái nhìn khác về chuyện đốt vàng mã, rải tiền lẻ tại những điểm diễn ra lễ hội đầu năm. Cho nên tại nhiều địa điểm tâm linh như: Chùa Ông (TP.Biên Hòa, Đồng Nai), chùa Đậu (xã Nguyễn Trãi, Thường Tín, Hà Nội)… không có hình ảnh đốt vàng mã mà thay vào đó là khung cảnh trang nghiêm, lịch sự từ những người dân đến chùa.
Video đang HOT
Tranh, cướp, đốt… bao giờ hết ở lễ hội?
Dù đã có mảng sáng, những điểm tích cực trong bức tranh toàn cảnh lễ hội 2018 nhưng thực tế vẫn tồn tại những hình ảnh không đẹp như: Việc Giáo hội Phật giáo Việt Nam đưa ra công văn đề nghị các phật tử loại bỏ tục đốt vàng mã tại các cơ sở thờ tự Phật giáo nhưng trên thực tế vẫn còn số đông người dân, địa điểm lễ hội tái diễn tình trạng đốt vàng mã, rải tiền lẻ.
Đốt vàng mã diễn ra rầm rộ ở đền Thác Bờ (huyện Đà Bắc, Hoà Bình. Ảnh: T.H
Việc lộn xộn tranh cướp, bạo lực trong lễ hội cướp phết Hiền Quan (xã Hiền Quan huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ) vào ngày 27.2 (tức ngày 12 tháng Giêng) là một ví dụ điển hình. Bộ VHTHDL đã phải yêu cầu dừng lễ hội Phết Hiền Quan nếu còn để xảy ra bạo lực.
“Xuất phát từ đặc thù của hoạt động lễ hội, không nên tuyệt đối hóa công tác quản lý, thậm chí có những “hạt sạn” phải chấp nhận, tìm cách giải quyết dần. Bởi lẽ, quản lý lễ hội cũng là quản lý văn hóa, không thể đòi hỏi tuyệt đối tốt 100%”. Ông Phạm Xuân Phúc -Phó Chánh thanh tra Bộ VHTTDL
Lễ hội phát ấn đền Trần (phường Lộc Vượng, TP.Nam Định, tỉnh Nam Định) dù lượng du khách giảm bớt so với những năm trước nhưng vẫn tồn tại cảnh chen lấn tại khu vực sân chính khu di tích đền Trần. Lực lượng an ninh, công an được huy động với hơn 2.000 cán bộ, chiến sĩ, tạo thành 5 vòng, với 23 chốt nhưng cũng rất vất vả để phân luồng giao thông, khắc phục tình trạng lộn xộn diễn ra tại đền Trần. Tuy không còn cảnh cướp lộc như mọi năm nhưng năm nay lượng người quá đông nên cũng không tránh khỏi cảnh chen lấn, xô đẩy, nằm ngồi vạ vật chờ đến giờ phát ấn. Thêm vào đó, cảnh tượng đoàn đại biểu kìn kìn vào phủ Thiên Trường khuân lộc ra trước giờ phát ấn, trong khi người dân xếp hàng đứng ngoài chờ mấy tiếng đồng hồ cũng gây phản cảm, bất bình.
Tình trạng rải tiền lẻ vẫn chưa được cải thiện, tại chùa Bái Đính, đền Bà Chúa Kho, phủ Tây Hồ… tiền lẻ vẫn được người dân đi lễ rải khắp nơi, lộn xộn, nhét vào tay Phật, cọ lên mái chùa Đồng gây nên cảnh tượng không đẹp mắt.
Đáng chú ý nhất trong mùa lễ hội năm nay là sự cố nam thanh niên tên Hoàng Văn Phúc (sinh năm 1999) trèo cây chuối cao khoảng chục mét và bị ngã xuống đất bất tỉnh trong lễ hội ở xã Hà Vị (huyện Bạch Thông, Bắc Kạn) gây xôn xao dư luận.
Theo Danviet
Phơi mình ngủ giữa đêm lạnh giữ chỗ xin ấn
Ghế đá, sân đền, vỉa hè... trở thành nơi ngả lưng cho hàng nghìn người chờ xin những chiếc ấn đền Trần đầu tiên được phát ra lúc 5h sáng rằm tháng Giêng.
Sau lễ khai ấn đền Trần Nam Định đêm 10/2, rạng sáng 11/2 (rằm tháng Giêng), nhiều người từ xa về dự lễ không tìm nhà nghỉ, phòng trọ mà nằm, ngồi ngay ở sân đền Trùng Hoa chờ xin ấn. Theo lịch, ban tổ chức sẽ phát ấn lúc 5h sáng 11/2, tại nhà Giải Vũ, nhà trưng bày và sân đền Trùng Hoa.
Miền Bắc đang trong đợt không khí lạnh, nhiệt độ ban đêm giảm xuống còn 13 độ C. Người đi lễ ngồi dưới sương, trùm áo, bịt khăn kín mít để tìm một giấc ngủ tạm.
Bà Đinh Thị Hằng (65 tuổi) ở xã Xuân Tiến (huyện Xuân Trường, Nam Định) cách đền Trần 25 km cùng những người quen đi xin ấn. Cả nhóm mang theo đồ ăn, chăn mỏng để ngủ qua đêm. "Đây là lần đầu tiên tôi đi xin ấn đền Trần, cũng không rõ là thiêng không", bà Hằng cho biết.
Cặp vợ chồng ở Thái Nguyên ngồi ngủ trước khu vực phát ấn của đền Trùng Hoa.
Để lấy chỗ đẹp và xin được ấn sớm nhất, nhiều người ngồi ngủ cạnh hàng rào sắt cách ly nơi phát ấn với khu vực bên ngoài.
Người đi lễ mang theo cả chăn chiếu ngủ tạm. Theo khảo sát, giá phòng nghỉ quanh khu vực đền Trần ngày khai ấn đắt gấp đôi, gấp ba ngày thường, từ 500.000-1.000.000 đồng một đêm.
3h20 phút, người đàn ông thưởng thức bữa ăn đêm trước giờ phát ấn.
Bỏ mặc sương gió, nhiều người nằm trên chiếc ghế đá trong vườn cây thuộc khuôn viên đền Trần.
Bất kỳ chỗ nào có thể ngả lưng cũng đều được tận dụng.
Ngọc Thành - Hoàng Phương
Theo VNE
Lửa đốt vàng mã bập bùng khắp Hà Nội ngày rằm tháng Giêng Tối rằm tháng Giêng, dễ dàng bắt gặp trên đường phố Hà Nội những đám lửa cháy bập bùng do người dân đốt vàng mã. Rất nhiều tiền, vàng, hình nhân giấy... phút chốc biến thành tro trong niềm tin tâm linh đã in sâu trong tiềm thức. Người dân đốt vàng mã ở khu phố cổ Hà Nội sau khi cúng lễ...