Nhìn lại đại dịch khiến ông nội Tổng thống Trump và hơn 20.000 dân New York tử vong
Một đại dịch khác cách đây hơn 100 năm đã tấn công New York (Mỹ) và cướp đi sinh mạng của hơn 20.000 người. Đại dịch này được đánh giá là còn tồi tệ hơn dịch Covid-19 hiện nay tại Mỹ.
Ngày 11.8.1918, tàu Bergensfjord đã cập cảng New York với 10 hành khách và 11 thuyền viên đang bị ốm bởi một chứng bệnh lạ và đây là những ca nhiễm đầu tiên của một đại dịch kinh hoàng tại New York – cúm Tây Ban Nha.
Đại dịch cúm Tây Ban Nha diễn ra từ tháng 1.1918 đến tháng 12.1920, liên quan đến virus cúm H1N1. Dịch bệnh tấn công hầu khắp thế giới, bao gồm cả Bắc Cực, các hòn đảo xa xôi và khiến hơn 50 triệu người tử vong. Châu Âu là khu vực chịu ảnh hưởng nặng nhất của dịch bệnh.
Mặc dù có tên gọi như vậy, dịch này không khởi phát từ Tây Ban Nha. Do chiến tranh nên các nước tham chiến đã chặn tin tức về dịch bệnh, khiến Tây Ban Nha, một quốc gia trung lập, là nước đầu tiên công khai trường hợp nhiễm bệnh. Vì vậy, người ta thường gọi đây là đại dịch cúm Tây Ban Nha.
Nhân viên công sở đeo khẩu trang trong dịch cúm Tây Ban Nha tại New York (ảnh: NY Times)
Sau khi tàu Bergensfjord cập cảng, toàn bộ những người nhiễm bệnh đều được đưa tới bệnh viện và điều trị cách ly. Ai cũng nghĩ dịch bệnh này đã được kiểm soát rồi, cho đến khi những ca tử vong liên tiếp xuất hiện sau đó.
Không rõ bằng cách thức nào, dịch bệnh đã lây lan khắp các đường phố và khu dân cư đông đúc tại New York. Những ca nhiễm, số người tử vong bắt đầu xuất hiện rồi tăng tốc nhanh dần, cuối cùng trở thành một cơn bão dịch bệnh quét qua New York, y như cách Covid-19 đang hoành hành hiện nay.
Cúm Tây Ban Nha đã khiến hàng chục triệu người trên thế giới tử vong. Tại Mỹ, số người chết vì đại dịch này là 675.000, trong đó có Frederick Trump, ông nội đương kim Tổng thống Mỹ – Donal Trump.
Một người tử vong vì cúm Tây Ban Nha được đưa lên xe chở thi thể (ảnh: NY Times)
New York có hơn 20.000 người tử vong trong đại dịch này. Trung bình, mỗi ngày lại có 400 – 500 người tử vong tại New York, gieo rắc nỗi kinh hoàng cho người dân.
Trong cuốn Lịch sử thành phố New York từ năm 1898 đến 1919, nhà sử học Mike Wallace mô tả, những người chết vì cúm Tây Ban thở khò khè và phổi của họ chứa đầy dịch lỏng sủi bọt.
Thành phố New York là nơi hoàn hảo để một dịch cúm lây lan. Dòng người đông đúc tại các ga tàu trong giờ cao điểm và trên đường phố. Thời đó, người dân rất thích uống nước tại các đài phun nước công cộng với chỉ một chiếc cốc duy nhất dùng cho tất cả mọi người. Người ta cho rằng, chiếc cốc công cộng an toàn vì luôn được rửa sạch, tuy nhiên, nước thì không thể rửa sạch được virus.
Video đang HOT
Một bệnh viện đông nghịt người ở New York trong dịch cúm (ảnh: NY Times)
Trong lúc dịch bệnh đang lây lan, nhiều người dân đã yêu cầu chính quyền mau cho đóng cửa toàn bộ các nhà hát khắp thành phố. Tuy nhiên, ông Royal S. Copeland – Ủy viên y tế bấy giờ của New York, khăng khăng từ chối điều này.
Lý do được ông Copeland đưa ra là: Mở cửa các nhà hát khiến người dân tụ tập đông và việc giáo dục tuyên truyền về dịch bệnh sẽ hiệu quả hơn.
Trước khi buổi biểu diễn tại các nhà hát bắt đầu, một người nào đó thuộc chính quyền sẽ ra và giảng giải cho công chúng bên dưới biết về nguy cơ lây bệnh khi ho hoặc hắt hơi. Khán giả sẽ biết dịch cúm Tây Ban Nha lây lan ra sao và từ đó có ý thức bảo vệ sức khỏe bản thân cũng như những người khác.
Có lẽ không cần nói cũng biết độ hiệu quả của phương pháp giáo dục tập trung này, số người tử vong vì dịch cúm cứ thế mà tăng lên sau các buổi tuyên truyền.
Một bệnh viện khác ở Washington (ảnh: NY Times)
Ngoài biện pháp giáo dục tập trung, nhiều biện pháp khác cũng được New York thực hiện và xem ra là có hiệu quả hơn. Ví dụ như dán áp phích, rải tờ rơi truyên truyền, kêu gọi mọi người không hắt hơi, họ hoặc khạc nhổ ở nơi công cộng và trên đường phố. Cảnh sát đi tuần tra mọi nẻo đường và sẵn sàng xử phạt những kẻ vi phạm.
Về chuyện đeo khẩu trang hay che mặt bằng vải trong dịch cúm Tây Ban Nha, Ủy ban Y tế New York tuyên bố: Đeo khẩu trang trông tức cười nhưng thà vậy còn hơn bị chết.
New York cũng không cho đóng cửa các trường học. Ông Copeland cho rằng, trường học còn sạch sẽ hơn nhà của các học sinh và trường học quản lý trẻ em tốt hơn là để chúng ở nhà với bố mẹ.
Những doanh nghiệp và công sở cũng được cho phép hoạt động như bình thường nhưng sẽ bị đổi giờ hoạt động để tránh tụ tập quá đông.
Một người lao công đang che mặt bằng vải trong dịch cúm năm 1918 tại New York (ảnh: NY Times)
Khi được Thị trưởng New York – ông John Francis Hylan, gửi cho một bức thư với nội dung phàn nàn của người dân rằng ngài Ủy viên y tế không coi trọng các biện pháp chống dịch, ông Copeland đáp lại trên một bài báo:
“Ủy viên Y tế của các bạn coi dịch bệnh là một vấn đề rất nghiêm trọng. Nghiêm trọng đến mức tôi dành 21 giờ mỗi ngày để tìm cách đối phó, 3 giờ còn lại để mơ về dịch bệnh”.
Trong cuốn lịch sử của mình, ông Bellevue miêu tả: “Vì dịch bệnh bùng phát rất nhanh, bệnh viện bị quá tải ngay lập tức. Các bệnh nhân nhiễm cúm Tây Ban Nha bị nhồi nhét trong cũi hay chen chúc tại khắp các ngõ ngách của bệnh viện do thiếu giường bệnh. Giường bệnh được ưu tiên cho trẻ em. 3 trẻ em nằm một giường.
Một đội quân lớn là những người phụ nữ đã tình nguyện đến chăm sóc cho những người bệnh. Họ mang theo khăn trải giường mới, sạch sẽ, thực phẩm tiếp tế và nhiều nồi súp nóng hổi”.
Một tờ rơi khuyên mọi người đừng nên hắt hơi ở nơi công cộng (ảnh: NY Times)
Ông Paul Newerman, Giám đốc thư viện tại Học viện Y khoa New York, cho biết, New York bị ảnh hưởng nặng bởi đại dịch cúm nhưng đỡ hơn nhiều so với một số thành phố khác ở Mỹ như Philadelphia, Boston.
“Họ có một phong trào bảo vệ sức khỏe cộng đồng mạnh mẽ và trên hết là sự may mắn”, ông Paul Newerman nói.
Bộ Y tế khuyến cáo về việc cách ly, theo dõi sức khỏe trong phòng chống Covid-19:
- Đối với những người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Phải cách ly ngay tại cơ sở y tế trong vòng 14 ngày, đồng thời lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.
- Đối với người tiếp xúc với người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú, cư trú trong vòng 14 ngày và thông báo với chính quyền cơ sở (phường, xã, thị trấn) và phải theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe. Nếu thấy có biểu hiện sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi, ớn lạnh hoặc khó thở thì lập tức cho cách ly ngay tại cơ sở y tế và lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.
- Thường xuyên đeo khẩu trang, che miệng khi ho, hắt hơi.
- Rửa tay bằng xà phòng liên tục để tránh nguy cơ lây truyền bệnh cho những người khác.
- Chia sẻ lịch trình di chuyển của bản thân với nhân viên y tế.
- Gọi ngay đến đường dây nóng thông báo thông tin: 19003228 và 19009095.
Vương Nam
Virus "sốt khỉ" lây lan tại Ấn Độ, 3 người tử vong trong thời gian ngắn
Nhiều người dân tại Ấn Độ đang trở thành nạn nhân của căn bệnh "sốt khỉ". Cơ quan y tế Ấn Độ cảnh báo, đây là căn bệnh rất nguy hiểm, nguy cơ tử vong rất cao.
Ngày 9.3, Bộ Y tế Ấn Độ đã ghi nhận ít nhất 55 người nhiễm bệnh và 3 ca tử vong vì "sốt khỉ" chỉ trong vòng 2 tuần.
Căn bệnh mới này được người dân Ấn Độ gọi là "sốt khỉ" vì lây truyền sang người sau khi bị bọ ve mang virus trên cơ thể loài khỉ cắn.
"Sốt khỉ" được giới khoa học gọi là bệnh Kyasanur Forest. Đây là căn bệnh gây xuất huyết do virus, có nguồn gốc từ miền Nam Ấn.
"Đã có 2 trường hợp nhiễm mới Kyasanur Forest tại thị trấn Siddapura (Ấn Độ). Sự xuất hiện của virus đã được phát hiện trong nội tạng của một số con khỉ tại khu vực này", tiến sĩ Ashok Kumar đến từ Bộ Y tế Ấn Độ cho biết.
"Chúng tôi hiện có đủ vắc xin và đang cố gắng nâng cao nhận thức của cộng đồng về căn bệnh", ông Ashok Kumar nói thêm.
Virus "sốt khỉ" nguy hiểm đang lây lan tại Ấn Độ (ảnh: Dailystar)
Bệnh "sốt khỉ" lây nhiễm từ một loại virus tồn tại trong ve sống trên loài khỉ. Những con ve mang virus cắn người và các loài động vật khác và có khả năng lây lan cao.
Giới chức y tế Ấn Độ hiện đang kêu gọi người dân đi tiêm phòng và bôi thuốc chống côn trùng, sử dụng các biện pháp chống ve, rận trên vật nuôi.
Virus "sốt khỉ" gây tỷ lệ tử vong rất cao - 10%.
Ấn Độ là "thiên đường" của loài khỉ do tín ngường thờ thần khỉ Hanuman (ảnh: Dailystar)
Theo tín ngưỡng của người dân Ấn Độ, khỉ là hiện thân của thần khỉ Hanuman và được người dân tại đây tôn thờ, bảo vệ.
Khi bị nhiễm virus "sốt khỉ", người bệnh sẽ sốt cao, sau đó xuất huyết không ngừng tại mũi, cổ họng và nướu, cuối cùng dẫn đến tử vong. Virus này còn có thể gây xuất huyết dạ dày, trực tràng, đông cứng cơ, rối loạn thần kinh.
Theo danviet.vn
Iran ghi nhận nhiều ca nCoV tử vong nhất trong ngày Bộ Y tế Iran hôm nay ghi nhận thêm 54 ca nhiễm nCoV tử vong, con số cao nhất trong một ngày tại nước này. Với 54 trường hợp tử vong mới, số người chết vì nCoV ở Iran đã tăng lên 291, phát ngôn viên Bộ Y tế Iran Kianoush Jahanpour cho biết trong cuộc họp báo trên truyền hình. Iran cũng...