Nhìn lại cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu năm 2022

Theo dõi VGT trên

Đối với ngành năng lượng, năm 2022 sẽ được ghi nhớ là năm mà xung đột ở Ukraine đã tạo ra cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu chưa từng có.

Nhìn lại cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu năm 2022 - Hình 1
Công trình xây dựng trạm tiếp nhận khí tự nhiên hoá lỏng (LNG) nổi của Đức tại cảng Wilhelmshaven, miền Tây Bắc nước này ngày 29/9. Ảnh: AFP/TTXVN

Theo hãng tin Reutes, sự kiện Nga đưa quân vào Ukraine và các biện pháp trừng phạt sau đó của phương Tây đã tạo ra áp lực mới đối với nguồn cung dầu, trong bối cảnh nguồn cung hạn hẹp và không đủ để đáp ứng nhu cầu cho nền kinh tế đang phục hồi nhanh chóng sau đại dịch COVId-19.

Các công ty năng lượng hàng đầu thế giới đã nhanh chóng rút khỏi Nga. Các quốc gia châu Âu vội vã tìm mọi cách để đảm bảo nguồn năng lượng cho mùa đông.

Giá khí đốt tự nhiên đạt mức cao nhất trong nhiều năm và giá dầu lên gần 140 USD/thùng, gần mức kỷ lục mọi thời đại, gây ra vòng xoáy lạm phát hậu đại dịch, tạo ra cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt ở nhiều quốc gia.

Cuộc xung đột ở Ukraine và các biện pháp trừng phạt Nga sau đó của phương Tây đã làm đổ vỡ các mối quan hệ trong chuỗi cung ứng vốn đã tồn tại trong nhiều thập kỷ.

Các nền kinh tế lớn trên thế giới làm mọi cách để tìm nguồn năng lượng thay thế cho nguồn cung từ Nga. Các chính phủ đẩy nhanh triển khai năng lượng mặt trời và gió, nhưng cũng đẩy mạnh mua than, khiến các mục tiêu về biến đổi khí hậu đã bị trì hoãn.

Các chính phủ đã chi hàng tỷ USD để hỗ trợ các tập đoàn điện lớn như Uniper của Đức. Nam Phi trải qua đợt cắt điện tồi tệ nhất trong lịch sử. Sri Lanka cạn kiệt nhiên liệu.

Cuộc xung đột ở Ukraine khiến các nước châu Âu phải đánh giá lại mối quan hệ với Nga – quốc gia từ lâu đã là nhà cung cấp khí đốt tự nhiên chính của lục địa này.

Kể từ đó, các quốc gia đã thảo luận và bắt đầu áp dụng biện pháp áp trần giá dầu mỏ Nga từ ngày 5/12, trong khi châu Âu đang thảo luận về trần giá khí đốt và đầu tư nhiều hơn vào khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) để đáp ứng nhu cầu năng lượng.

Ông Michael Stoppard, cố vấn đặc biệt và nhà phân tích khí đốt toàn cầu tại công ty S&P Global Commodity Insights, cho biết: “Chúng ta đang chứng kiến mối quan hệ đối tác thành công suốt 50 năm về khí đốt giữa Nga và châu Âu chấm dứt. Điều đó dẫn đến điều chỉnh lại cung và cầu và sẽ mất thời gian. Chúng ta sẽ phải gánh chịu hậu quả cho đến năm 2023 và lâu hơn nữa”.

Tình trạng lộn xộn vẫn chưa kết thúc. Các nền công nghiệp lớn cũng đang chuẩn bị đối phó với những hạn chế về nguồn cung vào năm 2023, nếu không muốn nói là trong nhiều năm sau đó.

Các chính phủ ở Mỹ và châu Âu đều chuyển sang hỗ trợ nguồn cung chiến lược cho các đồng minh cho dù chi phí có thể cao hơn, đồng thời tăng cường sử dụng các gói viện trợ và thuế trong nước để phát triển các nguồn năng lượng hạt nhân, năng lượng mặt trời, gió, hydro.

Video đang HOT

Nhìn lại cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu năm 2022 - Hình 2
Một trạm trung chuyển khí đốt lớn nhất châu Âu ở Werne, Đức. Ảnh: AFP/TTXVN

Kể từ ngày 9/8, Liên minh châu Âu (EU) bắt đầu thực hiện mục tiêu giảm 15% lượng khí đốt sử dụng trong khoảng thời gian từ tháng 8/2022 đến tháng 3/2023. Mặc dù là tự nguyện, song kế hoạch tiết kiệm khí đốt cho một mùa Đông an toàn vẫn đưa ra đề xuất về một luật mới, cho phép EU có quyền buộc các quốc gia thành viên phải đáp ứng các mục tiêu cắt giảm trong trường hợp đặc biệt tùy thuộc vào mức tiêu thụ và dự trữ của mỗi nước.

Trong cuộc họp báo chung mới đây, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) và Ủy ban châu ÂU (EC) cho rằng dù châu Âu có đủ năng lượng năm nay, năm sau lại là câu chuyện khác. IEA dự báo EU có thể phải đối mặt với khả năng thiếu khí đốt lên tới 30 tỷ m3 vào năm 2023, bởi nguồn cung từ đường dẫn khí đốt của Nga đã dừng lại và thị trường LNG vận chuyển bằng đường tàu sẽ bị giảm đi khi nhu cầu của Trung Quốc hồi phục trở lại. Thêm vào đó, không ai có thể đảm bảo rằng nhiệt độ năm tới sẽ ôn hòa như năm nay.

Đánh giá của IEA đặt giả thiết các đường ống khí đốt mà Nga đang cấp cho EU sẽ dừng hoàn toàn đầu năm 2023, nhập khẩu LNG của Trung Quốc quay về mức năm 2021 và các cơ sở lưu trữ khí đốt của châu Âu chỉ còn 30% cuối mùa đông này. Dù vậy, IEA cho rằng phần thiếu hụt vẫn có thể giảm bớt nếu châu Âu tích cực áp dụng nhiều biện pháp.

Khi năm 2022 sắp kết thúc, chi phí cho khí đốt tự nhiên và nhiên liệu sưởi ấm đã giảm khi hoạt động kinh tế suy giảm. Nhưng mọi người vẫn đang gặp khó khăn và có thể tiếp tục gặp khó như vậy trong một thời gian vì nguồn cung khan hiếm gây ra nhiều cú sốc giá hơn.

Ông Francesco Starace, Giám đốc điều hành Enel của Italy, một trong những công ty năng lượng lớn nhất thế giới, cho biết: “Đây sẽ được coi là một năm có ảnh hưởng mạnh mẽ, thực sự là khởi đầu của một hệ thống hoàn toàn mới. Năm 2022 và một phần của năm 2023 là khi tất cả những điều quan trọng này xảy ra. Đó là một năm phá bỏ thói quen và thay đổi rất rõ ràng”.

Khủng hoảng năng lượng tạo ra trật tự mới ở châu Âu: Italy mạnh hơn, Đức yếu dần

Cùng đối mặt với khủng hoảng năng lượng nhưng Đức và Italy là hai ví dụ trái ngược nhau.

Italy chủ động, Đức bị động

Khủng hoảng năng lượng tạo ra trật tự mới ở châu Âu: Italy mạnh hơn, Đức yếu dần - Hình 1
Giám đốc điều hành Eni, ông Claudio Descalzi. Ảnh: Reuters

Vài tuần sau khi nổ ra xung đột giữa Nga và Ukraine ngày 24/2, ông Claudio Descalzi, Giám đốc điều hành tập đoàn năng lượng Italy Eni, đã bắt đầu một chuyến thăm các quốc gia cung cấp khí đốt ở châu Phi.

Theo hãng tin Reuters, ông Descalzi đã gặp các quan chức ở Algeria vào tháng 2, tham gia đàm phán ở Angola, Ai Cập và Cộng hòa Congo vào tháng 3. Ông Descalzi thường đi cùng với các quan chức cấp cao của Italy.

Tập đoàn Eni và Italy đã có thể tận dụng các mối quan hệ hiện có với các quốc gia nói trên để đảm bảo có một lượng khí đốt bổ sung thay thế một phần lớn khối lượng mà nước này mua từ Nga.

Đó là thay đổi nhanh chóng mà nhiều quốc gia châu Âu đã không thực hiện được khi xung đột ở Ukraine tác động đến nhiều thứ.

Đức là một ví dụ. Cường quốc kinh tế này hoàn toàn bị động. Đức đang trên bờ vực suy thoái, ngành công nghiệp nước này đang chuẩn bị cho tình huống bị hạn chế khí đốt và điện. Đức cũng vừa phải quốc hữu hóa một công ty điện lớn.

Trong khi đó, Italy vốn là một quốc gia thường xảy ra khủng hoảng kinh tế lại có sức chống chịu tương đối kiên cường. Italy đã tìm được nguồn cung cấp khí đốt bổ sung và tự tin rằng sẽ không cần phải phân bổ khí đốt. Chính phủ Italy tự hào quốc gia này là nước có an ninh năng lượng tốt nhất châu Âu.

Trên thực tế, hai quốc gia Đức và Italy đang ở trong những hoàn cảnh trái ngược nhau khi cuộc khủng hoảng năng lượng nghiêm trọng xảy ra tại một lục địa mà mức độ phụ thuộc vào khí đốt Nga rất khác nhau.

Phần lớn khu vực phải đối mặt với cuộc khủng hoảng nguồn cung vào mùa đông, trong đó những nước bị ảnh hưởng nặng nề gồm có Đức, Hungary và Áo. Các quốc gia ít bị ảnh hưởng hơn gồm Pháp, Thụy Điển, Anh và Italy - vốn không phụ thuộc Nga.

Ông Martijn Murphy, chuyên gia dầu khí tại công ty nghiên cứu Wood Mackenzie, cho biết mặc dù Italy từ lâu đã coi Nga là nhà cung cấp khí đốt lớn nhất của mình, nhưng nước này có các nhà cung cấp đa dạng và mối quan hệ lâu dài với châu Phi. Nhờ đó, Italy có khả năng đối phó tốt hơn các nước khác khi Nga ngừng cung cấp khí đốt.

Ông Murphy nói: "Eni có quan hệ rất chặt chẽ với tất cả các quốc gia mà tập đoàn này hoạt động ở Bắc Phi và có mặt ở tất cả các nước: Algeria, Tunisia, Libya, Ai Cập và ở hầu hết các quốc gia này, Eni là nhà đầu tư thượng nguồn và nhà sản xuất dầu quốc tế lớn nhất".

Cuộc khủng hoảng năng lượng do xung đột Ukraine đã buộc các chính phủ phải đối mặt với nguy cơ khi phụ thuộc quá mức vào một nhà cung cấp hoặc khu vực. Khủng hoảng này giống khủng hoảng năng lượng những năm 1970 đã khiến phương Tây phải suy nghĩ lại về việc phụ thuộc dầu mỏ Trung Đông. Sau đó, phương Tây đã tăng cường hoạt động thăm dò toàn cầu và tìm kiếm các nhà cung cấp thay thế như Venezuela và Mexico.

Bộ Kinh tế Đức cho biết họ muốn ngừng nhập khẩu khí đốt của Nga càng nhanh càng tốt và đa dạng hóa nguồn cung cấp. Các bước đầu hướng tới mục tiêu đó là việc cho thuê 5 trạm nổi khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG). Đức hiện không có trạm LNG, trong khi Italy có ba trạm đang hoạt động và gần đây đã mua thêm hai trạm khác.

Italy đã tiêu thụ 29 tỷ mét khối khí đốt của Nga vào năm ngoái, chiếm khoảng 40% lượng nhập khẩu của nước này. Italy đang dần thay thế khoảng 10,5 tỷ mét khối khí trong số đó nhờ tăng nhập khẩu từ các nước khác bắt đầu từ mùa đông năm nay.

Hầu hết lượng khí đốt bổ sung sẽ đến từ Algeria. Algeria cho biết sẽ tăng tổng lượng khí đốt bán cho Italy gần 20% lên 25,2 tỷ mét khối trong năm nay. Điều này có nghĩa là Algeria sẽ trở thành nhà cung cấp hàng đầu của Italy, cung cấp khoảng 35% lượng khí đốt nhập khẩu. Trong khi đó, thị phần của Nga đã giảm xuống mức rất thấp.

Từ mùa xuân năm 2023, lượng LNG ngày càng tăng sẽ bắt đầu đến từ các quốc gia như Ai Cập, Qatar, Congo, Nigeria và Angola, cho phép Italy thay thế 4 tỷ mét khối khí đốt khác của Nga.

Bất lợi của Đức

Khủng hoảng năng lượng tạo ra trật tự mới ở châu Âu: Italy mạnh hơn, Đức yếu dần - Hình 2
Cơ sở nhận và chuyển khí đốt thuộc dự án Nord Stream 1 ở Lubmin, Đức ngày 30/8/2022. Ảnh: AFP/TTXVN

Đức đã nhập 58 tỷ mét khối khí đốt của Nga vào năm ngoái, chiếm 58% lượng tiêu thụ. Nguồn cung khí đốt cho Đức thông qua đường ống Nord Stream 1 bị giảm kể từ tháng 6 và tạm dừng vào tháng 8.

Không thể đảm bảo đủ nguồn cung cấp thay thế dài hạn từ các quốc gia khác và thiếu một tập đoàn dầu khí quốc gia có hoạt động sản xuất ở nước ngoài, Đức đã buộc phải dựa vào thị trường giao ngay. Tại thị trường này, Đức phải trả giá gấp 8 lần mức giá mua khí đốt so với một năm trước.

Các yếu tố nằm ngoài tầm kiểm soát của con người có thể tác động tới an ninh năng lượng của Đức. Ví dụ, Đức không nằm gần Bắc Phi như Italy, cũng không gần Biển Bắc nhiều khí đốt như Anh và Na Uy. Đức không có trữ lượng dầu khí lớn.

Tuy nhiên, các quan chức và giám đốc điều hành của Đức đã có những tính toán sai lầm trong những năm gần đây, đặc biệt là sau khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea của Ukraine.

Trở lại năm 2006, Italy là nước nhanh nhất tìm đến khí đốt của Nga. Vào thời điểm đó, Eni đã đồng ý về thỏa thuận với tập đoàn năng lượng Gazprom của Nga. Đây là thỏa thuận khí đốt lớn nhất từ ​​trước đến nay của một công ty châu Âu với Gazprom.

Nhưng trong 8 năm qua, hai quốc gia Đức và Italy đã có sự khác biệt: Đức đã tăng gấp đôi lượng khí đốt mua từ Nga và ngày càng trở nên phụ thuộc trong khi Italy tìm cách bảo vệ mình.

Italy bắt đầu đi theo một hướng khác vào năm 2014. Ông Descalzi nắm quyền lãnh đạo Eni và tập trung thăm dò ở châu Phi. Tại Ai Cập, Năm 2015, Eni đã phát hiện ra mỏ khí đốt lớn nhất Biển Địa Trung Hải là Zohr. Tại Algeria, Eni đã đạt được thỏa thuận vào năm 2019 để gia hạn nhập khẩu khí đốt cho đến năm 2027.

Việc Nga sáp nhập Crimea vào năm 2014 và các lệnh trừng phạt tiếp theo của phương Tây là một bước ngoặt.

Italy đã ngừng hỗ trợ cho dự án South Stream trị giá 40 tỷ USD của Gazprom. Đây là dự án nhằm vận chuyển khí đốt từ Nga đến Hungary, Áo và Italy và bỏ qua Ukraine. Eni đã từ bỏ South Stream vào cuối năm đó.

Thay vào đó, Italy chuyển hướng sang xây dựng đường ống Trans Adriatic nhỏ hơn từ Azerbaijan qua Hy Lạp và Albania.

Tuy nhiên, Đức đã không như vậy. Năm 2015, Gazprom và các công ty của Đức gồm cả Uniper đã ký hợp đồng xây dựng đường ống Nord Stream 2.

Giờ đây, Uniper đang chuẩn bị kiện Gazprom về những thiệt hại do cắt giảm nguồn cung và đã được chính phủ Đức giải cứu với số tiền 29 tỷ euro.

Đức đặt mục tiêu thay thế hoàn toàn khí đốt của Nga vào giữa năm 2024, mặc dù một số công ty cho rằng có thể mất nhiều thời gian hơn thế do các nguồn thay thế khan hiếm và khối lượng khó mua.

Thủ tướng Đức Olaf Scholz thừa nhận vào tháng 6: "Chúng ta đã phụ thuộc quá lâu và quá nhiều vào nguồn cung cấp năng lượng từ Nga".

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Tỉ phú Elon Musk nhắm đến Microsoft trong đơn kiện OpenAI
08:53:26 17/11/2024
Lầu Năm Góc tiếp tục không thể giải trình đầy đủ các khoản ngân sách 824 tỷ USD
21:28:28 16/11/2024
Trung Quốc giảm thuế xuất khẩu 209 sản phẩm
20:02:52 17/11/2024
Loạt lựa chọn nội các gây tranh cãi mới nhất của ông Trump
18:43:51 17/11/2024
Tòa án Mỹ chấp thuận hoãn truy tố ông Trump vụ tài liệu mật
07:05:01 17/11/2024
Máy bay Boeing 737-800 bị bắn trên đường băng khi chuẩn bị cất cánh tại Mỹ
19:51:00 18/11/2024
Temu vấp rào cản ở Đông Nam Á dù giá rẻ không tưởng
14:27:43 18/11/2024
Mỹ phát hiện trường hợp đầu tiên mắc đậu mùa khỉ chủng Clade 1
05:48:15 18/11/2024

Tin đang nóng

Hot lại đám cưới xa hoa tại lâu đài Thành Thắng - Ninh Bình: Riêng tiền hoa tươi đã ngốn 15 tỷ
16:40:38 18/11/2024
Hồng Loan đột ngột chia sẻ chuyện tang sự của gia đình
19:21:08 18/11/2024
Sốc với thu nhập của Lý Tử Thất
16:22:30 18/11/2024
Bán 3 tài khoản ngân hàng được 9 triệu, cả gia đình bị phạt gấp 14 lần
19:31:52 18/11/2024
Bức ảnh ê chề nhất cuộc đời Phạm Băng Băng
16:00:45 18/11/2024
Chuyện cô giáo ở TP.HCM trả lại phong bì 50 ngàn đồng: Muốn tỏ rõ thành ý với giáo viên, 3 câu sau còn hiệu quả hơn tặng quà
18:30:43 18/11/2024
Huỳnh Hiểu Minh gặp khủng hoảng sự nghiệp nghiêm trọng
15:57:09 18/11/2024
Hoa hậu Thanh Thủy vừa đáp xuống sân bay đã dính cả rổ meme, thay đổi thái độ trong tích tắc vì 1 câu hỏi
16:18:44 18/11/2024

Tin mới nhất

Cựu 'phó tướng' phản đối lựa chọn của ông Trump cho vị trí bộ trưởng y tế

21:54:26 18/11/2024
Cựu Phó tổng thống Mỹ Mike Pence đang thúc giục các thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa không thông qua việc Tổng thống đắc cử Donald Trump đề cử ông Robert FKennedy Jr. làm Bộ trưởng Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh.

Tổng biên tập tạp chí Mỹ lâu đời nhất gọi cử tri của ông Trump là 'phát xít'

21:51:10 18/11/2024
Tổng biên tập Laura Helmuth của tạp chí Scientific American (Khoa học Mỹ) đã từ chức sau khi gây tranh cãi vì gọi cử tri của Tổng thống đắc cử Donald Trump là phát xít .

Khi Israel thăm dò ông Trump

21:42:52 18/11/2024
Trên danh nghĩa, đây chỉ là đề xuất cá nhân nhưng cũng báo hiệu mức độ đối địch giữa Tel Aviv và Tehran sẽ tiếp tục gia tăng mạnh mẽ trong thời gian tới.

Tổng thống Biden ra cảnh báo trong cuộc gặp với lãnh đạo Nhật, Hàn Quốc

21:38:36 18/11/2024
Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 15.11 đã cảnh báo về một kỷ nguyên biến động chính trị khi ông gặp các đồng minh quan trọng ở châu Á-Thái Bình Dương.

Ông Kim Jong Un chỉ trích phương Tây về vấn đề Ukraine

21:08:06 18/11/2024
Do đó, ngày càng có nhiều quốc gia tham gia, tình hình bất ổn gia tăng có thể dẫn đến Thế chiến III và tình hình toàn cầu đang tiến gần đến ngưỡng nguy hiểm , ông nói thêm.

Xung đột Ukraine nguy cơ leo thang trước khi Donald Trump trở lại Nhà Trắng

21:03:51 18/11/2024
Ông Josep Borrell cho rằng đây là phản ứng thỏa đáng trước việc Triều Tiên hỗ trợ phía Nga. Tuy nhiên, ông cho rằng thông tin cho phép tấn công tên lửa tầm xa nên là điều bất ngờ cho Nga.

Nga bán lại nhiều khí đốt hơn cho châu Âu sau khi dừng nguồn cung tới Áo

21:01:57 18/11/2024
Một nguồn tin quen thuộc với nguồn cung cấp khí đốt của Nga tại châu Âu cho biết khí đốt từ Nga vẫn rẻ hơn so với nhiều nguồn khác, do đó, khối lượng khí đốt của Áo đã nhanh chóng được bán lại.

Yếu tố địa chính trị tác động đến thị trường khí đốt châu Âu

20:18:15 18/11/2024
Hiện tại, Nga vẫn cung cấp một lượng lớn khí đốt cho Slovakia, Hungary và Cộng hòa Czech, dù nước này không có hợp đồng trực tiếp. Một lượng dầu ít hơn vẫn được chuyển tới Italy và Serbia.

Nga triển khai tấn công tên lửa và UAV dữ dội nhất vào cơ sở hạ tầng Ukraine

20:10:43 18/11/2024
Theo Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế, dù các nhà máy điện hạt nhân không bị ảnh hưởng trực tiếp, nhưng nhiều trạm biến áp đã chịu thiệt hại nặng nề.

Israel đã phá hủy cơ sở nghiên cứu vũ khí hạt nhân tuyệt mật của Iran?

19:53:19 18/11/2024
Cuộc tấn công của Israel vào Iran ngày 26.10 đã phá hủy một cơ sở nghiên cứu vũ khí hạt nhân tuyệt mật đang hoạt động tại khu quân sự Parchin ở miền nam Iran, theo Axios dẫn lời giới chức Mỹ và Israel.

Nhóm bà Harris lên tiếng về thông tin nợ nần tranh cử

19:29:39 18/11/2024
Con số trên do chiến dịch tranh cử của bà Harris và Ủy ban Quốc gia đảng Dân chủ (DNC) đưa ra, theo Bloomberg hôm nay 16.11.

Ông trùm dầu mỏ Singapore bị kết án gần 18 năm tù vì gian lận

18:13:29 18/11/2024
Tuy nhiên, công ty đã sụp đổ vào năm 2020 khi đại dịch COVID-19 làm thị trường dầu mỏ rơi vào khủng hoảng chưa từng có, phơi bày những khó khăn tài chính của Hin Leong. Ông Lim sau đó đã xin tòa án bảo hộ khỏi các chủ nợ.

Có thể bạn quan tâm

Phim 'Độc đạo' tập 34: Hồng gặp nguy vì cứu Khương?

Phim việt

21:51:15 18/11/2024
Bà Mộc nói rằng Khương chạy ra ngoài mua bánh sinh nhật mà chưa thấy về. Đúng lúc này, Hồng nhận được nhắn Khương đang ở bản Mây...

Phản ứng của Dương Khắc Linh khi vợ đóng cảnh tình cảm với ca sĩ nam

Nhạc việt

21:47:37 18/11/2024
Theo dõi vợ đóng MV cùng Ưng Hoàng Phúc, Dương Khắc Linh không những không ghen tuông mà còn góp ý để sản phẩm âm nhạc mới của người bạn đời được chỉn chu.

Nhan sắc đời thường của tomboy gây chú ý trong phim Việt giờ vàng

Hậu trường phim

21:39:02 18/11/2024
Khác với hình ảnh tomboy cá tính trong phim Tuổi trẻ giá bao nhiêu , Lương Ánh Ngọc sở hữu vẻ ngọt ngào, xinh đẹp trong cuộc sống đời thường.

Phát hiện thú vị từ xác ướp mèo răng kiếm Kỷ băng hà

Lạ vui

21:33:59 18/11/2024
Xác ướp đóng băng của một con mèo răng kiếm 35.000 năm tuổi đã được nghiên cứu lần đầu tiên trong lịch sử, theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Scientific Reports hôm 14.11.

Lập nhóm kinh doanh giả trên sàn thương mại điện tử để mua bán thuốc lá lậu xuyên quốc gia

Pháp luật

21:30:12 18/11/2024
Để tránh sự phát hiện, các đối tượng tạo tài khoản, cửa hàng kinh doanh giả ngụy trang trên trang thương mại điện tử Lazada hoặc trên sàn giao dịch điện tử Bambooship để tạo các đơn vận chuyển với nội dung giả là sản phẩm linh kiện điện...

Xôn xao gương mặt hốc hác của "người hùng" U23 Việt Nam, nhan sắc xuống cấp rõ rệt

Sao thể thao

21:12:13 18/11/2024
Mùa giải V.League 2024/2025 đang diễn ra sôi nổi, tại vòng 8 V.League CLB TP.HCM tiếp đón CLB CAHN. Trong trận đấu này sự xuất hiện của hậu vệ Vũ Văn Thanh đã khiến dân tình phải xôn xao

Thảo Trang đón sinh nhật đáng nhớ cùng dàn "Chị đẹp"

Sao việt

21:08:26 18/11/2024
Tối cuối tuần nhưng mọi người đều có mặt đông đủ, riêng các Chị đẹp Mỹ Linh, Thu Phương, Phương Thanh, DJ Mie bận lịch diễn nhưng vẫn gửi hoa và quà để chúc mừng sinh nhật của Thảo Trang.

Lọ Lem - con gái Quyền Linh: Tuổi 18 lột xác gợi cảm, không ngại mặc hở

Phong cách sao

20:55:05 18/11/2024
Bên cạnh những lời khen ngợi về nhan sắc và vóc dáng, Lọ Lem cũng nhận được nhiều đánh giá tích cực về phong cách ăn mặc.

Tự nguyện donate hơn 2 tỷ cho nữ streamer để xin gặp gỡ, sau khi thấy "người trong mộng", người đàn ông quyết định gọi cảnh sát

Netizen

20:54:10 18/11/2024
Người đàn ông tên Dương, sống ở Giang Tô (Trung Quốc) thường xuyên xem livestream khi rảnh rỗi. Với anh, đây là hoạt động giải trí sau những giờ làm việc căng thẳng.

Diddy bị tố vi phạm quy định trong trại giam, tìm cách thao túng nhân chứng

Sao âu mỹ

20:11:12 18/11/2024
Truyền thông Mỹ đưa tin, ông trùm nhạc rap Diddy vướng cáo buộc vi phạm nhiều quy định trong trại giam, lên kế hoạch tác động tâm lý các nạn nhân với mong muốn thay đổi kết quả vụ án.

Tránh uống rượu khi bạn đang uống các loại thuốc này

Sức khỏe

20:01:48 18/11/2024
Đây cũng là một loại thuốc cần tránh uống rượu bởi rượu có thể dẫn đến lượng đường trong máu thấp nguy hiểm. Ngoài ra, còn có nguy cơ mắc các triệu chứng như huyết áp thay đổi đột ngột, nhịp tim nhanh, đau đầu và buồn nôn.