Nhìn lại cuộc “khẩu chiến” Trung Quốc-Philippines trong năm 2013
Giai đoạn này nổi bật với các cáo buộc và đô lôi qua lại, công khai rộng rãi giữa các quan chức Trung Quốc và Philippines về tranh chấp Biển Đông.
Robert Sutter là giáo sư Quan hệ Quốc tế tại Khoa Quan hệ Quốc tế Elliott, Đại học George Washington, Washington DC. Chin-Hao Huang là nghiên cứu sinh ngành Khoa học Chính trị tại Đại Học Nam California. Bài viết này được đăng lần đầu tiên trong tạp chí Comparative Connections, ấn phẩm được xuất bản theo quý bởi Pacific Forum, CSIS.
Cuộc chiến này đã gợi cho chúng ta nhớ lại những cuộc khẩu chiến lâu dài trong các tranh chấp trước đây giữa Bắc Kinh với Moscow, Washington, Đài Bắc, Hà Nội và New Dehli. Cũng trên các phương tiện truyền thông, Trung Quốc bày tỏ lo ngại về sư ung hô của Mỹ và Nhật danh cho Philippines trong tranh chấp vơi Trung Quốc.
Tiêu điểm của sự chú ý năm ơ các tuyên bố đáp trả lẫn nhau về Bãi Cỏ Mây (Second Thomas Shoal). Người Philippines gọi là Bãi cạn Ayungin và người Trung Quốc gọi là Bãi cạn Nhân Ái, bãi cạn này dài 15km và rộng 5km, nằm gần Bãi Cỏ Rong, khu vực cả hai bên đều yêu sách, và được cho là có trữ lượng dầu mỏ và khí đốt thiên nhiên đáng kể.
Vào ngày 10/5, chính phủ Philippines gửi công hàm phản đối tới Đại sứ quán Trung Quốc tại Manila về việc Trung Quốc triển khai “trái phép và có tính chất khiêu khích” một tàu Hải quân và một tàu hải giám tới khu vực gần Bãi cạn.
Khoảng một tuần sau, một quan chức địa phương của Philippines nói với báo chí rằng một tàu dân sự chở vị quan chức này và 150 dân thường đã bị một tàu chiến Trung Quốc truy đuổi khi tàu của Philippines đang đi gần Bãi Cỏ Mây.
Vào cuối tháng 5, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng Trung Quốc cùng với Đại sứ Trung Quốc tại Manila đã lên án việc Philippines đặt một tàu chiến cũ tại Bãi Cỏ Mây vào năm 1999 và tiếp tục triển khai một lực lượng nhỏ thủy quân lục chiến tại đây. Đại diện Bộ Ngoại giao nói rằng Bắc Kinh “không bao giờ chấp nhận các nỗ lực bất hợp pháp của Manila nhằm chiếm lấy Bãi cạn và rằng các tàu của Trung Quốc có quyền tuần tra tại đó”.
Tàu khu trục Type-052B của Trung Quốc
Video đang HOT
Đã có nhiều cuộc gặp gỡ giữa quan chức hai nước tại các diễn đàn khác nhau mùa hè vừa rồi, thậm chí Philippines còn có thể tiếp viện cho Lực lượng thủy quân lục chiến trên chiếc tàu chiến cũ mà không gặp phải bất kỳ sự cản trở nào của Trung Quốc.
Cuộc đối đầu giữa hai bên bước sang giai đoạn mới khi vào cuối tháng 8, Tổng thống Philippines Benigno hủy bỏ chuyến đi tham dự Hội chợ Thương mại Trung Quốc-ASEAN tại Nam Ninh, Trung Quốc được lên kế hoạch từ trước vào ngày 3/9, sau khi Trung Quốc đưa ra các yêu cầu mà theo như ông Aquino mô tả là “những điều không thể chấp nhận”.
Trước giới truyền thông, Bộ Ngoại giao Trung Quốc không đề cập đến chuyến thăm của Tổng thống Aquino mà nói rằng đang có những “trở ngại” trong quan hệ và thúc giục Philippines khắc phục những khó khăn này.
Theo Infonet
Quan hệ Trung Quốc-Philippines "nóng" vì dầu khí Biển Đông
Bất chấp nỗ lực khu vực nhằm thiết lập bộ qui tắc ứng xử (COC), nguy cơ xung đột vũ trang đang gia tăng trở lại ở Biển Đông.
Biểu tinh phản đối Trung Quốc ở Philippines.
Căng thẳng gia tăng đột biến
Căng thẳng Trung Quốc-Philippines đã tăng đột biến những tuần gần đây, khi hai bên tranh giành quyền kiểm soát Bãi Cỏ Mây, chốt chặn cho Bãi Cỏ Rong được cho ra có rất nhiều dầu khí ở Biển Đông.
Một năm sau khi Trung Quốc và Philippines đối đầu ở bãi cạn Scarborough, Bãi Cỏ Mây thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam (mà Trung Quốc gọi là Ren'ai, còn Philippines gọi là Ayungin) đã nổi lên thành một điểm nóng mới ở Biển Đông.
Bãi cạn bị tranh chấp này cách đảo Palawan của Philippines 168 km về phía tây và cách bờ biển Trung Quốc gần 965 km. Philippines đã chiếm đóng Bãi Cỏ Mây hơn một thập kỷ và lập luận rằng bãi cạn này nằm trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) 200 hải lý của nước này. Trong khi đó, phía Trung Quốc tuyên bố Philippines chiếm đóng Bãi Cỏ Mây một cách "bất hợp pháp".
Để đánh dấu chủ quyền, một đơn vị thủy quân lục chiến Philippines đã đồn trú trên chiếc tàu bệnh viện hoen gỉ BRP Sierra Madre mà Manila cố tình để mắc cạn ở Bãi Cỏ Mây hô trong năm 1999. Kể từ cuối tháng 5/2013, một đội tàu của Trung Quốc - trong đó có một tàu khu trục hải quân - đã bao vây đơn vị thủy quân lục chiến Philippines, dẫn đến buộc rằng Trung Quốc đã cố tình bị chặn đường tiếp tế cho đơn vị này.
Ngày 21/6, Trung Quốc tuyên bố việc Philippines chiếm Bãi Cỏ Mây là "bất hợp pháp". Ngày 15/7, Bộ Ngoại giao Philippines đã ra tuyên bố 8 điểm, cáo buộc hành động khiêu khích của Trung Quốc đã làm cho nước này "không thể" để tiếp tục cuộc đàm phán song phương về tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc. Ngay trong ngày hôm sau, Bộ Ngoại giao Trung Quốc bày tỏ sự "không hài lòng" trước việc Philippines "đóng cánh cửa đối thoại".
Ván bài năng lượng
Đối với Philippines, việc duy trì kiểm soát Bãi Cỏ Mây không chỉ là vấn đề giữ gìn lãnh thổ. Bãi Cỏ Mây là một cửa ngõ quan trọng để tiến vào Bãi Cỏ Rong (Reed Bank) hiện do Philippines chiếm đóng. Bãi Cỏ Rong nằm cách bờ biển của đảo Palawan 80 hải lý và được cho là có trữ lượng dầu khí chưa được khai thác vào loại lớn nhất ở Tây Thái Bình Dương.
Năm 1976, Philippines bắt đầu các hoạt động thăm dò khai thác dầu khí ở khu vực Bãi Cỏ Rong, bổ sung cho mỏ khí đốt Malampaya do tập đoàn Shell điều hành ở gần đó. Mỏ khí đốt Malampaya cung cấp 40-50% nhiên liệu cho việc sản xuất điện cho khu công nghiệp Luzon.
Với dự trữ khí đốt ước tính vào khoảng 100 tỷ mét khối, Bãi Cỏ Rong được Manila cho là rất quan trọng đối với an ninh năng lượng trong tương lai của Philippines. Philippines hiện nhập khẩu khoảng 40% nhu cầu năng lượng và có nền kinh tế đang tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ.
Do thiếu công nghệ khai thác và thiếu vốn, cho đến nay, Philippines vẫn dựa vào các công ty nước ngoài để thăm dò và khai thác các nguồn tài nguyên dầu khí ngoài khơi. Philippines đã dành quyền thăm dò và khai thác dầu khí ở Bãi Cỏ Rong cho Sterling Energy (Mỹ) trong năm 2002 và Forum Energy có trụ sở ở Anh trong năm 2005.
Theo ước tính của Forum Energy, trữ lượng khí đốt ở Bãi Cỏ Rong vào khoảng 11 TCF (400 tỷ mét khối) và có khả năng "thay đổi cuộc chơi dầu khí" ở Biển Đông. Quốc.
Giữa năm 2012, ông Manny Pangilinan - chủ tịch Philex Petroleum Corp, chủ sở hữu phần lớn Forum Energy - lo ngại: "Nếu tàu chiến Trung Quốc xuất hiện ở phía chân trời, điều này có thể dẫn đến sự chậm trễ của công việc khoan thăm dò và khảo sát của nước ngoài". Tháng Giêng năm nay, với lý do tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc, Forum Energy đã trì hoãn kế hoạch khoan hai giếng mới trong SC-72 đến năm 2015.
Trung Quốc tăng cường lực lượng ở Biển Đông
Có dấu hiệu cho thấy Trung Quốc đang tăng cường và củng cố vị thế để đối đầu với Philippines. Trong một thông báo hồi cuối năm 2012, Bộ Quốc phòng Trung Quốc vạch kế hoạch để đẩy nhanh tiến độ xây dựng cái gọi là "thành phố Tam Sa" - bao trùm các hòn đảo, rạn san hô thuộc Macclesfield, quần đảo Hoàng Sa, bãi cạn Scarborough và quần đảo Trường Sa. Đây là một mưu đồ mở rộng các công trình quân sự của Trung Quốc trên Biển Đông, tạo điều kiện cho hải quân và các lực lượng bán vũ trang hoạt động trên biển.
Phía Philippines đã ghi nhận tần suất và qui mô ngày càng tăng của tàu công vụ Trung Quốc - trong đó có máy bay trực thăng hải quân và tàu khảo sát vũ trang - hoạt động ở các vùng biển đảo tranh chấp để tiến hành các hoạt động giám sát thường xuyên.
Theo quan điểm của Bắc Kinh, hoạt động của Trung Quốc trong các vùng biển tranh chấp là một sự luyện tập tự nhiên để khẳng định chủ quyền "cố hữu" và "không thể chối cãi" ở Biển Đông.
Đáp lại, Philippines tăng cường liên minh chiến lược với Mỹ và Nhật Bản ở Biển Đông. Philippines có ý định cho pháp các lực lượng Mỹ đồn trú ở nước này, theo qui chế không thường trực. Hồi tháng 6/2013, Mỹ tuyên bố cực lực phản đối bất kỳ hành động đơn phương nào nhằm đánh chiếm các khu vực đang tranh chấp ở Biển Đông. Sau đó là cuộc tập trận chung CARAT giữa các lực lượng Mỹ và Philippines ở gần bãi cạn Scarborough, với sự tham gia của "soái hạm" BRP Gregorio del Pilar của Philippines và tàu khu trục mang tên lửa USS Fitzgerald (DDG-62).
Tại Hội nghị cấp bộ trưởng ASEAN (AMM-46) ở Brunei, các quan chức Trung Quốc và Philippines đã "khấu chiến" với nhau và kể từ đó, lập trường của hai bên đã trở nên cứng rắn hơn.
Giữa lúc ASEAN đang nỗ lực tìm kiếm một giải pháp ngoại giao cho tranh chấp Biển Đông, nguy cơ xảy ra một cuộc đối đầu quân sự giữa Trung Quốc và Philippines đang hiển hiện ở phía chân trời.
Theo Kiến thức
Căng thẳng sục sôi quanh bãi cạn ở Biển Đông Hãng tin Kyodo của Nhật Bản cho biết họ nhận được những bức hình cho thấy tình trạng căng thẳng giữa Trung Quốc và Philippines tại vùng biển tranh chấp trên Biển Đông vẫn đang sục sôi. Thông tin này cũng được Đài Australia đăng tải lại. Từ đầu tháng năm vừa qua, Trung Quốc vẫn thường xuyên điều các tàu chiến và...