Nhìn lại cuộc duyệt binh của Hạm đội Thái Bình Dương Nga
Cùng với cuộc duyệt binh ở Moscow, Hạm đội Thái Bình Dương (Nga) cũng tổ chức duyệt binh biểu dương sức mạnh tại thành phố cảng Vladivostok.
Trong ngày 9/5 lịch sử, Hạm đội Thái Bình Dương đã tổ chức cuộc duyệt binh lớn biểu dương sức mạnh chiến đấu của một trong những hạm đội hùng mạnh nhất Hải quân Nga. Cuộc duyệt binh có sự tham gia của nhiều loại tàu chiến mạnh mẽ nhất thuộc hạm đội. Trong ảnh là tàu khu trục chống ngầm Nguyên soái Shaposhnikov (543) dẫn đầu đội hình duyệt binh. Góc chụp khác đội hình duyệt binh ngày 9/5 của Hạm đội Thái Bình Dương. Nguyên soái Shaposhnikov (543) là một trong những chiến hạm lớn nhất và mạnh mẽ nhất của Hải quân Nga. Nó được thiết kế chuyên nhiệm tác chiến chống tàu ngầm với các tổ hợp tên lửa săn ngầm, ngư lôi, bom… Một loại tàu quét mìn của Hạm đội Thái Bình Dương tham gia duyệt binh. Tàu ngầm Kilo của hạm đội trong duyệt binh – hiện Hạm đội Thái Bình Dương biên chế gần 10 tàu ngầm phi hạt nhân lớp Kilo Project 877EKM. Đội hình tàu tuần duyên bờ biển (chiếc đi đầu), tàu quét mìn, tàu ngầm Kilo trong cuộc duyệt binh. Trực thăng Mi-8 của Không quân Hải quân Hạm đội Thái Bình Dương duyệt binh trên không ở Vladivostok. Trực thăng săn ngầm Ka-28. Không quân Hải quân thuộc hạm đội hiện tổ chức thành 4 trung đoàn và 2 phi đội độc lập trang bị các máy bay ném bom Tu-22M3, máy bay săn ngầm Tu-142MR/MZ, Il-38, tiêm kích đánh chặn MiG-31 và các trực thăng chống ngầm, máy bay vận tải loại nhỏ.
Trong ngày 9/5 lịch sử, Hạm đội Thái Bình Dương đã tổ chức cuộc duyệt binh lớn biểu dương sức mạnh chiến đấu của một trong những hạm đội hùng mạnh nhất Hải quân Nga. Cuộc duyệt binh có sự tham gia của nhiều loại tàu chiến mạnh mẽ nhất thuộc hạm đội.
Trong ảnh là tàu khu trục chống ngầm Nguyên soái Shaposhnikov (543) dẫn đầu đội hình duyệt binh.
Góc chụp khác đội hình duyệt binh ngày 9/5 của Hạm đội Thái Bình Dương.
Video đang HOT
Nguyên soái Shaposhnikov (543) là một trong những chiến hạm lớn nhất và mạnh mẽ nhất của Hải quân Nga. Nó được thiết kế chuyên nhiệm tác chiến chống tàu ngầm với các tổ hợp tên lửa săn ngầm, ngư lôi, bom…
Một loại tàu quét mìn của Hạm đội Thái Bình Dương tham gia duyệt binh.
Tàu ngầm Kilo của hạm đội trong duyệt binh – hiện Hạm đội Thái Bình Dương biên chế gần 10 tàu ngầm phi hạt nhân lớp Kilo Project 877EKM.
Đội hình tàu tuần duyên bờ biển (chiếc đi đầu), tàu quét mìn, tàu ngầm Kilo trong cuộc duyệt binh.
Trực thăng Mi-8 của Không quân Hải quân Hạm đội Thái Bình Dương duyệt binh trên không ở Vladivostok.
Trực thăng săn ngầm Ka-28.
Không quân Hải quân thuộc hạm đội hiện tổ chức thành 4 trung đoàn và 2 phi đội độc lập trang bị các máy bay ném bom Tu-22M3, máy bay săn ngầm Tu-142MR/MZ, Il-38, tiêm kích đánh chặn MiG-31 và các trực thăng chống ngầm, máy bay vận tải loại nhỏ.
Theo_Kiến Thức
Trung Quốc đàm phán mở căn cứ quân sự tại châu Phi
Trung Quốc đang đàm phán để thiết lập một căn cứ quân sự tại thành phố cảng chiến lược Djibouti, Tổng thống Cộng hòa Djibouti cho biết, mở ra viễn cảnh về việc cả Mỹ và Trung Quốc đều có căn cứ quân sự tại quốc gia Sừng châu Phi nhỏ bé này.
Tổng thống Cộng hòa Djibouti Ismail Omar Guelleh (Ảnh: Getty)
"Các cuộc đàm phán đang diễn ra", Tổng thống Ismail Omar Guelleh cho biết trong một cuộc phỏng vấn tại Djibouti, nói thêm rằng sự hiện diện của Bắc Kinh sẽ được chào đón.
Djibouti hiện cũng là nơi đặt căn cứ Lemonnier, cơ sở chính của quân đội Mỹ tại châu Phi. Căn cứ này được sử dụng cho các hoạt động bí mật, chống khủng bố và các sứ mệnh khác tại Yemen, Somalia và những nơi khác trên khắp châu Phi.
Pháp và Nhật Bản cũng có các căn cứ quân sự tại Djibouti, một thuộc địa cũ của Pháp. Djibouti canh gác lối vào Biển Đỏ và kênh đào Suez, và đã được hải quân châu Âu và các nước khác sử dụng như một căn cứ trong cuộc chiến chống hải tặc tại quốc gia láng giềng Somalia.
Trung Quốc đang cung cấp tài chính cho vài dự án cơ sở hạ tầng quan trọng ước tính lên tới trên 9 tỷ USD, trong đó có việc nâng cấp các cảng, sân bay, các tuyến đường sắt tới Ethiopia để đưa Djibouti trở thành một cảng huyết mạch.
"Sự hiện diện của Pháp đã lâu rồi và người Mỹ nhận thấy vị trí của Djibouti có thể giúp ích trong cuộc chiến chống khủng bố trong khu vực", Tổng thống Guelleh nói.
"Người Nhật muốn bảo vệ họ khỏi hải tặc và giờ đây Trung Quốc cũng muốn bảo vệ các lợi ích của họ. Và họ được chào đón", ông Guelleh nói thêm.
Djibouti nằm gần eo biển hẹp Bab al-Mandeb chia tách châu Phi với bán đảo Ả-rập và là một trong những tuyến đường biển bận rộn nhất thế giới, dẫn vào Biển Đỏ và theo phía bắc tới Địa Trung Hải.
Djibouti và Bắc Kinh đã ký kết một thỏa thuận cho phép hải quân Trung Quốc sử dụng cảng Djibouti hồi tháng 2/2014, một động thái khiến Mỹ tức giận.
Trung Quốc cũng muốn thiết lập một căn cứ quân sự thường trực tại Obock, thành phố cảng phía bắc của Djibouti.
Trong những năm gần đây, Tổng thống Guelleh đã ngày càng coi Trung Quốc là một đối tác kinh tế quan trọng. Hồi năm ngoái, ông đã Guelleh chuyển hợp đồng vận hành cảng cho một công ty Trung Quốc, sau khi hãng vận hành trước đó có trụ sở tại Dubai bị cáo buộc tham nhũng.
An Bình
Theo Dantri/AFP
Tổng thống Ba Lan phản ứng với cuộc duyệt binh 9/5 Tổng thống Ba Lan đã lớn tiếng chỉ trích cuộc duyệt binh nhân "Ngày Chiến thắng" trên Quảng trường Đỏ của Moscow Ngày 3/5/2015, Tổng thống Ba Lan Bronislaw Komorowski đã có bài phát biểu nhân Ngày Hiến pháp Cộng hòa tại Quảng trường Lâu đài ở Thủ đô Vacsava. Trong bài phát biểu này, có những chi tiết rất đáng chú ý...