Nhìn lại chặng đường phát triển nhà thiết kế máy bay MiG
Từ khi được thành lập từ năm 1939, đến nay Cục thiết kế Mikoyan luôn là cánh chim đầu đàn của ngành công nghiệp hàng không quân sự Nga.
Cục thiết kế Mikoyan-Gurevich hay còn biết tới là Tổng công ty máy bay MiG, được thành lập vào ngày 8/12/1939. Trong ảnh là mẫu tiêm kích MiG-29 do Mikoyan thiết kế và phát triển.
Từ khi được thành lập cho đến nay Mikoyan luôn là trụ cột của ngành công nghiệp hàng không quân sự của Liên Xô và Nga sau này, bên cạnh đó các mẫu máy bay do Mikoyan chế tạo cũng được sử dụng rộng rãi trong lực lượng không quân nhiều nước trên thế giới. Trong ảnh là máy bay cường kích cánh cụp cánh xòe MiG-27.
Mẫu máy bay chiến đấu đầu tiên mà Mikoyan chế tạo là máy bay tiêm kích MiG-1, nó ra đời chỉ sau 4 tháng từ ngày Mikoyan được thành lập.
Bên cạnh đó Mikoyan còn sở hữu một huyền thoại khác là mẫu máy bay tiêm kích phản lực MiG-21, mẫu máy bay chiến đấu phổ biến nhất trên thế giới. Hơn 20.000 chiếc MiG-21 được chế tạo từ cuối những năm 1950 cho tới tận những năm 1980, phục vụ ở 40-50 quốc gia trên thế giới.
Phi đội máy bay tiêm kích MiG-29 trình diễn trên không, nhân ngày độc lập của Ngày độc lập của Belarus. Đây được xem là một trong những tiêm kích thế hệ 4 nổi tiếng nhất của Nga.
Video đang HOT
Máy bay tiêm kích đánh chặn siêu âm MiG-31 cũng là một trong những đứa con cưng của Mikoyan. Ra đời từ những năm 1980, nhưng tới thời điểm hiện tại MiG-31 được xem là một trong những tiêm kích đánh chặn đáng sợ nhất thế giới khi nó sở hữu tốc độ nhanh khủng khiếp cùng bộ vũ khí đối không “vô đối”.
Mikoyan cũng từng tiến hành phát triển chương trình máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 với Dự án MiG 1.44, trong ảnh là nguyên mẫu đầu tiên của MiG 1.44.
Trong ảnh là mẫu máy bay huấn luyện cao cấp MiG-AT được Mikoyan phát triển từ những năm 1990.
Theo_Kiến Thức
Báo Trung Quốc "tố" động cơ Nga khiến J-10B gặp nạn
Tờ Duowei News đã đổ lỗi cho động cơ phản lực của Nga đã khiến chiếc máy bay tiêm kích đa năng J-10B của Không quân Trung Quốc gặp nạn hôm 15/11.
Tờ Duowei News đã đổ lỗi cho động cơ phản lực của Nga đã khiến chiếc máy bay tiêm kích đa năng J-10B của Không quân Trung Quốc gặp nạn hôm 15/11.
"Vụ tai nạn của máy bay chiến đấu J-10B được trang bị động cơ phản lực do Nga chế tạo AL-31FN ở thành phố Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên hôm 15/11 cho thấy Trung Quốc cần thiết đẩy mạnh việc phát triển động cơ nội địa", tờ Duowei News viết.
Trung Quốc hiện không thể tự thiết kế và sản xuất động cơ hoàn hảo cho các máy bay chiến đấu tiên tiến của nước này. Trong những năm qua, để giải quyết nhược điểm này, Công ty động cơ máy bay Thẩm Dương đã nỗ lực phát triển động cơ phản lực Thái Hành WS-10 và đã trang bị cho một số máy bay J-10B. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn phải nhập khẩu số lượng lớn động cơ Saturn Lyulka AL-31FN từ Nga để cung cấp cho các máy bay chiến đấu J-10 trước khi Thái Hành WS-10 đạt được sự tin cậy cao nhất.
Phần động cơ chiếc J-10B gặp nạn hôm 15/11.
Theo truyền thông nước ngoài, trong năm 2010 Trung Quốc đã thay thế các động cơ AL-31FN bằng động cơ Thái Hành WS-10, tuy nhiên ngay sau khi xuất hiện thông tin này thì Trung Quốc lại mua thêm 123 động cơ AL-31FN.
Giống như bất kỳ quốc gia nước ngoài khác, Duowei tuyên bố Nga không phải là một đối tác đáng tin cậy với Trung Quốc. Nếu Trung Quốc trở nên quá phụ thuộc vào động cơ mua từ Nga, nó sẽ không bao giờ đạt được một dây chuyền công nghiệp hàng không đầy đủ.
Bài báo cũng nói rằng, vụ tai nạn chiếc J-10B hôm 15/11 là do động cơ AL-31FN đột nhiên tắt trên không trung. "Điều này cho thấy rằng động cơ của Nga không đáng tin cậy như nhiều người vẫn tin", Duowei viết.
Dẫu vậy tờ Duowei có lẽ quên mất rằng, hầu hết các chiến đấu cơ Trung Quốc đều đang sử động cơ hàng không Nga và tỉ lệ gặp nạn là rất thấp. Việc tai nạn do lỗi kĩ thuật động cơ trong hàng không là khá phổ biến, và điều này không thể tránh khỏi. Không thể vì một vụ tai nạn mà có thể quy kết cho cả dòng động cơ của Nga là không đáng tin cậy.
Ngoài ra, vẫn chưa rõ việc chiếc J-10B gặp nạn kia dùng động cơ AL-31FN hay là động cơ Thái Hành WS-10. Vì vốn dĩ WS-10 là bản sao chép động cơ AL-31F với hình dáng tương tự nên khó nhận biết thông qua hình dáng.
Hoàng Lê
Theo_Kiến Thức
Nga ký hợp đồng bán Su-35 cho Trung Quốc vào tháng 11 tới Theo Tạp chí "Người đưa tin Công nghiệp quốc phòng" của Nga (Military-Industrial Courier), nước này sẽ ký kết hợp đồng mua bán máy bay tiêm kích hạng nặng Su-35 cho Trung Quốc vào tháng 11 tới. Ngày 14-10, Hãng thông tấn Nga Interfax dẫn lời Phó Thủ tướng Dmitry Rogozin cho biết: "Tháng 11 tới, Nga và Trung Quốc sẽ thành lập...