Nhìn lại chặng đường năm qua của phượt thủ Việt
Một mình chèo kayak 12 ngày trên sông Hồng rồi lạc giữa rừng trong đêm hoặc phiêu lưu trên con đường tơ lụa… là những dấu ấn khó quên trong lòng phượt thủ Việt năm qua.
Không chỉ du lịch cho bản thân, vượt qua chính mình, những phượt thủ đi du lịch còn vì mục đích từ thiện, giúp quảng bá hình ảnh du lịch Việt ra thế giới.
Nguyễn Hoàng Bảo
Với thành tính đi hết 5 châu lục với trên 60 quốc gia trên thế giới, năm 2015 anh đã thực hiện được 2 chuyến đi lớn là chuyến du lịch 5 quốc gia ở Nam Mỹ và chuyến đi theo cung “Con đường tơ lụa”. Anh đã khám phá những vùng đất dường như rất ít khách du lịch bụi Việt Nam đặt chân đến như cánh đồng muối Uyuni ở Bolivia, khám phá hòn đảo bí ẩn Phục Sinh ở giữa Thái Bình Dương, vượt cung đường hiểm trở Pamir, đến thăm thành phố lớn nhất ngoài vùng cực Murmansk của Nga…
Những khoảnh khắc tuyệt đẹp của Nguyễn Hoàng Bảo.
“Sau hai tháng với hàng loạt các chuyến máy bay, tàu hỏa, xe buýt đường dài tôi đã dọc theo con đường tơ lụa với những trải nghiệm đáng nhớ trong đời. Từ các quốc gia Trung Đông hay hàng loạt các điểm đến xa xôi mà đoàn thương nhân lạc đà năm xưa đã phải trải qua với biết bao nhiêu câu chuyện huyền bí, ly kỳ trên con đường ấy”, anh cho biết.
Nguyễn Hoàng Bảo cũng rong ruổi qua biết bao làng mạc, thị trấn heo hút không bóng người, tận mắt chứng kiến những công trình kiến trúc cổ có tuổi đời hàng trăm thậm chí hàng nghìn năm. Anh còn có may mắn tham dự những lễ hội truyền thống của địa phương hay được tìm hiểu, tiếp xúc với những cư dân bản địa ở Trung Đông hay khắp các nẻo đường Trung Á.
Đinh Hằng
Mùa hè 2015 Đinh Hằng đạt được những thành công nhất định trong vai trò là một blogger du lịch và tác giả sách du ký. Chị là một trong 4 blogger du lịch Việt Nam được mời tham dự sự kiện thường niên dành cho blogger khắp châu Á – Thái Bình Dương. Ngoài ra, cuốn sách đầu tay “Quá trẻ để chết: Hành trình nước Mỹ” sau nửa năm phát hành bán ra hơn 12.000 bản.
Chị đã dành toàn bộ tiền nhuận bút của đợt in đầu tiên tặng cho các bệnh nhân suy thận mãn tính. Sau đó chị nhét lều, túi ngủ, vài ba bộ đồ cùng tất cả những thứ lỉnh kỉnh giản đơn mà dân du lịch bụi cần vào ba lô, thực hiện chuyến độc hành vòng quanh Đông Nam Á.
Blogger du lịch Đinh Hằng.
Video đang HOT
“Đó là một mùa hè đầy tự do và chất ngất cảm xúc. Đến bây giờ, tôi vẫn tưởng chừng như cái nắng cháy da trên đảo Koh Samui (Thái Lan) còn đang đốt trên cánh tay, bình minh trên đỉnh Ramelau (Timor Leste) đang chiếu ngời khuôn mặt”, Đinh Hằng nhớ lại.
Hachi8
Một năm thật ngắn với người tự nhận là chú ong chăm chỉ, ham xê dịch và tích cực tham gia các hoạt động xã hội như Hachi8.
Kể từ sau khi ra mắt sách “Bước chân Việt Nam – 4 cực 1 đỉnh” cuối năm 2014 Hachi8 nhận được nhiều phản hồi tích cực. Đó chính là động lực để anh hoàn thiện cuốn sách tái bản vào tháng 9/2015 với một diện mạo gần như mới, nhiều khung hình đẹp, bản đồ chi tiết và cả thông tin cập nhật thiết thực.
Những khoảnh khắc “cưỡi mây” của Hachi8.
Là tác giả sách về xê dịch, cũng là phượt thủ được nhiều người biết đến, năm qua Hachi8 có cơ hội trực tiếp tham gia những thước phim về khám phá. Đầu năm là chuyến leo núi với các chiến sĩ biên phòng Pha Luông cùng hành trình 1735 “Theo dấu Tây tiến” của kênh Quốc phòng Việt Nam. Cuối năm, anh tiếp tục là nhân vật trải nghiệm của loạt phim khám phá di sản văn hóa các dân tộc Hà Giang trong chương trình S Việt Nam. Hachi8 còn có cơ hội chia sẻ quan điểm về phượt và văn hóa ứng xử của du khách với loài hoa tam giác mạch và đồng bào dân tộc vùng cao trong chương trình Cuộc sống thường ngày…
2015 ghi dấu là năm leo núi của Hachi8 với việc chinh phục hàng loạt dãy núi hoang vu, tiềm ẩn nhiều hiểm nguy như: Lảo Thẩn, Nhìu Cồ San, Ngũ Chỉ Sơn, Tả Liên Sơn và Nam Kang Ho Tao. Lên Bắc rồi xuống Nam, miền Tây với những con người đôn hậu nhưng không kém phần bí hiểm với vùng núi Thất Sơn cũng được Hachi8 đặt dấu chân. Không chỉ là đi mà những hành trình của anh đã phần nào chạm tới vẻ đẹp của thiên nhiên Việt Nam.
Nam Chấy
Tên thật là Nguyễn Chí Nam, là cái tên khá quen thuộc với độc giả báo VnExpress qua các bộ ảnh du lịch trên khắp mọi miền tổ quốc. Năm 2015 là một năm nhiều bất ngờ và tự hào với anh bằng các chuyến đi để lại nhiều dấu ấn sâu sắc.
Nam Chấy bên những đứa trẻ vùng cao.
Cụ thể là việc cùng đồng đội gắn thành công chóp inox đánh dấu độ cao đỉnh Bạch Mộc Lương Tử, khiến nó trở thành điểm nhấn chinh phục của nhiều bạn trẻ sau này.
Tiếp nữa là hoàn thành cung đường trong mơ – Hà Giang mùa xuân các loài hoa mận, đào, cải nở rực rỡ. Nam Chấy còn là thành viên của chương trình phượt xuyên Việt: Hành trình kết nối đam mê – Yamaha Bluecoretouring – Hành trình Nam Trung Bộ. Điều làm anh xúc động nhất là cùng với nhóm tình nguyện lớp học yêu thương hoàn thành xây dựng 2 điểm trường mới ở Sơn La.
(còn tiếp)
Theo VNExpress
Hành trình chinh phục Tả Liên Sơn hùng vỹ
Có lẽ vì từ bản nhìn lên, đỉnh núi cao vời vợi, kiêu hãnh như sống lưng của loài trâu mộng sống trong khu rừng nguyên sinh dưới chân núi nên Tả Liên Sơn còn có tên gọi khác là Cổ Trâu.
Tả Liên Sơn hay Cổ Trâu là đỉnh núi cao nhất khu vực xã Tả Lèng, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu. Tả Lèng là một xã miền núi khó khăn của huyện Tam Đường dù chỉ nằm cách trung tâm tỉnh Lai Châu chừng 10 km. Cộng đồng dân cư ở đây gồm 3 dân tộc chính là Kinh, Mông và Dao.
Để đến được chân núi và bắt đầu cuộc hành trình, chúng tôi phải trải qua một con đường khá vất vả. Khi chênh vênh bên bờ vực, lúc khác lại đâm xuyên khu rừng rậm rạp. Lối đi càng vào sâu càng dốc đứng mà nhỏ hẹp. Chúng tôi dường như cảm nhận rõ hơi thở của núi rừng.
Dẫn đường cho chúng tôi là Giàng A Páo, nhà tại bản Tả Lèng 2. Vốn là người dân tộc Mông bản địa, thông thạo địa hình và quen đi rừng nhưng cũng chưa từng lên đỉnh Tả Liên bao giờ. Thông thường, A Páo chỉ vào rừng chăn trâu và hái thảo quả quanh chân núi.
Khu rừng Tả Liên với thảm thực vật nguyên sinh đa dạng khiến chúng tôi rất ngạc nhiên. Những tán cây cổ thụ xum xuê, bao thảm hoa trà rụng trắng lối, lá phong đỏ rực và cả thảm rêu xanh quyến rũ một màu tươi mới.
Những cây cổ thụ với tán lá xum xuê, thân to lớn mà rêu phong và dương xỉ phủ kín khiến tất cả như biến thành khung cảnh cổ tích, huyền bí.
Khu rừng cổ tích với rêu phong phủ khắp lối. Rêu bám kín từ những phiến đá lớn xếp chồng với đủ hình thù kỳ dị cho tới thân cây cổ thụ vươn mình ngạo nghễ. Những thân cây leo bám chằng chịt lên phiến đá trông không khác gì xúc tu của một loài động vật lạ, sẵn sàng vươn mình nuốt trọn kẻ vượt núi tìm rừng.
Hành trình trong khu rừng thật thi vị với những chốn dừng chân rất đẹp.
Chuyến đi 3 ngày 2 đêm băng rừng rậm suối sâu, phát cây mở lối thực sự ý nghĩa khi cả nhóm đã lên đỉnh.
Độ cao ghi nhận trên đỉnh Tả Liên là 2.993 m. Đây là một trong những đỉnh núi cao nhất Việt Nam. Từ trên cao bạn có thể nhìn thấy khá rõ thành phố Lai Châu nhỏ bé mà xinh đẹp giữa bốn bề núi rừng hùng vĩ.
Khung cảnh trở nên rực rỡ hơn vào thời điểm hoàng hôn. Trên đỉnh dường như đất trời giao hòa làm một và mặt trời cũng đi ngủ rất muộn.
Kết thúc cuộc hành trình chinh phục Tả Liên Sơn, điều đọng lại trong lòng chúng tôi có lẽ chính là khu rừng cổ tích và bao trải nghiệm trong cuộc thử thách thú vị.
Theo VNExpress
Những tuyệt tác hang động bên con đường tơ lụa Chuỗi hang động tại Đôn Hoàng đã khiến đoàn khám phá 7 người phải trầm trồ trước những bức vẽ và chạm khắc đá hơn 1.000 năm tuổi. Từ trên cao nhìn xuống, khi mặt trời lấp ló bên dãy Côn Luân, rồi vươn từng dải sáng đến rìa phía bắc cao nguyên Tây Tạng và vùng phía nam sa mạc Gobi, những...