Nhìn lại ‘Cái chết đen’, đại dịch hạch giết chết một phần ba dân số châu Âu
Từ năm 1346 đến năm 1353, đại dịch hạch gây ra “Cái chết đen” tàn phá châu Âu, châu Phi và châu Á, số người chết ước tính từ 75 đến 200 triệu người.
“Cái chết đen” (1346 – 1353) là một trong những đại dịch chết chóc kinh hoàng nhất lịch sử nhân loại. Khi các nhà sử học thảo luận về bệnh dịch, đại dịch hạch do vi khuẩn Yersinia pestis gây ra luôn được đề cập đến đầu tiên.
Trong cuốn sách “Cái chết đen, 1346-1353: Lịch sử hoàn chỉnh” (Boydell Press, 2018), Ole Jrgen Benedictow ước tính 50-60% dân số châu Âu bị xóa sổ trong “Cái chết đen”, lớn hơn nhiều con số “một phần ba” thường được nhắc đến. Một điều ít được biết đến là căn bệnh tiếp tục tấn công châu Âu, Trung Đông trong 4 đợt dịch tiếp theo (năm 1361-63, 1369-71, 1374-75, 1390, và 1400) và xa hơn trong bốn thế kỷ sau đó.
Cụm từ “Cái chết đen”, theo Benedictow thực ra là một sự hiểu lầm, dịch sai của cụm từ Latin “atra mors”, đồng nghĩa với “khủng khiếp” và “màu đen”.
Sự lan truyền dịch hạch theo năm.
Một sử liệu mô tả: “Tất cả các công dân không còn nhiều việc để làm, ngoại trừ việc mang xác chết đi chôn cất [...] Tại mỗi nhà thờ, họ đào những cái hố sâu, những người nghèo đã chết trong đêm được nhanh chóng ném xuống hố. Vào buổi sáng khi số lượng lớn các thi thể lấp đầy trong hố, họ lấy một ít đất phủ lên, sau đó lại tiếp tục những lớp thi thể khác…”
Một sử liệu khác ghi: “Và cũng có những người bị phủ đất rất mỏng đến nỗi những con chó kéo họ ra và nuốt chửng nhiều xác chết trong thành phố”.
Dịch hạch do vi khuẩn Yersinia pestis gây ra. Loại vi khuẩn ký sinh trong loài gặm nhấm hoang dã, nơi chúng sống với số lượng và mật độ lớn. Bệnh dịch hạch ở người phát sinh khi loài gặm nhấm trong môi trường sống của con người, thường là chuột đen, bị nhiễm bệnh.
Thông thường, phải mất 10-14 ngày trước khi bệnh dịch hạch giết chết hầu hết một đàn chuột bị nhiễm. Bọ chét tập trung ở những con chuột sắp chết còn lại, sau ba ngày nhịn ăn, chúng tấn công con người. Từ vị trí vết cắn, bệnh lây lan đến một hạch bạch huyết, sưng lên tạo thành bọt khí đau đớn, thường gặp nhất ở háng, trên đùi, ở nách hoặc trên cổ. Do đó có tên là bệnh dịch hạch.
Thời gian ủ bệnh 3-5 ngày. Bệnh lan truyền từ những con chuột ra cộng đồng người mất trung bình 23 ngày trước khi người bệnh đầu tiên chết.
Bệnh dịch khủng khiếp được cho là giết chết một phần ba, hoặc thậm chí 60% dân số châu Âu.
Dịch bệnh lây lan từ những con chuột này sang đàn chuột khác trong địa phương và truyền sang cư dân theo cách tương tự. Phải mất một thời gian để mọi người nhận ra rằng một dịch bệnh khủng khiếp đã bùng phát và các nhà sử học có thể ghi nhận được điều này. Thời gian cũng khác nhau: ở nông thôn mất khoảng 40 ngày để nhận ra; ở thị trấn với vài nghìn dân là 6-7 tuần; tại các thành phố hơn 10.000 cư dân là khoảng 7 tuần và trong một vài đô thị với hơn 100.000 dân thì nhiều nhất là 8 tuần.
Vi khuẩn bệnh dịch hạch có thể thoát ra khỏi bọt khí và theo dòng máu mang đến phổi và gây ra một biến thể của bệnh dịch hạch lây lan từ những giọt nước bị nhiễm khi bệnh nhân ho (bệnh dịch hạch viêm phổi). Tuy nhiên, hình thức này không gây ra lây nhiễm dễ dàng. Bệnh dịch hạch đã lan truyền khoảng cách đáng kể chủ yếu bởi bọ chét chuột trên tàu. Những con chuột bị nhiễm bệnh sẽ chết, nhưng bọ chét của chúng thường sống sót và tìm thấy những con chuột mới ở bất cứ nơi nào chúng hạ cánh.
Người ta từng nghĩ rằng Cái chết đen bắt nguồn từ Trung Quốc, nhưng nghiên cứu mới cho thấy nó bắt đầu vào mùa Xuân năm 1346 ở vùng đồng hoang, bờ Tây Bắc biển Capsi vào phía Nam nước Nga. Dịch bệnh bắt đầu với một cuộc tấn công mà người Mông Cổ đã phát động trên trạm buôn bán cuối cùng của người Italy trong khu vực, Kaffa (ngày nay là Feodosiya) ở Crimea. Vào mùa Thu năm 1346, bệnh dịch hạch bùng phát giữa những kẻ bao vây và từ đó xâm nhập vào thị trấn. Khi mùa xuân đến, người Italy đã chạy trốn trên tàu của họ, mang theo “Cái chết đen” đi cùng.
Bức tranh mô tả một người đi lang thang trong thị trấn kêu gọi các gia đình nạn nhân của Cái chết đen mang xác chết ra để chôn cất hàng loạt.
Hơn cả một dịch bệnh
Hậu quả của thảm họa diễn ra trên nhiều mặt đời sống xã hội. Sự chấm dứt chiến tranh và sự sụt giảm đột ngột trong thương mại ngay lập tức theo sau nhưng chỉ trong thời gian ngắn. Hậu quả nghiêm trọng và lâu dài hơn là việc giảm mạnh diện tích đất canh tác, do cái chết của rất nhiều người lao động.
Hiệu ứng tâm lý của Cái chết đen được phản ánh ở phía Bắc dãy Alps khi cái chết và thế giới bên kia thường xuyên xuất hiện trong thơ ca, điêu khắc và hội họa. Chủ nghĩa bài Do Thái tăng cường mạnh mẽ trên khắp châu Âu khi người Do Thái bị đổ lỗi cho sự lây lan của Cái chết đen. Một làn sóng bạo lực dữ dội xảy ra sau đó. Nhiều cộng đồng Do Thái bị giết hại.
Đại dịch hạch London năm 1665 là đợt bùng phát lớn cuối cùng ở Anh và bệnh dịch hạch dường như cũng biến mất khỏi vùng đất Tây Ban Nha và Đức sau thế kỷ 17. Bệnh dịch hạch ở Brussilles, Pháp, vào năm 1720-1721 được coi là đợt dịch hạch lớn cuối cùng ở Tây Âu.
Một số nhà sử học cho rằng y tế cộng đồng đã được cải thiện đến mức ngăn chặn sự lây lan của bệnh dịch hạch, đặc biệt là thông qua việc sử dụng luật vệ sinh có hệ thống và hiệu quả. Những người khác chỉ ra những thay đổi tiến hóa ở người, động vật gặm nhấm hoặc trong chính vi khuẩn.
Điều rõ ràng là trong bốn thế kỷ giữa Cái chết đen và sự biến mất của bệnh dịch hạch từ châu Âu, các bác sĩ đã làm việc không mệt mỏi để giải thích, kiềm chế và điều trị căn bệnh đáng sợ này.
Nhiều phát triển quan trọng trong lịch sử y dược diễn ra trong bối cảnh bệnh dịch này: sự tái sinh của mổ xẻ, phát hiện ra sự lưu thông của máu và sự phát triển của các biện pháp y tế công cộng.
Phương Anh
Theo VTC News
Benjamin Graham - bậc thầy đầu tư giá trị, người truyền lửa cho Warren Buffett
Benjamin Graham sinh ngày 9/5/1894 ở London và mất ngày 21/9/1976, là người Do Thái, họ thật là Grossbaum. Triết lý của Graham có thể gói gọn trong một câu duy nhất là "Đầu tư để đầu cơ".
Graham được thế giới đầu cơ suy tôn là nhà đầu cơ trứ danh không phải vì hoạt động đầu cơ của mình, mà vì đã trở thành người thầy của rất nhiều nhà đầu cơ trứ danh khác.
Năm Benjamin Graham mới 1 tuổi, bố mẹ đưa cả gia đình rời nước Anh để nhập cư sang New York (Mỹ). Thời thế chiến thế giới thứ nhất, bố mẹ Benjamin quyết định đổi tên họ thành Graham vì cái tên Grossbaum nghe giống tên Đức và những cái tên Đức không được hoan nghênh ở nước Mỹ.
Ông lớn lên tại Manhattan và Brooklyn, New York. Cha Graham qua đời khi ông mới chỉ là cậu bé 9 tuổi. Sau khi người cha qua đời, mẹ của Benjamin bị mất gần như tất cả tài sản trong các phi vụ đầu cơ và vay tiền để mua cổ phiếu như rất nhiều người Mỹ ở thời kỳ đó. Gia cảnh của nhà Graham khi đó vì thế mà rất túng quẫn. Tuy vậy, Benjamin Graham vẫn học rất giỏi và năm 20 tuổi đã tốt nghiệp trường Đại học Tổng hợp Columbia, tuy chỉ là á khoa chứ chưa được thủ khoa. Benjamin Graham được đề nghị ở lại giảng dạy trong trường nhưng đã từ chối và bước vào thị trường chứng khoán Phố Wall để tự lập nghiệp.
Tốt nghiệp đại học Columbia năm 1914, ngay lập tức Graham tới làm việc cho một công ty phố Wall, Newburger, Henderson & Loeb với vị trí là một nhân viên thông tin. Năm 1920, ông trở thành một cộng sự quan trọng trong công ty. Năm 1926, Benjamin Graham bắt tay cùng Jerome Newman thành lập Graham Newman Partnership, một dạng Quỹ đầu tư nhỏ rất phổ biến sau này. Từ cuối 1928, đầu 1929, đồng thời vơi viêc kinh doanh Benjamin Graham con dạy học ở trường Đại học Tổng hợp Columbia, một công việc gắn bó với ông cho tới lúc về hưu năm 1956. Nhờ thế mà Benjamin Graham đã đào tạo nên rất nhiều nhà đầu cơ nổi tiếng sau này, trong đó xuất sắc nhất là Warren Buffet.
Cuộc đại khủng hoảng kinh tế ở Mỹ đã làm ông gần như phá sản. Hai lần thất bại, cho dù không phải do chính mình gây ra, đã hằn in dấu vết trong toàn bộ tư duy và chi phối hành động của Benjamin Graham từ đó về sau.
Học thuyết và trường phái đầu cơ riêng
Hai tác phẩm để đời của Benjamin Graham là "Securities Analysis" (Phân tích chứng khoán) xuất bản năm 1934 và "The Interligent Investor" (Nhà đầu tư thông minh) xuất bản năm 1946. Tác phẩm đầu tiên là sản phẩm chung của Graham với một một trò của mình tên là David Dodd. Nếu như Warren Buffet sau này trở thành học trò vận dụng thành công nhất và sáng tạo nhất học thuyết đầu cơ đầu cơ của Graham trên thực tế thì David Dodd là học trò xuất sắc nhất của Graham trên lĩnh vực lý thuyết. Trong hai tác phẩm ấy,Graham không chỉ mổ xẻ thị trường chứng khoán và tâm lý các nhà đầu tư chứng khoán, mà còn phác họa ra chiến lược đầu cơ chung phù hợp với từng thời kỳ biến động của tỷ giá chứng khoán trên thị trường chứng khoán. Chúng trở thành kinh điển và cẩm nang đối với tất cả cư dân của thế giới đầu cơ. Sức sống và tính thời sự của chúng thể hiện ở chỗ, nếu hậu thế làm theo những gì đã được trình bày và khái quát, đúc kết và khuyến nghị ở trong đó thì nhà đầu tư và đầu cơ chỉ có thể thắng chứ không thua. Vấn đề chỉ là ở chỗ những kẻ thực hành có thật sự tin như vậy hay không.
Ngày nay, khi đề cập đến sự nghiệp đầu cơ của Graham, thế giới đầu cơ thường chỉ nhắc đến một phi vụ đầu cơ nổi tiếng của Graham năm 1948. Khi đó, trên cơ sở những phân tích và dự báo về thị trường chứng khoán theo mô thức riêng dồn tích từ bao năm trước đấy, Graham quyết định đầu tư 25% vốn của mình vào công ty bảo hiểm GEICO. Sau 8 năm, Graham đạt được tỷ lệ lợi nhuận là 1.635%. Năm 1956, Grahambán những cổ phẩn của mình ở GEICO, nhưng không phải vì lo ngại thua lỗ mà vì quyết định không kinh doanh gì nữa, không đầu tư và cũng chẳng đầu cơ nữa mà chỉ tập trung vào giảng dạy, tìm kiếm truyền nhân cho học thuyết, trường phái và triết lý đầu cơ của mình.
Cốt lõi của việc phân tích chứng khoán và chiến lược đầu tư vào giá trị (Value Investing) mà Graham khởi xướng đơn thuần xuất phát từ nhận thức cho rằng thị trường hoạt động không phải luôn hoàn hảo, tỷ giá không phải khi nào và trong trường hợp nào cũng thể hiện đúng và trung thực thực trạng của doanh nghiệp hay cổ phiếu. Hay nói cách khác, giữa tỷ giá và giá trị thật sự, còn gọi là giá trị bên trong, của doanh nghiệp và cổ phiếu, luôn có khoảng cách. Nếu tìm ra được sự khác biệt đó và một khi thấy tỷ giá thấp hơn giá trị bên trong - thường chỉ có thể định tính, chứ không thể định lượng được ấy - thì nhà đầu tư hay nhà đầu cơ phải hành động, phải mua vào và chờ đến khi tỷ giá tăng lên cao hơn giá trị bên trong của doanh nghiệp hay cổ phiếu vì sớm hay muộn điều đó cũng sẽ xảy ra. Graham xóa nhòa ranh giới giữa đầu tư và đầu cơ cũng chính ở đó vì bản chất của hành động là đầu tư, nhưng cách tư suy và tính toán lại phải là đầu cơ. Theo Graham, trên thị trường tài chính thì sẽ không đảm bảo hoàn toàn thành công nếu chỉ đầu tư thuần túy và phải nhờ may rủi rất nhiều nếu như chỉ tập trung vào đầu cơ. Triết lý của Graham có thể gói gọn trong một câu duy nhất là "Đầu tư để đầu cơ".
Graham luôn tin rằng nhận định của thị trường về giá trị của các chứng khoán thường không đúng. Ông sử dụng từ "Mr Market" để ngầm chỉ một sự thật rằng giá cả chứng khoán có sự giao động rất lớn, và chính điều này sẽ mang lại cho những nhà đầu tư khôn ngoan cơ hội để mua khi giá giảm và bán khi giá tăng".
Những phương pháp đầu tư của Gramham:
- Tìm kiếm những công ty đang được bán với giá bằng một nửa lượng tiền mặt cty đang nắm giữ. Ông còn gọi đây là chiến lược "mua 1 USD với giá 50 xu".
- Không bao giờ mua cổ phiếu của công ty với giá quá 10 lần lợi nhuận .
- Bán ra khi lợi nhuận đạt 50%.
- Nếu sau 2 năm cổ phiếu không tăng giá thì bán đi với mọi giá.
- Để giảm thiểu tỉ lệ rủi ro phá sản của các công ty, Gramham tiến hành đa dạng hóa danh mục đầu tư chứng khoán lên đến hàng 100 công ty .
Phân tán rủi ro và kiên nhẫn là hai nhân tố không thể thiếu trong học thuyết đầu cơ của Graham. Không được bỏ hết vốn liếng vào một loại cổ phiếu duy nhất và không được mua hết một loại cổ phiếu. Kiên nhẫn theo cách hiểu của Graham là hàng năm trời chứ không phải ngày hay tháng. "Nhà đầu tư thông minh là nhà đầu tư phải biết kiên nhẫn. Nhà đầu cơ thông minh là nhà đầu tư phải biết kiên nhẫn hơn", câu nói này của Graham được coi như lời răn đối với cư dân của thế giới đầu cơ. Thật ra, Graham được thế giới đầu cơ suy tôn là nhà đầu cơ trứ danh không phải vì hoạt động đầu cơ của mình, mà vì đã trở thành người thầy của rất nhiều nhà đầu cơ trứ danh khác.
Theo davinci, người thành công
London vẫn là trung tâm tài chính châu Âu 1 nguồn tin giấu tên cho biết đàm phán đã đổ vỡ quanh vấn đề hiệp định thương mại tương lai giữa 2 nước, ngay trước thềm Hội nghị Thượng đỉnh EU sắp khai mạc. Bất chấp những tín hiệu lạc quan gần đây, đàm phán Brexit giữa Anh và Liên minh châu Âu EU đã lại bất ngờ rơi vào bế tắc....