Nhìn lại bộ phim về nhà khoa học lỗi lạc John Nash vừa qua đời
John Nash, nhà kinh tế học, toán học người Mỹ từng được tái hiện qua bộ phim “A Beautiful Mind” (Trí Tuệ Hoàn Hảo) cùng với vợ, đã bất ngờ qua đời vì tai nạn ô tô.
John Nash, nhà kinh tế học, toán học người Mỹ từng đoạt giải Nobel kinh tế năm 1994 và vợ của ông đã qua đời trong một tai nạn xe hơi vào thứ bảy vừa qua. Thông tin này đã chính thức được cảnh sát tiểu bang New Jersey công bố. Cuộc đời phi thường của nhà toán học lỗi lạc bậc nhất thế kỷ 20 từng được tái hiện qua bộ phim A Beautiful Mind (Trí Tuệ Hoàn Hảo) và đoạt tới bốn giải Oscar vào năm 2002 (gồm Phim xuất sắc nhất, Đạo diễn xuất sắc nhất, Kịch bản chuyển thế xuất sắc nhất và Nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất). Phim có sự tham gia của Russell Crowe và Jennifer Connelly.
John Nash trên phim…
…và ngoài đời
Theo cảnh sát, John Nash (86 tuổi) và bà Alicia Nash (82 tuổi) cùng đi trên một chiếc taxi gần Monroe Township. Tuy nhiên trong khi vượt một chiếc xe khác, xe taxi đã vượt khỏi tầm kiểm soát và lao vào hàng rào sắt bảo vệ. Cả hai đã bị đẩy ra khỏi xe và chết ngay tại hiện trường. Người lái xe taxi được đưa đến Bệnh viện Đại học Johnson Robert Wood với những vết thương không đến nỗi đe dọa tính mạng. Hiện vụ việc vẫn đang được điều tra.
John Nash và vợ
Video đang HOT
John Nash được coi là một trong những nhà toán học vĩ đại nhất của thế kỷ 20. Ông nổi tiếng với việc đã nghiên cứu và phát triển lý thuyết trò chơi, hình học vi phân để sau này được áp dụng rộng rãi trong nền kinh tế thị trường, chính trị, lý thuyết quân sự…. Tuy nhiên, trong cuộc sống, ông phải đấu tranh với chứng tâm thần phân liệt hoang tưởng. Bà Alicia Nash, một chuyên gia vật lý tại viện nghiên cứu MIT, xuất thân từ một gia đình quý tộc người El Salvador. Bà chính là người đã giúp ông vượt qua chứng tâm thần phân liệt, khiến sự nghiệp của ông suýt bị tan vỡ vào năm 1960. Bà đã ba lần viết đơn ly dị vì không chịu nổi tính khí thất thường đáng sợ của chồng.
Sylvia Nasar, người viết tiểu sử của hai vợ chồng, đã viết trong cuốn sách A Beautiful Mind năm 1998 của mình: “Sự thiên tài nhất của John Nash chính là việc lựa chọn một người phụ nữ và chứng minh được người ấy rất cần thiết cho sự tồn tại của mình”.
Dựa trên cuộc đời của nhà khoa học, đạo diễn Ron Howard đã thực hiện bộ phim A Beautiful Mind, với Russell Crowe và Jennifer Connelly đóng vai chính. Phim đã tái hiện toàn bộ chặng đường gian nan của John Nash, từ khi còn là một sinh viên khoa Toán trường Princeton tới khi đứng trên bục vinh quang giành giải Nobel. Trong giây phút lên bục nhận giải năm 1994, nhà bác học vĩ đại John Nash đã dành cho vợ mình những lời đầy chân thành và xúc động: “Anh đến đây vì em tối nay. Em là lý do để anh tồn tại. Em là lẽ phải của cuộc đời anh”.
Russell Crowe và Jennifer Connelly trong “A Beautiful Mind”
Mặc dù không thể giành Oscar cho vai diễn John Nash trong A Beautiful Mind, nhưng đây có thể nói là một trong những vai diễn khó quên nhất của Russell Crowe. Còn Jennifer Connelly, nhờ vai diễn Alicia, cô đã mang về một tượng vàng Oscar cho vai phụ xuất sắc. So với nguyên mẫu người vợ của John Nash ngoài đời, nhân vật này có phần được lý tưởng hóa hơn. Nhưng ngoài vẻ đẹp ngoại hình, diễn xuất cuốn hút của Jennifer Connelly trong hình ảnh người vợ đức hạnh, bao dung đã giúp cô chiếm trọn trái tim khán giả lẫn hội đồng nghệ thuật.
Jennifer Connelly đã mang về một tượng vàng Oscar
Tin tức về cái chết của vợ chồng John Nash đã làm cho rất nhiều nhân vật nổi tiếng từ Hollywood và giới khoa học thực sự đau buồn. Chủ tịch Christopher L. Eisgruber của Princeton University nói: “Chúng tôi thật choáng váng và đau buồn bởi tin tức về sự ra đi bất ngờ của John Nash và vợ của ông – bà Alicia. Cả hai đều là những thành viên rất đặc biệt của Đại học Princeton. Những thành tựu đáng ghi nhận của John Nash đã là cảm hứng cho nhiều thế hệ các nhà toán học, nhà kinh tế học và các nhà khoa học. Câu chuyện về cuộc sống của ông với Alicia làm hàng triệu độc giả và khán giả ngạc nhiên, trước sự dũng cảm của họ khi đối mặt với những thách thức khó khăn trong cuộc sống”.
Đạo diễn Ron Howard và nam diễn viên chính Russell Crowe bày tỏ lời chia buồn
Đạo diễn Ron Howard viết trên Twitter của mình: “Hãy yên nghỉ John Nash, người thắng giải Nobel và vợ Alicia – một phụ nữ vượt trội. Thật là một vinh dự khi có thể kể được một phần câu chuyện của họ trong A Beautiful Mind”. Trong khi đó, nam diễn viên chính Russell Crowe bày tỏ lời chia buồn đến gia đình của ông trên Twitter. Russell viết rằng cặp vợ chồng John và Alicia Nash là những người có một tình yêu đáng ngưỡng mộ cùng trái tim và tâm hồn tuyệt đẹp.
TheoTrang Thùy / Trí Thức Trẻ
Phim 'Thuyết yêu thương': Nhiều cảm xúc nghẹn ngào...
Được pha trộn hài hoà giữa thể loại tiểu sử / tâm lý tưởng chừng như khô khán với thể loại tình cảm, lãng mạn, "The Theory Of Everything" là một tuyệt phẩm mà bạn phải xem.
Từ bấy lâu nay, phim tiểu sử về các vĩ nhân, người nổi tiếng hoặc một nhân vật xuất chúng trong lịch sử nhân loại luôn phù hợp với "khẩu vị" của Viện Hàn lâm khoa học và nghệ thuật (AMPAS). Nếu đủ xuất sắc, cơ hội chiến thắng Oscar là cực cao, chí ít là ở hạng mục diễn xuất.
Lịch sử đã chứng minh điều ấy, đặc biệt là trong khoảng 1 thập kỷ trở lại trở lại đây. Gần như năm nào cũng phải có từ 1 đến 2, thậm chí là 4 tác phẩm tiểu sử (như mùa Oscar năm nay) lọt vào vòng tranh giải phim hay nhất.
Còn đối với các diễn viên vào vai "người thực, việc thực" lại càng có nhiều cơ hội để bước lên bục vinh quang hơn. Ví dụ điển hình là Colin Firth (vai vua George VI) trong The King's Speech, Matthew McConaughey (vai Ron Woodroof) trong Dallas Buyers Club, Daniel Day-Lewis (vai Abraham Lincoln) trong Lincoln, hay Meryl Streep (vai cựu thủ tướng Anh Margaret Thatcher) trong The Iron Lady... Gần đây nhất, AMPAS lại tiếp tục trao cho Eddie Redmayne, người đã vào vai nhà vật lý học, vũ trụ học thiên tài Stephen Hawking.
Hình ảnh trong phim The Theory of Everything.
Quả thực, AMPAS vẫn có gu riêng nhưng không thể phủ nhận tài năng của các diễn viên đã giành chiến thắng. Phải xem Eddie Redmayne đóng mới thấy giải thưởng này xứng đáng với anh thế nào. Ở The Theory Of Everything (Thuyết yêu thương - tựa phát hành tại Việt Nam), ranh giới diễn xuất đã bị xoá nhoà. Khán giả như đang được chứng kiến một Stephen Hawking thực sự trên màn ảnh vậy.
Một trong những điểm thành công của đạo diễn James Marsh đó là việc ông mềm mại hoá bộ phim đi rất nhiều, so với cuộc đời thực của Stephen Hawking. Toàn bộ những gì liên quan tới bệnh tật, những tranh cãi nảy lửa về tôn giáo với Jane và ngay cả mối tình bị nhiều người dị nghị với Elaine đều được khai thác vừa đủ, an toàn, để người xem đỡ căng thẳng.
Cuộc đời của Stephen Hawking vốn đã có quá nhiều biến cố, nếu làm cho nghiêm trọng mà không khéo léo sẽ dễ đi vào vết xe bi luỵ, đau khổ hoặc theo kiểu tuyên truyền, giáo điều. James Marsh lại làm điều ngược lại. Vẫn còn đó những khó khăn mà Stephen phải trải qua, những áp lực mà Jane phải đối mặt trong cuộc sống nhưng đã được thi vị hoá, giảm nhẹ đi nhiều.
Những trường đoạn yêu thương có tác dụng mềm hóa cho bộ phim tiểu sử.
Để có được sự giảm nhẹ này, James Marsh đan xen rất nhiều các chi tiết cực kỳ xúc động về tình cảm gia đình, cha con, bạn bè, vợ chồng với nhau. Tuy chỉ là những tiểu tiết nhưng nó mang lại cho khán giả những cảm xúc không thể nào quên, những cảm xúc nghẹn ngào đến ám ảnh (theo một nghĩa tích cực). Chẳng phải những tình cảm đó là những thứ gần gũi nhất với chúng ta hàng ngay hay sao. Đó là lý do, The Theory Of Everything dễ dàng đi vào lòng người xem.
Phim chiến thắng 1 hạng mục (nam chính cho Eddie Redmayne) trong số 5 đề cử tại mùa giải Oscar vừa qua.
Theo Hoàng Phương/Thể Thao Văn Hóa
Những hình xăm trên màn ảnh khiến khán giả choáng váng Hình xăm xuất hiện trên cơ thể nhân vật không chỉ bắt mắt, mà đôi khi còn ẩn chứa câu chuyện đằng sau họ. Đây là những hình xăm ấn tượng nhất từng xuất hiện trên màn ảnh rộng. Robert De Niro trong Cape Fear (1991):Trong phim, nam diễn viên gạo cội Robert De Niro vào vai một tên phạm tội từng có...