Nhìn lại 5 thất bại của máy PS3
Sony đã trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm với chiếc máy PS3 của mình và dưới đây là những sự kiện mà họ muốn nhanh chóng quên đi nhất.
Sony đã bắt đầu tiến lên mạnh mẽ trong cuộc đua giữa các máy console bằng hàng loạt quyết định đúng đắn. Đây cũng là thời điểm thích hợp để nhìn lại các sai lầm mà Sony từng phạm phải. Đây không phải là sự soi mói dành cho Sony hay máy PS3 mà là sự phân tích lại tình hình của một hệ máy console. PS3 có thể sẽ đạt tới thành công sớm hơn và rực rỡ hơn nếu không mắc phải các thất bại dưới đây.
Ra mắt PS Home quá muộn
Máy PS3 chính thức bán ra vào tháng 11 năm 2006 trên phạm vi toàn thế giới và ngay lập tức phải đối chọi với Xbox 360 cùng với “sát thủ doanh số” Wii. Nếu ngay từ đầu, Sony đưa ra được các tính năng kiểu “mạng xã hội”, nó sẽ là cú hích lớn dành cho máy PS3.
Đáng tiếc là phải tới cuối năm 2008, 2 năm sau ngày PS3 xuất hiện, PS Home mới được chính thức chạy. Lúc này, tính năng tương tự trên Xbox 360 cũng đã có mặt và người dùng cũng không còn quá háo hức với những điều như thế.
Sự thất bại của Lair
Đây là tựa game độc quyền từng được rất nhiều người mong chờ của máy PS3. Phần hình ảnh và âm thanh xuất sắc cộng với hứa hẹn về tính năng điều khiển game từ xa hoặc qua máy PSP là những thứ khiến cộng đồng game thủ lên cơn sốt về Lair.
Tuy nhiên, game đã thất bại một cách thảm hại và chỉ giành được số điểm kém cỏi là 53 trên hệ thống tổng hợp Metacritic. Việc Lair “chết thảm” đã khiến danh tiếng nói chung của máy PS3 cũng bị sụt giảm theo trong hoàn cảnh hệ máy này đang rất “khát” game đỉnh.
Video đang HOT
Doanh thu kém cỏi
Trong hai năm đầu xuất hiện trên thị trường, PS3 khiến Sony lỗ khoảng 3,8 tỷ USD. Có rất nhiều lý do dẫn tới sự tồi tệ này, trong đó việc thiếu vắng các game đạt doanh số cao và việc một vài game được kỳ vọng cao như Lair thất bại là nguyên nhân chính.
Trong khi Sony “vật vã” trên các kệ đĩa với các game như Resistance thì Xbox 360 có serie Gears of War thuộc diện “cháy hàng” còn máy Wii sở hữu một loạt game thú vị và rất dễ làm quen. Mãi tới sau này, các game thật sự hút khách trên PS3 như Metal Gear Solid 4 mới có mặt.
Màn ra mắt kém cỏi của PS3
Đây có lẽ là hệ console được ra mắt một cách kém nhất trong lịch sử. Tại Mỹ, máy PS3 được xuất hiện vào ngày 17 tháng 11 năm 2006, tuy nhiên 1 tuần trước đó, Sony công bố rằng họ sẽ không thể cung cấp đủ số lượng máy đã cam kết.
Trên thực tế, số máy bị thiếu là khoảng 160.000, chiếm tới 40% số lượng dự kiến trước đó. Điều này tạo nên một cơn sốt rất vô nghĩa và khi so sánh mức giá, mọi người đều thấy rằng máy PS3 đắt hơn Xbox 360 cũng như Wii trong khi số lượng game lại ít hơn.
Rõ ràng không nhiều người sẵn sàng bỏ thời gian, công sức ra để tìm mua một hệ máy ít hàng, giá đắt và lại không có nhiều thứ để thưởng thức. Sony thất bại trong giai đoạn đầu là điều dễ hiểu.
Không giữ được thế độc quyền với Final Fantasy XIII
Dù tựa game này nhận được nhiều đánh giá trái chiều nhưng với rất nhiều game thủ, dòng game Final Fantasy là một trong các biểu tượng của các hệ máy PlayStation. Việc Final Fantasy XIII xuất hiện cả trên Xbox 360 cũng giống như một cái tát thẳng vào mặt hãng game Nhật.
Có thể chất lượng của Final Fantasy XIII trên Xbox 360 kém hơn trên PS3 nhưng việc “câu kéo” thành công một tựa game nổi tiếng như thế vẫn là một thắng lợi của Microsoft.
Theo GameK
Mass Effect 2 và Final Fantasy XIII Tương đồng và khác biệt
RPG là một thể loại hấp dẫn, gồm 2 dòng chủ đạo là JRPG (RPG phong cách Nhật) và WRPG (RPG phong cách phương Tây). Luôn tuyên bố ưu việt hơn đối thủ, nhưng thực tế hai phong cách này đôi lúc cũng vay mượn lẫn nhau. Để tìm hiểu vấn đề này, cùng phân tích hai "sao sáng" của thể loại RPG là Mass Effect 2 và Final Fantasy XIII .
Trước tiên, hai "bom tấn" cùng thuộc thể loại RPG viễn tưởng, trong đó bối cảnh chính là những siêu đô thị của tương lai. Thế giới trong Mass Effect 2 là một thiên hà vô cùng rộng lớn với hàng chục chủng tộc, đẳng cấp khác nhau. Ở một mức độ khác, các thành phố trong Final Fantasy XIII vô cùng hào nhoáng, phản ánh trình độ công nghệ cao.
Trong cốt truyện, hai game cũng có những nét tương đồng. Nhân vật chính trong Mass Effect 2 là chỉ huy trưởng Shepard. Trong khi đó, Final Fantasy XIII lại tập trung vào cuộc hành trình của cô gái trẻ Lighting. Cả hai đều có những năng lực đặc biệt và được giao trọng trách giải cứu thế giới. Tuy nhiên, nhiệm vụ này chỉ thực hiện được khi họ liên kết với những nhóm người có quyền năng, đáng tin cậy.
Hệ thống nhân vật trong game là rất phong phú và chi tiết. Cốt truyện trong cả hai tác phẩm đều được đánh giá là sâu sắc. Các nhà sản xuất đã dày công tạo ra những tiểu sử nhân vật chi tiết với các mối quan hệ phức tạp. Những mối quan hệ này dần hé lộ thông qua các đoạn hội thoại.
Hai game đều khuyến khích lối chơi đồng đội, mặc dù Mass Effect 2 không hỗ trợ chế độ multi. Theo đó, người chơi cần phát huy năng lực đặc biệt của các thành viên. Đây là điều chắc chắn phải thực hiện vì những con trùm trong game đều rất mạnh.
Tính sử thi cũng là yếu tố cần nhắc đến trong hai tựa game này. Nhà sản xuất rất có ý thức tạo ra những đường dây nhân vật có lộ trình phát triển riêng biệt. Final Fantasy XIII thực sự là cuốn tiểu thuyết trường thiên về cõi mộng ảo còn Mass Effect 2 đã được ngợi ca là "cuốn saga của vũ trụ Mass Effect".
Bên cạnh đó, hai game cũng có rất nhiều nét khác biệt. Mass Effect 2 thiên về các trải nghiệm bắn súng dồn dập, dữ dội. Final Fantasy XIII lại đậm màu sắc "fantasy" với các đòn phép đẹp mắt. Vì vậy, các trận chiến trong Final Fantasy XIII có phần ít máu me hơn.
Trong chiến đấu, Shepard và đồng đội kết hợp giữa hoả lực mạnh và phép thuật. Các nhân vật trong Final Fantasy XIII lại sở hữu nhiều khả năng đặc biẹt, nhất là triệu hồi những con quái vật mạnh mẽ.
Hai game đều đề cập đến vấn đề tình yêu nhưng cấp độ thể hiện khác nhau. Final Fantasy XIII đậm màu sắc Á Đông với những chuyện tình đẹp nhưng buồn. Ngược lại, Mass Effect 2 mô tả tình yêu có thêm yếu tố sex (thể hiện qua ngôn ngữ và một số cảnh "nóng").
Khác biệt cơ bản là Final Fantasy XIII được cấu trúc phù hợp với lối chơi theo lượt còn Mass Effect 2 đi theo hướng thời gian thực (real time). Hệ quả là, Final Fantasy XIII nghiêng về yếu tố chiến thuật và Mass Effect 2 tăng cường chất hành động.
Mass Effect 2 cũng sở hữu hệ thống phát triển nhân vật đồ sộ, hàng loạt vũ khí, nâng cấp khác nhau. Game buộc người chơi đối mặt với nhiều vấn đề khó khăn như phân biệt sắc tộc, ma tuý, phản bội...
Vì những lý do đó, Final Fantasy XII được phân loại "Teen" (13 ) với các chú ý về bạo lực, ngôn ngữ và chủ đề gợi ý. Trong khi đó, Mass Effect 2 bị dán nhãn "Mature" (18 ) - tương tự như người anh em Dragon Age: Origin vì có liên quan tới bạo lực, máu, ma tuý, tình dục và ngôn ngữ mạnh. Đây sẽ là một trở ngại khi gặp phải những bậc phụ huynh kỹ tính.
Những điều chưa nói về Final Fantasy XIII Trong thời gian gần đây, sau khi đã chuẩn bị ổn thỏa các công việc cần thiết cho đợt phát hành của Final Fantasy XIII trên thế giới, nhà sản xuất mới bắt đầu có thời gian để giải đáp những thắc mắc của game thủ. Trong đó, rất nhiều vấn đề gây tranh cãi của tựa game này đã được đại diện...