Nhìn lại 3 chiến thắng vang dội của danh tướng Napoleon
Napoleon Bonaparte đã chứng minh tài năng quân sự xuất sắc của mình qua những chiến thắng ở Austerlitz, Jena-Auerstedt và Friedland.
Quân Pháp trước trận Austerlitz. Ảnh: War History.
Napoleon Bonaparte được đánh giá là nhà chỉ huy quân sự lỗi lạc nhất trong lịch sử Pháp. Suốt sự nghiệp cầm quân của mình, Napoleon đã giành chiến thắng 52 trên tổng số 60 trận đánh ông tham gia, trong đó có những chiến thắng vang dội và để lại dấu ấn không nhỏ trong lịch sử, theo War History.
Trận Austerlitz (1805)
Khi Chiến tranh Liên minh Thứ ba nổ ra năm 1805, Napoleon đã trở thành hoàng đế Pháp và vua của Itally. Ông hiểu rằng phải chinh phạt Áo, Nga và Phổ trước khi họ cùng bắt tay nhau chống lại Pháp.
Tháng 4.1805, Anh, Nga, Áo, Phổ và Thụy Điển quyết định ký hiệp ước St. Petersburg để lập liên minh đối phó Pháp. Sau khi đánh bại quân đội Áo ở Ulm và chiếm Vienna, Napoleon nhanh chóng tung đòn nghi binh với Nga và Áo. Ông vờ đề xuất đàm phán hòa bình, khiến các đồng minh của Anh tin rằng quân đội Pháp đã suy yếu và coi đó là thời điểm tấn công.
Ngày 2.12.1805, trận Austerlitz nổ ra. Quân đội Pháp bị liên quân Nga – Áo áp đảo về số lượng, khiến Napoleon quyết định điều 18.000 lính từ Quân đoàn Avout số 3 của nguyên soái Louis-Nicholas đến chi viện.
Sự nóng vội của các hoàng đế Nga, Áo đã lấn át ý kiến chuyên môn của tướng Mikhail Kutuzov, tổng chỉ huy liên quân, khiến họ rơi vào bẫy do Napoleon giăng ra. Tin rằng sườn phải là điểm yếu nhất của quân Pháp, liên quân Nga – Áo tấn công vào vị trí này đúng như dự tính của Napoleon, dù sườn bên phải là một trong các vị trí mạnh nhất của quân Pháp nhờ lực lượng chi viện.
Lực lượng trung tâm của Napoleon chiếm cao nguyên Pratzen, sau đó bao vây liên quân Nga – Áo. Lúc này, sườn trái quân Pháp đã đẩy lùi một số cuộc tấn công của Nga, buộc đối phương rút lui.
Do bị cắt đứt tuyến chi viện, liên quân Nga – Áo phải đầu hàng. Một số tàn quân cố gắng chạy thoát thân qua hồ băng Satschan nhưng bị pháo binh Pháp bắn chặn đường rút. Phần lớn số lính này chết đuối sau khi lớp băng trên mặt hồ bị vỡ vụn.
Video đang HOT
Trận Jena-Auerstedt (1806)
Khi Cuộc chiến tranh Liên minh lần thứ 4 nổ ra, Napoleon tiến đánh quân Phổ do Frederick Louis chỉ huy vào ngày 14.10.1806. Trận Jena-Auerstedt diễn ra ở hai địa điểm khác nhau trong cùng một ngày, tất cả đều kết thúc với chiến thắng mang tính quyết định cho quân Pháp.
Quân Pháp tấn công đối phương tại trận Jena. Ảnh: War History.
Đầu trận đánh, nguyên soái Michel Ney, một trong những chỉ huy dưới quyền Napoleon, quyết định đơn phương tấn công quân Phổ. Dù giành được thắng lợi bước đầu, Ney và binh sĩ nhanh chóng bị đối phương bao vây. Napoleon phải điều sư đoàn của tướng Jean Lannes đến chi viện, giải vây cho lực lượng này.
Sau khi giải nguy cho quân của tướng Ney, Napoleon phát động tấn công vào phòng tuyến đối phương khi quân Phổ đang chờ viện binh từ Weimer, gần thành phố Leipzig ngày nay. Khi viện binh đến nơi, quân chủ lực của Phổ đã bị đánh tan tác, trong khi số nhỏ tàn quân bị kỵ binh Pháp truy kích.
Quân Phổ chỉ có thể cầm chân quân Pháp trong thời gian ngắn ở thị trấn Kapellendorf trước khi bị đối phương đè bẹp. Một sư đoàn Pháp dưới quyền chỉ huy của nguyên soái Louis D’Avout cũng phong tỏa đối phương để hỗ trợ cho quân chủ lực.
Sư đoàn của D’Avout giao tranh với quân Phổ và giành chiến thắng quyết định ở Auerstedt. Hai trận đánh này đã giúp Pháp giành ưu thế, tiến tới cai trị lãnh thổ của Phổ.
Trận Friedland (1807)
Trận đánh tại Friedland vào ngày 14.6.1807 là một trong những cuộc đụng độ lớn nhất trong Chiến tranh Napoleon, diễn ra giữa quân Pháp do Napoleon trực tiếp chỉ huy với quân đội đế quốc Nga do bá tước von Bennigsen dẫn đầu.
Napoleon quyết định chặn đánh quân Nga tại Friedland, sau khi dự đoán đối phương sẽ băng qua sông Alle để tới khu vực này. Sau khi để phía Nga tin rằng 60.000 binh sĩ của họ đang áp đảo quân Pháp, Napoleon ra lệnh cho tướng Jean Lannes chỉ huy một lực lượng nhỏ truy kích quân đội Nga đang rút lui.
Napoleon (cưỡi ngựa trắng) sau trận Friedland. Ảnh: War History.
Sáng 13.6.1807, lực lượng của tướng Lannes chiếm Friedland. Khi quân Nga đến đây, họ đẩy quân Pháp dạt ra các ngôi làng xung quanh. Do không biết toan tính của Napoleon, quân Nga chỉ tập trung tấn công nhóm quân nhỏ của tướng Lannes mà không biết đến sự hiện diện của quân chủ lực Pháp. Khi Lannes thấy đối phương đã mắc câu, ông thông báo cho Napoleon.
Ngày 14.6, phần lớn quân Nga đã băng qua sông Alle. Khi họ đang mải mê tấn công quân Pháp ở Friedland, quân chủ lực do Napoleon chỉ huy đập tan cuộc tấn công của Nga vào làng Heinrichsdorf, Posthenen và Sortlak.
Quân Pháp sau đó nã pháo vào Friedland và giành chiến thắng tại đây, trong khi số quân Nga còn lại rút lui. Trận đánh đã chấm dứt Chiến tranh Liên minh lần thứ 4 với phần thắng nghiêng về Pháp.
Theo Duy Sơn (VnExpress)
Quan ngại vì em dâu lười chảy thây, chẳng ngờ tôi bị chồng mắng té tát
Trong nhà tốt hơn hết đừng bao giờ có hai nàng dâu. Đấy là tôi đúc rút từ kinh nghiệm xương máu của bản thân mà ra.
Nhà tôi hiện tại đang tronh cảnh tượng đó, tất nhiên sẽ có người nói tôi xấu tính hay này nọ, nhưng quả thật tôi không thể chịu đựng được, tức đến sắp phát điên lên rồi!
Chẳng là vợ chồng tôi kết hôn đã được ba năm, đó cũng là quãng thời gian tôi về làm dâu nhà chồng. Từ ngày về làm dâu, tôi cũng tỏ ra là đứa biết điều khi cun cút làm việc nhà từ a-z, chẳng bao giờ dám mở lời than vãn việc nặng nhẹ gì với mẹ chồng. Thậm chí đến ngày sinh nở, tôi cũng không dám nhờ mẹ chồng nấu cơm cữ cho ăn mà chỉ nhờ chồng thôi.
Thế mà từ khi cô em dâu - vợ của em trai chồng về làm dâu nhà tôi thì mọi sự đảo ngược. À không, ý tôi là phản ứng của gia đình chồng đối với tôi, chứ còn công việc nhà thì hầu như vẫn thế, vẫn là do một tay tôi gồng gánh tất cả.
Em dâu mới về lười đến nỗi sáng chẳng buồn dậy quét sân quét sướng gì, nước không buồn nấu cho bố chồng tôi uống chè. Ừ thì thôi coi như cô ấy lạ nhà lạ việc, nhưng ngay như cái quần cái áo trút ra cũng không biết đường giặt, lại tới tay tôi phải phơi từng cái quần áo lót cho cô ấy nữa.
Cũng có khi tôi ý kiến với em dâu, nhưng cô ấy lại giở cái giọng thảo mai phát sợ lên nói với tôi: "Em xin lỗi, em chưa biết việc nên chị thông cảm. Sau em sẽ làm chị nhé!" Để rồi cái sau của cô ấy chẳng biết là đến khi nào, và lại thêm lần nữa, tôi cân tất mọi việc từ a-z mà chẳng ai thấy có vấn đề gì.
Một lần, nhà tôi có cỗ, cô em dâu tôi là dâu mới nên cũng trở thành tâm điểm sự chú ý từ phía họ hàng. Chẳng hiểu cô ấy lấy đâu ra cái sự dũng cảm để mà "lẩn" việc như thế, cứ hồn nhiên lên nhà ngồi nói chuyện với bậc cha chú, cô bác, để mặc mấy chị em dâu chúng tôi ở dưới xó bếp tối mặt tối mũi. Lúc tôi đảo lên nhà trên xem cô ấy bận những gì, hóa ra là ngồi một góc ôm laptop.
Tới bữa cơm, vì quá bực mình nên tôi mới có câu ra câu vào cạnh khóe sự chây ì nhác việc của cô em dâu. Nào ngờ từ bố mẹ chồng cho đến cô dì chú bác đều nói đỡ cho cô ấy, cho rằng chuyện làm cỗ cũng chẳng có gì to tát, không cần quá đông người chui rúc trong bếp cho chật chội và nóng bức.
Tôi hậm hực, ôm một cục tức không thể nuốt trôi. Dựa vào đâu mà cô ấy có thể ngồi chơi thảnh thơi còn tôi phải chui vào xó bếp? Cô ấy là con dâu nhà này, chẳng lẽ tôi thì là osin để mặc sức bị hành xác như thế hay sao?
Đến tối, tôi nói ra hết những bực dọc của mình với chồng, mong được nghe từ anh vài lời an ủi hay chí ít cũng là câu nói công bằng cho vợ. Nào ngờ anh lại tiếp tục mắng thẳng mặt tôi như hát hay:
"Anh nói cho em biết, hôm nay em làm anh xấu mặt giữa bao nhiêu người còn chưa đủ hay sao? Em xấu tính nó vừa vừa chứ. Thím ấy có việc bận thì không làm được, em làm đỡ đã sao mà kêu nhặng cả lên? Thím ấy cũng có ngồi chơi không đâu, là làm việc đó. Công việc đặc thù của thím ấy phải cập nhật tin tức báo đài, phải trực kể cả ngày nghỉ. Việc của em chỉ làm hành chính, nhàn hạ hơn thì phải đỡ đần chứ. Trong cùng một nhà, anh cấm em có cái thái độ tị nạnh như thế!"
Lúc này thì tôi đã quá chán rồi, chẳng biết mình làm sai ở đâu mà bị tất cả mọi người đối xử không công bằng. Ai ở ngoài nói giúp tôi một câu, là tôi sai ở đâu với?
Theo Afamily
Nếu chỉ có 24h ở Istanbul, bạn sẽ làm gì? Napoleon Bonaparte (vị hoàng đế đầu tiên của nước Pháp) từng nói: "Nếu thế giới này là một đất nước, Istanbul sẽ là thủ đô". Còn với chúng tôi, Istanbul giống như một ly signature cocktail được pha trộn từ nhiều mùi vị mà chỉ những bartender sành điệu người bản địa mới biết cách phối hợp nguyên liệu sao cho vừa vặn...