Nhìn lại 27 tháng Nga xây cầu dài nhất châu Âu nối liền Crimea
Đoạn video mới được công bố gần đây đã ghi lại toàn bộ quá trình Nga hoàn thiện dự án xây cầu dài 19km nối đất liền Nga với bán đảo Crimea trong hơn 2 năm qua.
Cầu nối đất liền Nga và Crimea nhìn từ trên cao (Ảnh: Sputnik)
Cây cầu thế kỷ nối đất liền Nga với bán đảo Crimea chính thức được thông xe hôm 16/5 sau lễ khánh thành với sự tham dự của Tổng thống Vladimir Putin. Nga đã công bố đoạn video dài 3 phút ghi lại toàn bộ quy trình xây dựng kéo dài suốt 27 tháng với sự góp sức của hàng nghìn nhân sự.
Dự án xây dựng cây cầu nối vùng Krasnodar của Nga với bán đảo Crimea đi qua eo biển Kerch bắt đầu khởi công từ tháng 2/2016 với kinh phí xây dựng khoảng 223 tỷ rúp (3,6 tỷ USD). Cầu có chiều dài 19km và đây được cho là cây cầu dài nhất châu Âu.
Ngoài 4 làn đường bộ, cầu còn được thiết kế một tuyến dành riêng cho đường sắt. Theo dự tính ban đầu, cầu nối Nga và Crimea sẽ cho phép thông xe vào cuối năm 2018, song quá trình thi công thực tế đã được rút ngắn xuống nửa năm. Tuyến đường bộ trên cầu đã hoàn thiện, trong khi tuyến đường sắt vẫn đang được thi công và sẽ đi vào hoạt động từ năm 2019.
Cây cầu được xem là công trình biểu tượng cho quá trình thống nhất Nga với Crimea, đồng thời gửi thông điệp tới phương Tây về quyết tâm sáp nhập Crimea của Nga. Truyền thông Nga ca ngợi cây cầu nối Crimea là “công trình thế kỷ”.
Thành Đạt
Theo Dantri
"Cầu Putin" mang khát vọng thống nhất Nga - Crimea
Cây cầu dài 19km nối liền bán đảo Crimea với đất liền Nga được xem là biểu tượng cho sự "tái thống nhất" và được nhiều người dân gọi bằng tên đặc biệt là "Cầu Putin".
Video đang HOT
Sau khi được Nga sáp nhập từ tháng 3/2014, bán đảo Crimea lâm vào hoàn cảnh khó khăn. Các hệ thống đường cao tốc, tàu hỏa, nguồn nước, điện và khí đốt đều phụ thuộc và Ukraine, trong khi phương Tây cũng áp đặt các biện pháp cấm vận trừng phạt. Khi đó, dự án xây cầu nối đất liền Nga và Crimea đã được Tổng thống Vladimir Putin phê duyệt để giúp Crimea phát triển. (Ảnh: Most.life)
Dự án xây dựng cây cầu nối vùng Krasnodar của Nga với bán đảo Crimea đi qua eo biển Kerch bắt đầu khởi công từ tháng 2/2016 với kinh phí xây dựng khoảng 223 tỷ rúp (3,6 tỷ USD). Chiều dài cầu là 19km và đây được cho là cây cầu dài nhất châu Âu. (Ảnh: Most.life)
Tới tháng 7/2017, các nhịp cầu dành cho phương tiện đường bộ và khách bộ hành đã được lắp đặt. Ngoài 4 làn đường bộ, cầu còn được thiết kế một tuyến dành riêng cho đường sắt. Theo dự tính ban đầu, cầu sẽ cho phép thông xe vào cuối năm 2018, song quá trình thi công thực tế đã được rút ngắn xuống nửa năm. (Ảnh: Most.life)
Trước khi cây cầu được hoàn thành, phương tiện di chuyển giữa đất liền Nga với bán đảo Crimea là phà hoặc máy bay, song các phương tiện này cũng gặp khó khăn trong điều kiện thời tiết không ổn định khiến thời gian đi lại kéo dài hơn. Trong ảnh: Công nhân sơn cầu nối Nga - Crimea. (Ảnh: Most.life)
Ước tính toàn bộ số sắt thép được sử dụng để xây cầu đủ để dựng 32 tòa tháp Eiffel ở Pháp. Trong ảnh: Quá trình thi công hai vòm cầu, một bên dành cho đường bộ, một bên dành cho đường sắt, với khoảng cách so với mặt nước là 35m. (Ảnh: Most.life)
Quá trình xây cầu do công ty xây dựng của doanh nhân Arkady Rotenberg phụ trách và đã vấp phải sự phản đối của nhiều nước, trong đó có Ukraine. Bộ Tài chính Mỹ đã áp lệnh trừng phạt với các cá nhân và công ty Nga tham gia vào dự án xây cầu. (Ảnh: Most.life)
Ngày 15/5, Nga đã khánh thành cầu và chính thức thông xe tuyến đường bộ từ ngày 16/5. Trong khi đó tuyến đường sắt trên cầu vẫn đang được hoàn thiện và sẽ đi vào hoạt động từ năm 2019. (Ảnh: Most.life)
Cây cầu nối đất liền Nga với bán đảo Crimea gắn liền với vai trò của Tổng thống Putin. Ông Putin cũng nhiều lần hối thúc các đơn vị thi công đẩy nhanh tiến độ để sớm hoàn thiện công trình này. Nhiều người dân đã đặt tên cho cây cầu là "Cầu Putin". (Ảnh: Most.life)
Cận cảnh 4 làn đường dành cho các phương tiện đường bộ trên cầu. Dù cầu đã được đưa vào sử dụng song các xe tải cỡ lớn phải chờ một thời gian nữa mới được phép lưu thông để chờ các đánh giá bổ sung về chất lượng công trình. (Ảnh: TASS)
Nhà thầu đã thiết kế một đoạn cầu vượt dẫn lên cầu dành cho các tài xế và tốc độ giới hạn trên cầu tạm thời được quy định ở mức 90km/giờ. (Ảnh: TASS)
Hàng trăm bài kiểm tra đã được tiến hành để đánh giá cấu trúc cầu cũng như chất lượng đường. Hệ thống hàng rào và đèn đã được lắp đặt dọc chiều dài cầu để đảm bảo an toàn cho các tài xế ngay cả khi di chuyển vào ban đêm hoặc trong điều kiện thời tiết xấu. (Ảnh: TASS)
Ước tính sẽ có khoảng 40.000 ô tô di chuyển qua cầu mỗi ngày và 14 triệu khách cùng 13 triệu tấn hàng hóa được vận chuyển qua cầu mỗi năm. Nga hy vọng sẽ đưa thêm nhiều khách du lịch tới Crimea, đồng thời giảm giá lương thực tại bán đảo này sau khi cầu được đưa vào sử dụng. (Ảnh: TASS)
Điện Kremlin thông báo các công nhân đã hoàn thành dự án xây cầu nối với Crimea trong thời gian kỷ lục. Tổng thống Putin cũng tới dự lễ khánh thành cầu và lái xe thông cầu. (Ảnh: TASS)
Cây cầu được xem là công trình biểu tượng cho quá trình thống nhất Nga với Crimea, đồng thời gửi thông điệp tới phương Tây về quyết tâm sáp nhập Crimea của Nga. (Ảnh: TASS)
Thành Đạt
Tổng hợp
Theo Dantri
Báo phương Tây chỉ trích Tổng thống Putin không thắt dây an toàn khi lái xe Một số trang báo của phương Tây đã lên tiếng chỉ trích việc Tổng thống Nga Vladimir Putin không thắt dây an toàn khi xe tải trong lễ khánh thành cây cầu nối đất liền Nga với Crimea hôm 15/5. Báo chí phương Tây cho rằng Tổng thống Putin đã không thắt dây an toàn khi lái xe (Ảnh: BI) Tổng thống Vladimir...