Nhìn lại 2 vụ bạo hành trẻ em chấn động gần đây, Chánh văn Hoàng Anh Tú: Bố mẹ ly hôn, đừng bắt con mồ côi
Nhà văn Hoàng Anh Tú đưa lời khuyên bố mẹ li dị nhưng đừng để hậu quả về sau kéo dài đến con cái, ảnh hưởng tiêu cực đến tương lai một đứa trẻ.
Liên tiếp những vụ bạo hành trẻ em dã man xảy ra trong thời gian gần đây khiến những người theo dõi, đặc biệt những người đã làm cha, làm mẹ, cảm thấy không thể kìm lòng trước những kẻ thù ác “đội lốt người”. Kinh khủng hơn là những người mang danh người thân cận nhất với những đứa trẻ trong những vụ bạo hành lại trực tiếp bao che, giấu giếm tội ác.
Thật không thể tưởng tượng được những vết thương không bao giờ lành của những đứa trẻ vô tội. Chỉ vì chúng là con riêng của người tình mà bị hành hạ đến bầm dập, thậm chí mất mạng. Chia sẻ với Dân Việt, nhà văn Hoàng Anh Tú nhấn mạnh, mọi đứa trẻ đều muốn một gia đình.
Anh chia sẻ: “Trước nhất, ly dị là cuộc chia tay của 2 người lớn chứ không phải và không thể là con mất cha hay con không còn mẹ. Người cha ấy vẫn cứ là người cha dù anh ta không còn là chồng của bạn. Người mẹ ấy vẫn cứ là người mẹ dù cô ấy không còn là vợ của bạn. Gia đình cũ dù không còn nguyên vẹn thì đứa trẻ ấy nhất định phải còn cha, còn mẹ. Tuyệt đối đừng để con thành kẻ “có cha có mẹ mà vẫn mồ côi”. Nếu bạn yêu con đủ, bạn sẽ phải giữ cha cho bé, giữ mẹ cho bé. Đừng bắt con mồ côi cha, mồ côi mẹ.
Tôi biết và chứng kiến nhiều cuộc ly hôn không êm đẹp. Người cha bất mãn người mẹ mà nhồi nhét vào đầu con về người mẹ không ra gì. Người mẹ căm hận người cha mà luôn muốn xóa sạch hình ảnh người cha trong tâm tưởng đứa trẻ[...] Nhưng bạn có tin không, có thứ gọi là sợi dây tâm linh tương thông giữa con cái với cha mẹ. Dẫu cha nó tệ hại đến đâu, mẹ nó táng tận lương tâm thế nào, trong sâu thẳm trái tim đứa trẻ, cha vẫn là cha, mẹ vẫn là mẹ. Nó thật khó lý giải bằng khoa học dù nó là gen, nó là di truyền.
Nhiều đứa trẻ ngày bé đã có tâm lý cực đoan, lớn lên đều có nguy cơ trở thành kẻ gây hại cho xã hội. Nhiều kết quả nghiên cứu về những kẻ máu lạnh đều bắt đầu từ một tuổi thơ cực đoan như vậy. Bạn đâu muốn con mình cay nghiệt, hằn học với người đã sinh ra nó chỉ để bản thân hả hê đúng không?”
Nhà văn Hoàng Anh Tú đưa lời khuyên bố mẹ li dị nhưng đừng để hậu quả về sau kéo dài đến con cái, ảnh hưởng tiêu cực đến tương lai một đứa trẻ. Con trẻ tất nhiên hiểu được nỗi đau của sự chia lìa nhưng chúng không biết cách bày tỏ mà thôi. Và nếu bố mẹ có đi thêm bước nữa thì hãy san sẻ cả hạnh phúc ấy cho những đứa trẻ.
Tuy nhiên, những bố mẹ quyết định tái hôn hãy lưu ý 2 điều:
- Đừng kỳ vọng người kia yêu con bạn như bạn yêu con mình. Không ai yêu con bạn hơn được bạn. Hãy chỉ cần anh ta (cô ta) là một người tử tế.
Video đang HOT
- Trong giao tiếp ứng xử sau khi về sống chung, anh ta (cô ta) sẽ biết bảo vệ con bạn như bảo vệ những đứa trẻ.
Chỉ có sự chân thành mới kết nối sự chân thành, chỉ có trái tim mới gần lại được với trái tim, quà cáp hay những lời nói ngon ngọt không phải thứ làm nên cách đối xử tử tế với con trẻ. Nhà văn Hoàng Anh Tú bày tỏ:
“Tôi vẫn nghĩ rằng thứ chúng ta mang đến cho con không phải người bố mới, người mẹ mới mà chỉ đơn giản thôi, là một người thân mới cho con mình. Trong suốt quá trình tiếp xúc, sống chung, sẽ xảy ra nhiều mâu thuẫn. Đến con ruột của mình mà đôi khi chúng ta còn điên tiết với con thì mong gì người dưng sẽ kiên nhẫn được với con. Nhưng nói thế không có nghĩa là cho phép người kia thay cha, thay mẹ để đánh con mình, dạy con mình những bài học làm người.
Tôi không mong các mẹ, các bố cho phép ai khác giáo dục con mình bằng roi vọt. Cho dẫu đó là ông bà nội ngoại, cha mẹ ruột của chúng ta hay thầy cô giáo. Roi vọt không giúp đứa trẻ thành người. Và cả bạn cũng vậy khi đối xử với con riêng của chồng, của vợ. Đừng nhân danh yêu thương. Hãy trả lại quyền dạy con cho cha mẹ ruột của chúng.
Bạn hãy là người trợ giúp cho đứa trẻ. Đừng cố biến mình thành cha ruột hay mẹ ruột con riêng của chồng, của vợ. Nếu có điều đó, hãy để đứa trẻ tự nhận ra, cho phép bạn và muốn ở bạn. Hãy tin vào thời gian của sự chân thành. Bảo vệ con bạn dù bạn yêu anh ta (cô ta) đến đâu. Vì con bạn thuộc về bạn, là cuộc đời của bạn, là tài sản vô giá của bạn. Bảo vệ con không phải bằng việc ôm chặt lấy con, lắp đặt camera quanh phòng, hằm hè hăm dọa bạn đời mới của bạn. Mà bằng việc cùng con tạo ra những lớp phòng vệ bằng kỹ năng.”
Từ "cậu bé Syria ngủ bên bờ biển" đến cô bé 8 tuổi mỉm cười "tha thứ cho thế giới": Người lớn ơi, cần bao nhiêu đứa trẻ nữa để thức tỉnh lương tri?
Một cậu bé nằm như say ngủ trên bờ biển, 1 cô bé như trong 1 buổi tiệc sinh nhật bình yên... nhưng đằng sau hình ảnh đó là những sự thật chấn động về tội ác của người lớn.
Chúng ta đến với cuộc đời này không quá dài, người ta bảo nhìn lại chỉ như 1 cuộc dạo chơi, nhưng sao những toan tính lại nhiều đến thế?
Người lớn thi nhau tranh đấu thiệt hơn như thể có đến mấy cuộc đời để sống.
Con trẻ thì không, bởi chúng chỉ cần niềm vui của ngày hôm nay.
Thế nhưng, người lớn lại không phải là kẻ trả giá, những đứa trẻ vô tội lại là người làm thay việc đó dù chúng có cả cuộc đời ở phía trước chưa thực sự bắt đầu...
Những ngày cuối năm nhiều tang tóc, đau thương, người ta muốn tiễn năm cũ bằng những hy vọng tươi sáng, nhưng vụ việc bé gái 8 tuổi bị bạo hành đến chết làm cả nước rúng động vì đau xót và phẫn nộ.
Trẻ con phải trả giá cho sai lầm của người lớn bằng cả mạng sống?
Em bé còn cả cuộc đời rộng mở bất ngờ bị cướp mất mạng sống vì sự vô tình bởi bàn tay "người thương của bố". Ông bố và người tình đồng lòng ủng hộ phương pháp dạy dỗ trẻ bằng bạo lực. Và cuối cùng đứa trẻ chết tức tưởi đau đớn với nhiều uẩn khúc.
Ngập tràn trên mạng là lễ tưởng niệm của "người dưng" tiễn đưa em với nụ cười thiên thần với nến và hoa. Không phải là bữa tiệc sinh nhật vui vẻ mà là 1 cuộc tiễn đưa nghẹn ngào cho 1 thiên thần nhỏ.
Người ta nhớ lại 6 năm trước, hình ảnh cậu bé Syria 3 tuổi bé bỏng với chiếc áo phông đỏ nằm sấp trên bãi biển như đang say ngủ, nhưng thực ra em linh hồn em đã được các thiên thần đón đi. Sự việc xảy ra tại vùng biên giới châu Âu với hành trình chạy trốn khỏi quê hương, chạy trốn khỏi chiến tranh đi tìm 1 vùng đất mới nhưng... bất thành.
Chiếc thuyền quá tải đã chìm khi đang trên đường thoát khỏi Syria, kéo chìm luôn tính mạng của 5 đứa trẻ. Hình ảnh cậu bé Alan 3 tuổi nằm như đang ngủ gây chấn động toàn thế giới, nhưng lại chứa đựng hiện thực nghiệt ngã của những toan tính và sự tham lam vô tận của người lớn.
Cuối cùng, những đứa trẻ không được tự chọn sinh ra, cũng không được tự chọn chết đi, người lớn vần chúng như trò chơi, tạo ra chúng ra và hủy diệt chúng như 1 trò đùa.
Một hình ảnh trong nước và 1 hình ảnh có tính toàn cầu của 2 thiên thần nhỏ đã tố cáo sự tàn nhẫn của những toan tính từ sự tham lam và thiếu hiểu biết hay cả dã tâm của người lớn. Chiến tranh và bạo hành, 2 từ khóa gây những cái chết ám ảnh cho trẻ nhỏ vô tội.
Đó là điều không cũ, nó vốn đã được nhắc tới cảnh báo nhiều trước đó bằng lý thuyết và cả bằng thực tế trần trụi. Nhưng phải đến khi tận mắt nhìn thấy những hình ảnh thấu đến tâm can nhói buốt cõi lòng như thế, người ta mới có cái nhìn lại, mới cảnh tỉnh nhau và cho rằng bắt những đứa trẻ "đền tội" cho người lớn là 1 sự phi lý tận cùng.
Người lớn có tham vọng giàu hơn, mua nhà đẹp, xe sang hơn, con cái ngoan hơn... nhưng trẻ con chỉ có duy nhất 1 ước muốn đó là ĐƯỢC VUI
Không phải đợi đến vụ bé gái 8 tuổi tử vong vì bạo hành người ta mới thức tỉnh về sự tàn nhẫn của người lớn, của những toan tính về lợi ích kinh tế, vì những hèn mọn của ham muốn, về sự sân si cho rằng 1 đứa trẻ phải hiểu chuyện như mình.
Những đứa trẻ bị bạo hành đến chết vì người lớn cáu giận, vì cho mình cái quyền được dạy dỗ trẻ bằng đòn roi hay bất cứ thứ gì vớ được và hét lên rằng chúng là đồ ngu ngốc, hư đốn hoặc khó bảo.
Chuyên gia tâm lý trẻ em Alicia Vũ nói về "sự hèn nhát" của người lớn, thậm chí là của những người làm cha, làm mẹ: "Chúng ta không đánh sếp, không đánh đồng nghiệp, không đánh hàng xóm nếu chúng ta tức giận hay nếu họ trái ý ta. Chúng ta đánh con, trút giận lên chúng vì chúng ta biết đó là đối tượng không có khả năng tự vệ, cũng không có khả năng rời bỏ mối quan hệ này".
Trẻ em luôn cần được bảo vệ, được chăm sóc điều đó ai cũng biết. Nhưng chính họ lại trực tiếp hoặc gián tiếp hại những đứa trẻ, đau lòng thay có khi thủ phạm lại chính là cha mẹ chúng.
Khi chuyện bé gái 8 tuổi ở TP.HCM thiệt mạng vì bị bạo hành, có lẽ nhiều cha mẹ mới tự hỏi: "Mình đã từng đánh con chưa?", "Mình đã có khi nào lồng lộn lên như 1 con thú khi những đứa trẻ làm những việc không như ý?", "Đã khi nào mình làm tổn thương con bằng những lời lẽ xúc phạm chưa?"...
Tại sao chúng ta trong hành trình trở thành những ông bố, bà mẹ thấu hiểu vẫn nhiều lúc "say máu" sân si với trẻ nhỏ để muốn điều hành chúng trở thành những em bé ngoan ngoãn như mình mong muốn và dùng hạ sách là nhục mạ, xuống tay với 1 đứa nhỏ?
Người lớn có tham vọng giàu hơn, quyền lực hơn, mua nhà, mua xe đẹp hơn, con cái ngoan hơn, bản thân mình hơn người khác... nhưng trẻ con chỉ có duy nhất 1 ước muốn đó là được vui. Trong hành trình ấy có người đã sẵn sàng đạp lên những đứa trẻ để tìm cách thỏa mãn những "thú vui lớn lao" của mình hoặc "dạy dỗ" chúng thành con người mình muốn, bất chấp việc chúng chỉ là 1 đứa trẻ.
Yêu không phải là cho roi cho vọt, yêu cũng không phải là nắn chỉnh 1 đứa trẻ theo cách người lớn muốn bằng mọi giá. Yêu càng không phải là đạt được mục đích kinh tế bằng việc bất chấp dẫm đạp lên những đứa trẻ.
Hai hình ảnh trong nước và thế giới của những em bé mà người ta gọi mỹ miều là bay lên thiên đàng, nhưng sự thực là những cái chết tức tưởi đau lòng.
Và chúng ta sẽ cần đến bao nhiêu lời cảnh báo đau thương như vậy nữa để lương tri người lớn thức tỉnh?
Bé gái 8 tuổi bị "dì ghẻ" bạo hành bị gãy khung xương sườn, tụ máu dưới da trán, phù não Những thương tích của bé gái khiến nhiều người không khỏi xót xa khi nghe thấy. Theo thông tin được đăng tải trước đó, kết quả sơ bộ khi giải phẫu, khám nghiệm tử thi, cơ quan chức năng xác định V.A. - bé gái 8 tuổi trong vụ bị "dì ghẻ" bạo hành đã tử vong do phù phổi cấp; cơ thể...